Cà Phê...Vịt

Buồn vài phút xin ghé thăm đây; muốn tán gẫu ghé đây... Chia sẻ tâm tư vô đây.... Không biết nói gì làm gì vô đây!!! Bài viết sẽ giữ lại trong 7 ngày và quá hạn sẽ đi vào thiên cổ của không gian Cyber!!!

Moderator: khieulong

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

NGUYỄN NGỌC NGẠN: ngoài đời và trên video

I - Nguyễn Ngọc Ngạn ngoài đời...

Nguyễn Ngọc Ngạn là một người nổi tiếng, trong lãnh vực văn chương cũng như trong vai trò MC. Điều đó ai cũng biết. Sự nổi tiếng của anh đưa tới lòng yêu thích nơi nhiều người và ngược lại cũng không tránh được tình trạng trái ngược hoặc có khi là sự dửng dưng. Một người được coi là “người của đám đông” chắc chắn không sao tránh khỏi những dị biệt nơi vấn đề tình cảm ở phiá độc giả hoặc khán thính giả dành cho mình. Ái mộ anh hoặc không là một chuyện khác, tưởng chẳng nên đề cập tới.

Nhưng dù thế nào, không ai phủ nhận được những đóng góp của anh trong giới chữ nghĩa.. Và nhất là từ 12 năm qua, anh đã trở thành một người điều khiển chương trình – thường được gọi là MC – vững vàng với một con đường đi riêng biệt.

Tuy nhiên, cuộc sống ngoài đời của anh cùng những sinh hoạt của anh, đặc biệt trong những sinh hoạt trình diễn có những điều ít hoặc chưa được biết tới. Có lẽ đây là thời điểm để có được một số khám phá về Nguyễn Ngọc Ngạn, do chính anh kể...

“Tôi không có e-mail, không có computer và là người nghệ sĩ duy nhất trên thế gian này không có Cell phone. Tôi không biết computer là gì. Người ta cứ bảo tôi là e-mail, tôi không hiểu e-mail là gì . Người ta hỏi ông có vào internet không? Tôi bảo không biết internet là cái gì mà vào”.

Lời Nguyễn Ngọc Ngạn vừa nói hẳn cũng đáng được coi như một khám phá thú vị về một người được coi như ở trong thành phần những nghệ sĩ nổi tiếng nhất, không những ở hải ngoại mà còn ở cả trong nước.

Việc không sử dụng những phương tiện hiện đại trong một xã hội văn minh, tân tiến của Nguyễn Ngọc Ngạn cũng đã khiến cho ban giám đốc trung tâm anh hợp tác từ 12 năm nay là Thúy Nga lưu ý, khi có việc cần liên lạc gấp.. Tuy nhiên, Nguyễn Ngọc Ngạn có một lý do xác đáng cho việc không dùng điện thoại di động chẳng hạn:“Thủy với ông Lai bảo tôi là làm việc hàng ngày mà sao không có e-mail, không có Cell phone. Tôi trả lời là thứ nhất tôi không ra khỏi nhà, tôi xài cell phone làm chi?”

Như vậy, những khán thính giả của Nguyễn Ngọc Ngạn còn có được thêm một khám phá về một con người mà họ cho rằng rất bận rộn trong việc giao tế và có những tiếp xúc rất rộng rãi.. Nhưng thật ra con người đó sống một cách gần như biệt lập cùng vợ và một con trai trong một ngôi nhà khang trang tại thành phố Toronto , là nơi chỉ tiếp đón những bạn bè thân.

Ngoài những chuyến lưu diễn cho các “live shows” hoặc thu hình cho trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn chỉ dành thì giờ cho việc đọc sách, viết sách hoặc coi phim: “Nhất là phim thì tôi phải coi thường xuyên, gần như ngày nào cũng phải coi những shows Mỹ để có thể học hỏi ở đó rất nhiều“.

Chính nhờ sự học hỏi và tìm tòi đó, Nguyễn Ngọc Ngạn đã có thêm được nhiều kinh nghiệm để bổ sung cho hai nghề nghiệp chính của anh từ nhiều năm qua là viết văn và điều khiển chương trình.. Nghề sau này càng ngày càng tỏ ra lấn lướt nghề trước là nghề anh bắt đầu theo đuổi từ năm 1979...

Nguyễn Ngọc Ngạn sinh ngày 9 tháng 3 năm 1946 tại Sơn Tây và là người con thứ ba trong một gia đình có 6 người con, 5 trai và một gái. Năm lên 8, anh theo gia đình xuống Hà Nội, sau đó ra Hải Phòng để theo “tầu há mồm” di cư vào Nam năm 1954. Những năm đầu tiên, gia đình anh cư ngụ trong một xóm Công Giáo gần Củ Chi.

Nhờ có một trí nhớ tốt cùng với một đầu óc quan sát tinh tế từ khi còn nhỏ, nên những sinh hoạt diễn ra trong cái giáo xứ nhỏ bé và nghèo nàn thời đó đã in sâu trong đầu một cậu thiếu niên chưa quá 10 tuổi. Bối cảnh đó sau này đã được Nguyễn Ngọc Ngạn khai thác để viết thành tiểu thuyết “Xóm Đạo”:“ Trời sinh cho tôi được một trí nhớ rất là đặc biệt tức là có những chuyện gì tôi đọc qua hoặc tôi nghe người ta kể qua một lần thì có thể mấy chục năm sau tôi vẫn nhớ “.

Mặc dù không nuôi giấc mơ đến với lãnh vực văn chương, nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn công nhận là do sự mê đọc sách từ khi còn nhỏ đã giúp anh rất nhiều trong nghề viết văn mà anh bước vào một cách thật tình cờ sau khi rời Việt Nam:“Đặc biệt là tôi mê đọc tiểu thuyết từ nhỏ. Bố mẹ cấm, tôi cũng trùm mền đọc. Thí dụ những cuốn đầu tiên là của Tự Lực Văn Đoàn trong khi tôi học năm đệ Thất, đệ Lục. Dù bố mẹ có cấm cũng đi ra lề đường Lê Văn Duyệt để mua sách đọc. Nhiều khi gia đình ngủ rồi,tôi vẫn ra ngoài hè đọc sách một mình dưới trời sáng trăng hay thắp ngọn đèn dầu ngồi đọc lén. Thời bấy giờ bố mẹ khó khăn, cấm đọc tiểu thuyết mà! Phải công nhận là tôi đã có năng khiếu về văn chương từ nhỏ “.

Cũng do có một khả năng ghi nhận đặc biệt, cộng với một trí nhớ tốt, mặc dù không sống nhiều ở Việt Nam sau biến cố tháng 4 năm 75, nhưng qua những chuyện kể lại từ những người quen biết về những trường hợp “đổi đời” mang nhiều nét châm biếm trong một xã hội đổi thay, cùng với 3 năm đi tù cải tạo, Nguyễn Ngọc Ngạn đã có một số vốn liếng tích lũy – về ngôn từ cũng như những câu chuyện thật được kể lại hay do chính mắt thấy tai nghe - dồi dào để đưa vào những tác phẩm của anh sau này.

Đó là do “sự quan sát, do những tiếp xúc, do đọc báo và từ 3 năm ở trại cải tạo. 3 năm ở trại cải tạo thì hàng ngày mình lên lớp, phải nghe cán bộ giảng thì để ý tới những từ đó nhiều hơn. Tôi về được có mấy tháng rồi vượt biển, đâu có sống ở trong nước”.

Với cách sử dụng ngôn ngữ dí dỏm và lối hành văn gọn gàng và xúc tích, Nguyễn Ngọc Ngạn đã gây được nhiều cbú ý ngay từ tập sách được phát hành đầu tiên của anh tại hải ngoại là “Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn”.

Vào năm 57, gia đình Nguyễn Ngọc Ngạn di chuyển vào Sài Gòn và cư ngụ trên đường Thoại Ngọc Hầu, vùng ngã ba Ông Tạ. Những năm trung học, Nguyễn Ngọc Ngạn theo học trường Nguyễn Bá Tòng đến năm đệ nhị. Nhờ đậu cao kỳ thi Tú Tài 1, anh được nhận vào trường Chu Văn An và lấy được mảnh bằng Tú Tài 2 tại đây.

Một điểm đặc biệt là trong những năm theo học trường Nguyễn Bá Tòng, anh luôn được giữ vai trò trưởng ban kịch của lớp. Ít người ngờ rằng một nhà văn, một MC nổi tiếng như Nguyễn Ngọc Ngạn khi còn trẻ lại nuôi một giấc mơ là bước vào lãnh vực kịch mặc dù tự nhận có năng khiếu về văn chương“Lúc trẻ tôi có 2 giấc mộng. Thứ nhất là kịch, tôi mong trở thành một người viết kịch hay một người diễn kịch, chứ giấc mộng nhà văn nó mờ nhạt lắm.”

Khi lên đệ Tam, Nguyễn Ngọc Ngạn chuyển qua ban Văn Chương để được giáo sư Pháp Văn là nhạc sĩ Lê Thương chú ý đến khả năng đóng kịch nên đã khuyến khích anh theo học bộ môn này tại trường Quốc Gia Âm Nhạc. Do sự khuyến khích đó, Nguyễn Ngọc Ngạn đã ghi danh theo học kịch vào năm đệ Nhị, là thời kỳ mà hai nghệ sĩ Trần Quang và Bích Thủy vừa tốt nghiệp về kịch nghệ.

Nhưng sau hai tháng theo học, anh nhận ra mình bị hạn chế rất nhiều do bị cận thị nặng, trong khi thời đó chưa có sự xuất hiện của “contact lens”. Sau khi quan sát những vai trò trên sân khấu, anh cho rằng nếu có đóng kịch thì chỉ có vai trò... thầy giáo là thích hợp nhất đối với mình do cặp kính cận dầy cộm. Trong khi đó thân phụ anh - cùng với thân mẫu anh mở một tiệm bán tạp hoá ngay tại nhà - khuyên anh nên để tâm vào việc học hành để phải lấy cho được mảnh bằng Tú Tài toàn phần hơn là đi theo con đường văn nghệ..

Nhưng trước khi giã từ trường Quốc Gia Âm Nhạc, Nguyễn Ngọc Ngạn còn chuyển qua lớp chèo cổ một thời gian ngắn “Là vì có mấy cô gái học chèo cổ rủ tôi sang, tôi cũng sang, cũng học vài câu chèo cổ như “ông Giăng khuyết chứ ông Giăng lại tròn này kia! Tôi học chèo cổ thêm được mấy tháng nữa. Rồi bố tôi bảo sắp thi thì đi về, tôi mới đành về đấy chứ !”

Cũng vì yêu thích văn nghệ, Nguyễn Ngọc Ngạn đã tự học nhạc lấy qua sách vở, để có một thời gian được mời dạy nhạc cho các trường Lê Bảo Tịnh và Saint Thomas .

Hết trung học, Nguyễn Ngọc Ngạn theo học đại học Văn Khoa và sau đó trở thành giáo sư ngoại ngạch cho một số trường công.

Ngoài giấc mơ trở thành một diễn viên hay một nhà viết kịch lúc còn trẻ, Nguyễn Ngọc Ngạn còn mong muốn thực hiện được những công tác xã hội “Thí dụ như thích xây một ngôi trường hoặc xây một cái cô nhi viện. Ngay từ nhỏ tôi đã thích làm được những việc như vậy...”

Nhưng riêng về việc làm MC thì anh chưa bao giờ nghĩ tới. Nhất là thời đó chưa có nghề MC hay làm talk show tại Việt Nam ngoài những người được gọi là hoạt náo viên hay giới thiệu chương trình.

Năm 1970, Nguyễn Ngọc Ngạn bước vào đời sống quân ngũ, sau khi lập gia đình với một nữ sinh trường Saint Thomas tên Lê Thị Tuyết Lan. Đầu tiên anh ở Sư Đoàn 9 Bộ Binh, sau đó được đổi về Tiểu Khu Định Tường, nhưng không về tiểu khu mà về tiểu đoàn tác chiến ở quận Cái Bè.

Đến năm 74 , khi anh mới có con được nửa năm thì được bộ giáo dục biệt phái về dạy học tiếp với cấp bậc trung úy. Sau khi dạy được đúng một niên khoá thì xẩy ra biến cố tháng 4 năm 75.

Nhớ lại cuộc đời quân ngũ, Nguyễn Ngọc Ngạn có rất nhiều kỷ niệm, nhưng anh nhớ nhất là những kỷ niệm trong thời gian phục vụ tại Tiểu Đoàn Địa Phương Quân Tác Chiến: ”Gần như cả một tiểu đoàn không có một người nào là người Bắc cả. Cho nên ông tiểu đoàn trưởng không cần nhớ tên tôi. Ông ấy cứ kêu tôi là thiếu úy Bắc Kỳ”.

Tại đây, “thiếu úy Bắc Kỳ” giữ chức vụ trung đội trưởng vũ khí nặng, coi về súng cối và đại bác 75 ly không giật, mặc dù cận thị nặng 5 độ rưỡi và nhất là ốm yếu “như Hoài Linh bây giờ”, như lời anh nói đùa.

Thời gian này là năm 1972. sau đó anh được làm đại đội phó và một thời gian sau được chuyển về bộ chỉ huy và cuối cùng được làm sĩ quan quản trị nhân viên, coi quân số của tiểu đoàn.


Và cũng như tất cả những sĩ quan khác, sau biến cố tháng 4 năm 75, Nguyễn Ngọc Ngạn phải đi tù, tại những nơi được goi là “trại cải tạo”. Anh được trả tự do sau 3 năm. Trở về vào năm 78, Nguyễn Ngọc Ngạn tìm đường vượt biên ngay với người vợ đầu tiên cùng con trai lúc đó được hơn 4 tuổi.

Nguyễn Ngọc Ngạn là người đầu tiên trong gia đình vượt biển một cách bán chính thức vào muà Giáng Sinh năm 78 đúng vào mùa có nhiều bão lớn, với vợ lúc đó mới 26 tuổi với một con tên Nguyễn Trần Lê Chân, được đặt tên theo địa danh Tống Lê Chân, nơi xẩy ra những trận đánh khốc liệt vào năm 74 “Lúc đó là những ngày mà đài phát thanh quân đội loan những tin về vụ đánh đồn ở Lê Chân. Tôi cứ nghe đài phát thanh suốt ngày nói về Tống Lê Chân. Để nhớ cái thời gian mà tôi trong quân đội và lúc đang có biến cố về đồn Lê Chân nên tôi đặt tên cháu là Lê Chân”.

Khi chiếc tầu chở khoảng 300 người, trong đó có tiểu gia đình Nguyễn Ngọc Ngạn, đến gần Mã Lai thì bị cảnh sát Mã Lai ở trong bắn ra. Do tình trạng cuống quít của tài công nên đã loay hoay khiến tầu bị lật úp do bị sóng lớn khiến 161 người bị chết, trong số có vợ và con anh. Anh chỉ nhìn thấy được xác đứa con thân yêu bị sóng cuốn đi, trong khi không được thấy tận mắt hình ảnh cuối cùng của người vợ trẻ.

Những người sống sót của chiếc tầu định mệnh đó được đưa vào trại tỵ nạn trên đảo Kota Baru ở Mã Lai. Tại đây, Nguyễn Ngọc Ngạn được bầu làm phó trưởng trại, từ tháng 12 năm 78 đến tháng 5 năm 79. Trong thời gian này cái chết của vợ và con đã là một nỗi ám ảnh ghê gớm với Nguyễn Ngọc Ngạn, để từ đó mang nhiều suy tư khi hồi tưởng về thân phận những người phụ nữ.

Và cũng từ đó, anh đã không ngờ là mình bắt đầu bước vào nghề viết văn, trước đó rất mờ nhạt trong đầu óc, với tiểu thuyết đầu tay “Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại”, theo lời anh kể “Khi bà xã tôi mất với lại cháu mất thì tôi ngồi trên đảo thì tương đối tôi cũng nhàn vì là phó trưởng trại. Tôi mới ngồi tôi nghĩ lại một điều quan trọng trong đầu tôi lúc đó là trong cuộc chiến VN thì hoá ra người đàn ông không khổ bằng người đàn bà. Là bởi rằng đàn ông dù sao tuy là ra mặt trận, kề cận cái chết nhưng không như người phụ nữ ở hậu phương vừa nuôi con, vừa, lương của chồng lại ít quá. Đôi khi lại phải làm dâu, nhiều khi lại chạy loạn vì chiến tranh. Rồi sau đó khi người chồng đi vào cải tạo thì người vợ ở nhà lại phải đi tiếp tế chồng ở trong trại cải tạo. Sau đó chồng được thả về thì có nhiều người đàn bà lại phải hy sinh, dành dụm lo cho chồng vượt biên trước, mình ở lại sau là bởi biết rằng chồng ở lại thì vất vả hơn. Thì tôi mới nghĩ lại là trong cuộc chiến và hậu chiến của mình thì người đàn bà VN là khổ nhất chứ không phải là đàn ông, cho nên vì cái ý nghĩ đó tôi mới xin giấy bút để viết truyện dài đầu tiên mà tôi chưa viết bao giờ. Tôi xin giấy bút của bà Sơ trong trại để viết truyện dài đầu tiên lấy tên là “Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại “.

Tiểu thuyết “Những Người Đàn Bà Còn Ở Lại“ được viết liên tục trong vòng 3 tháng, dưới cái nóng như thiêu đốt trên đảo Kota Baru. Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết anh viết tác phẩm đầu tay này vừa để tưởng niệm cái chết của vợ và con, vừa để thông cảm với những người đàn bà còn ở trong nước.

Khi mang bản thảo tiểu thuyết này sang hải ngoại, anh cho nhiều người đọc và họ rất thích thú. Vì vào thời đó những chuyện về VN còn lạ đối với những người ở hải ngoại, ra đi từ những ngày đầu vì được viết trong bối cảnh sau năm 75. Nhiều người có ý ủng hộ anh để xuất bản, trong số có ông Nguyễn Thế Năng, chủ nhân tiệm vàng nổi tiếng ở Sài Gòn trước kia.. Ông Nguyễn Thế Năng viết thơ cho nhà xuất bản Dziên Hồng đề nghị xuất bản, nhưng được những người chủ trương là các giáo sư Lê Bá Kông và Lê Bá Khanh trả lời là còn người thân ở VN nên không tiện xuất bản mặc dù rất thích.

Sau đó anh giao đưá con tinh thần của mình cho nhà báo Quốc Nam, nhưng mãi đến năm 87 mới ra mắt độc giả, sau khi một số tác phẩm của anh đã thành hình và đã tạo được tên tuổi cho Nguyễn Ngọc Ngạn. Đó là những tác phẩm: Truyện Ngắn Nguyễn Ngọc Ngạn, Nước Đục, Biển Vẫn Đợi Chờ, vv... Tổng cộng cho đến nay đã có 32 tựa sách được phát hành, phần lớn là truyện dài, mang tên tác giả là Nguyễn Ngọc Ngạn.

Trả lời cho câu hỏi tại sao chọn Canada làm nơi cư trú, Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết ”Nhưng mà tôi thấy tôi ngồi lâu quá tôi cũng sốt ruột. Mà thứ hai nữa là buồn bã. Coi như hàng tuần tôi phải tiếp các phái đoàn thì tôi thấy phái đoàn Canada rất là lịch sự. Họ hỏi tôi là có muốn đi Canada không thì chúng tôi bốc ông đi ngay. Thì tôi nói là vâng, ông kiếm cho tôi một vùng nào ấm, thì họ bảo vậy thì ông đi Vancouver , có vậy thôi.“

Thế là Nguyễn Ngọc Ngạn được đưa về một đảo gần Vancouver là Prince Rupert cho đến năm 86, anh chuyển về sống tại Toronto cho đến nay. Sau khi đặt chân đến thành phố này, anh dành ra hai năm để ôn lại Anh Ngữ vì được một số thân hữu có ý định giới thiệu anh vào làm cho đài VOA tại Washington, D.C. và BBB ở Luân Đôn. Cuối cùng vì có những quan hệ ở Toronto nên anh quyết định lưu lại đây để đi làm cho công ty bảo hiểm Canada Life, ngoài việc viết sách và hoạt động trong lãnh vực văn chương, báo chí cho đến khi được mời cộng tác với trung tâm Thúy Nga vào năm 1992...



II - Nguyễn Ngọc Ngạn trên video...

Nguyễn Ngọc Ngạn đến với trung tâm Thúy Nga trong một trường hợp rất bất ngờ, đến chính anh cũng không biết lý do: ”Tôi không hiểu tại sao một hôm 10 tháng 5 năm 92 khi đi làm về thì thấy ở trong máy nhắn có một người nói là trung tâm Thúy Nga mời tôi sang Paris giới thiệu chương trình. Về sau tôi mới biết đó là ông Tô Văn Lai...“

Thật ra, Nguyễn Ngọc Ngạn được ban giám đốc của trung tâm Thúy Nga để ý và muốn mời cộng tác vì lúc đó anh đã là một người viết văn nổi tiếng, có được một số độc giả đông đảo. Cùng một lúc, họ muốn tìm một đường hướng mới cho vai trò MC mà trước đó qua những chương trình video chưa được đặt lên hàng quan trọng.

Thời gian này Nguyễn Ngọc Ngạn đang đi làm cho một công ty bảo hiểm. Ngoài ra anh còn làm thêm về thông dịch và cùng với người vợ sau tại một thư viện ở Toronto . Trước lời mời bất ngờ trong một lãnh vực quá mới lạ đối với anh, Nguyễn Ngọc Ngạn trả lời cần có thời gian suy nghĩ. Trước đó từ năm 87 ngoài việc sáng tác, Nguyễn Ngọc Ngạn còn hợp tác với một người Đài Loan tên Chiêu, làm tại thư viện trung ương Toronto, để viết truyện song ngữ thiếu nhi Anh Việt như Hoa Mộc Lan, Tôn Ngộ Không, vv...

Ông Chiêu nhận thấy sách của Nguyễn Ngọc Ngạn được hỏi mượn rất nhiều ở thư viện nên nẩy ra ý định mời anh cộng tác. Tổng cộng anh đã viết được khoảng 50 quyển sách loại này, hiện vẫn được lưu giữ trong các thư viện... Trước khi đến với Thuý Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn đã chính thức bước vào nghề viết văn khi còn ở đảo Prince Rupert , tại Vancouver , Canada . Anh cũng là người tỵ nạn đầu tiên có sách viết bằng tiếng Anh được xuất bản. Ngoài ra anh còn giữ chức chủ tịch đầu tiên của Văn Bút Việt Nam Hải Ngoại.

Trong lãnh vực văn chương, chỉ trong một thời gian ngắn, Nguyễn Ngọc Ngạn đã trở thành “nổi đình nổi đám “ với những Nước Đục, Cõi Đêm, vv.... và được rất nhiều báo chí và nhà xuất bản mời viết. Chủ nhiệm tờ Phụ Nữ Diễn Đàn thời đó là nhà báo Chử Bá Anh từng ngỏ ý muốn lo giấy tờ cho anh qua Mỹ để giữ vai trò chủ bút cho tờ báo này. Ngoài ra chủ nhiệm tờ Ngày Nay là Lê Hồng Long cũng đưa ra cùng đề nghị, nhưng anh đã từ chối tất cả những lời mời đó vì còn “rụt rè lắm” như lời anh nói.

Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết thêm có lẽ anh ảnh hưởng tính không thích bon chen của thân phụ nên đã có quyết định như vậy. Nhưng số mệnh đã đưa đẩy Nguyễn Ngọc Ngạn đến một lãnh vực hoàn toàn xa lạ, chắc chắn anh không bao giờ nghĩ tới, ngoài sự đưa đẩy của số mệnh để “tôi nằm ở đây mà có người bưng tôi lên sân khấu chứ tôi không có tìm, thành thử về sau, tôi mới tin người ta phải có số”.

Nguyễn Ngọc Ngạn tâm sự thêm: “Thật sự ra trước khi tôi làm Paris By Night và nhất là trước khi xẩy ra vụ cuốn video Mẹ thì tôi không tin lắm... Nhưng sau, tôi nhờ những ông thầy giỏi coi tử vi cho thì tôi thấy y chang”.

Cũng về số mệnh, Nguyễn Ngọc Ngạn có lần tình cờ hỏi nhạc phụ anh là một người giỏi về khoa tử vi về tương lai của mình và được cho biết là “tên tuổi như vậy có ăn thua gì đâu, vài năm nữa sẽ lừng lẫy”, trong khi anh cho là nổi tiếng như anh vào thời đó đã là quá đủ. Nhưng sau khi cộng tác với trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn mới nghiệm thấy rất đúng vì dù sao viết văn cũng chỉ có một số độc giả cũng hạn chế, không sao so được với khán thính giả đông đảo của những chương trình Paris By Night.

Cũng theo sự giải đoán của nhạc phụ anh, thời kỳ cung mệnh của Nguyễn Ngọc Ngạn gặp hạn Thái Tuế, là giai đoạn anh rất nổi tiếng, nhưng sẽ rất vất vả bởi những điều thị phi nên sẽ gặp phải những tranh luận, cãi vã đưa đến vấn đề pháp luật. Nghiệm lại, anh thấy rất phù hợp với giai đoạn xẩy ra vụ video “Mẹ” (Paris By Night 40), từng gây nhiều sôi nổi...

Đúng 10 năm trước khi cộng tác với trung tâm Thúy Nga, Nguyễn Ngọc Ngạn lập gia đình lần thứ hai vào ngày 19 tháng 6 năm 1982 với một thiếu nữ tên Diệp, khi đó 28 tuổi. Diệp vượt biển và được đoàn tụ tại Paris với gia đình gồm bố mẹ và các em vào năm 80. Người anh cả của chị cùng đi với gia đình sang trại tỵ nạn ở Hoa Kỳ từ năm 75, nhờ làm việc cho cơ quan D.A.O của Mỹ nên được mang theo 10 người trong gia đình. Diệp phải ở lại với người chị đã có chồng. Từ trại tỵ nạn, song thân chị sang Pháp định cư, trong khi các em chọn Mỹ và người anh chọn Calgary , Canada làm nơi cư ngụ. Người anh cả sau đó đã qua đời do ung thư khi được đúng 40 tuổi.

Sau khi tới Paris , Diệp được thân mẫu đưa sang Calgary để thăm mộ anh.. Và chính tại đây, Nguyễn Ngọc Ngạn gặp người vợ tương lai của mình lần đầu tiên, qua sự giới thiệu của một người bạn đi cùng tầu vượt biển với Diệp, nhờ anh đi đón giùm hai mẹ con vì cả hai còn quá xa lạ với nơi đặt chân tới.

Nguyễn Ngọc Ngạn đã đi đến một quyết định rất nhanh: khi mới quen Diệp vào ngày thứ Sáu, qua đến ngày Chúa Nhật đã ngỏ lời xin cưới “tại vì tôi nghĩ là bây giờ hai người ở hai phương trời cách biệt. Bà ấy ở Paris , tôi ở Canada dễ gì gặp lại nhau. Mà lúc đó thì nghèo rớt mồng tơi, mới sang đâu có đồng bạc nào. Làm bao nhiêu thì lại phải tuôn về Việt Nam hết thành thử đâu có tiền mà đi tới đi lui. Nhân dịp có bà già ở đây thì hỏi béng cho rồi”.

Thân mẫu Diệp cho biết sẽ về hỏi ý kiến chồng, trong khi Diệp đã nhận lời cầu hôn của Nguyễn Ngọc Ngạn. Nên dù ở Paris có nhiều người theo đuổi chị vẫn không đổi ý, dù mẹ chị không tán thành. Ý bà không muốn con gái lấy một người ở tận Canada vì sẽ khó lòng khi muốn gặp sau này.. Nhưng Diệp vẫn giữ lời hứa để cùng Nguyễn Ngọc Ngạn chung sống cho đến nay và có với nhau một con trai, năm nay 21 tuổi.

Sau khi thành hôn, Nguyễn Ngọc Ngạn bảo lãnh vợ sang Canada , về Prince Rupert ( Vancouver ) sinh sống. Trong 10 năm kế, năm nào chị Diệp cũng đưa con về Paris thăm Mẹ, nhưng Nguyễn Ngọc Ngạn không đi theo bao giờ vì bận công việc, nhất là trong thời gian đầu cần giúp đỡ gia đình còn lại Việt Nam . Cho đến năm 92, nhân dịp Thúy Nga mời sang Paris , lúc đó anh mới đi cùng với vợ về thăm gia đình bên ngoại.

Dịp này, Nguyễn Ngọc Ngạn mới tìm đến trung tâm Thúy Nga – là một cửa tiệm bán băng nhạc ở quận 13 Paris, trong khi trung tâm chính được đặt tại nam California từ lâu mà anh không biết - với mục đích cám ơn ông Tô Văn Lai đã gửi tặng một số video, trong khi anh vẫn chưa quyết định có nhận lời cộng tác hay không.

Khi vào đến tiệm, anh cũng không hề biết mặt vợ chồng người điều hành trung tâm. Anh hỏi muốn gặp ông Lai qua bà Thúy, vợ ông. Anh tự giới thiệu là người đã được mời làm MC cho một chương trình video sắp tới.. Nguyễn Ngọc Ngạn nhận thấy sự mừng rỡ trong ánh mắt của ông Tô Văn Lai trong lần gặp gỡ đầu tiên, ít ra là qua cách ăn mặc tươm tất, tóc tai gọn ghẻ, có thể khác với sự hình dung về một nhà văn trước đó của ông giám đốc trung tâm Thuý Nga, “Rồi tôi thấy ống ấy chạy vô nói nhỏ với bà Thúy là “Thúy ơi, ông này coi còn được”. Sau khi thảo luận trong bữa ăn tối, Nguyễn Ngọc Ngạn vẫn còn lưỡng lự trước lời mời làm người điều khiển chương trình, “vì trong văn giới đã có tiếng, bây giờ làm MC mà không được thì kỳ.”

Với lý do đó, Nguyễn Ngọc Ngạn khất ông Lai thêm một thời gian. Trong khi đó, anh dò hỏi ý kiến những người cháu trong gia đình cùng một số học trò cũ gặp tại Paris thì tất cả đều phản đối. Ngay cả mấy người em vợ và chính vợ anh cũng không ủng hộ cho việc nhận lời làm MC của anh...

Nhưng chỉ có một người duy nhất ủng hộ anh là nhạc sĩ Ngọc Trọng, người em út trong gia đình, với lý do muốn bố còn ở Việt Nam thấy mặt anh, dù là qua hình ảnh và chỉ cần xuất hiện trên một chương trình video, rồi sau đó ngưng luôn cũng được. Vợ anh, trước lý do xác đáng đó cũng đã khuyên anh nên nhận lời.

Từ những khuyến khích với lý do nặng về tình cảm đó, Nguyễn Ngọc Ngạn gọi điện thoại cho ông Tô Văn Lai, đồng ý xuất hiện trong chương trình Paris By Night 17, thu hình tại Paris, ”Nhưng không biết có làm lâu dài hay không, nên tôi dứt khoát không may quần áo mới, tôi mặc bộ đồ tôi vẫn đi làm ở thư viện thường ngày. Tôi vẫn mang cái kính cũ, tôi đi đôi giầy cũ, tôi không có thay một cái gì cả. Và tóc tai là tôi cũng tự chải chứ không để ai chải đầu, làm tóc hết. Vì không biết người ta có mướn mình làm nưã hay không và mình cũng không có ý định làm lâu, thành ra tôi không có gì thay đổi”.

Chỉ sau khi nói vài lời mở đầu và sau đó giới thiệu nhạc phẩm “Mưa Sài Gòn, Mưa Hà Nội” của Phạm Đình Chương do Ái Vân và Hương Lan trình bầy trên Paris By Night 17, ban giám đốc trung tâm Thúy Nga đã đề nghị Nguyễn Ngọc Ngạn cộng tác độc quyền.

Với một giọng nói “ăn micro” cùng một đường hướng khác biệt với những người đi trước, Nguyễn Ngọc Ngạn đã ít nhiều gây được một ấn tượng tốt. Anh kể: ”Tôi chỉ biết là khi lên sân khấu, tôi chỉ mới nói mấy câu mở đầu thôi, nhờ cái giọng tôi ăn micro lắm nên gây được ấn tượng cho người ta. Thứ hai là lối nói của tôi có vẻ thầy giáo. Tôi nghĩ trong đầu là những người MC trước họ cười nhiều quá. Bây giờ mình phải làm ngược là không cười. Họ nói những chuyện bình thường trong đời sống, bây giờ tôi phải đưa một chút văn chương và một chút triết học vào”.

Ngay trong chương trình video đầu tiên, Nguyễn Ngọc Ngạn đã đưa vào phần giới thiệu chương trình một số câu thơ của Thanh Tâm Tuyền vì muốn làm một điều gì khác biệt với trước đó như anh đã nói, nhất là muốn khai thác kiến thức về văn chương của mình.. Theo anh, đó là một cách thử, nhưng không ngờ lại gây được chú ý. Trước đó, chính vợ anh cũng không tỏ ra tin tưởng mấy khi anh đảm nhiệm một vai trò quá mới lạ. Khi tiễn chân Nguyễn Ngọc Ngạn ra cửa trong lần đi thu hình đầu tiên, chị Diệp cho rằng chuyến này anh đi sẽ “ôm đầu máu “ trở về, theo lời anh kể.

Sau khi video Paris By Night 17 phát hành, đã có một số trung tâm gọi đến mời anh đảm nhiệm vai trò MC, nhưng anh đều từ chối vì đã nhận lời cộng tác độc quyền với Thuý Nga vì nhận thấy trung tâm này thích hợp với đường lối của mình. Với đường lối đó, “Ông giáo làng Nguyễn Ngọc Ngạn“ đã chứng tỏ được điều “hữu chiêu thắng vô chiêu”, như nhạc sĩ Song Ngọc đã nhận xét về anh sau khi cuốn video trên phát hành trong một bài báo ngắn.

Trước khi gặp Nguyễn Ngọc Ngạn, trung tâm Thuý Nga đã mời Đỗ Văn làm MC cho video 18 với chủ đề Phạm Duy. Ngoài ra cũng đã mời Kim Anh – Trần Quốc Bảo cho chương trình đặc biệt Giáng Sinh; Lê Văn cho chương trình Phạm Duy 2 và La Thoại Tân cho một chương trình khác. Cho nên dù đã nhận lời cộng tác độc quyền nhưng anh muốn Thúy Nga giữ lời hứa với những người đã mời nên anh đã chỉ xuất hiện sau đó từ chương trình Paris By Night 20 trở đi.

Tổng cộng tính đến chương trình Paris By Night 72 anh đã có mặt trên 70 chương trình, hầu hết là đảm trách phần MC với Kỳ Duyên, ngoài một vài chương trình “độc diễn”, như chương trình 21 với chủ đề Ngô Thuỵ Miên hoặc 22 dành cho Lam Phương.

Nguyễn Ngọc Ngạn cho biết anh không hài lòng một chương trình nào một cách trọn vẹn, do đầu óc luôn căng thẳng vì những chương trình thu hình thường kéo quá dài. Nhiều khi có những chương trình được thu hình 2 xuất trong một ngày, chỉ cách nhau chừng hai tiếng với sự thay đổi về thành phần ca sĩ.

Anh luôn cố gắng làm thế nào để những khán giả tham dự xuất thứ hai có cảm tưởng mới lạ đối với những diễn biến trên sân khấu mặc dù trước đó không lâu, trong cùng một ngày, cũng chương trình đó đã được diễn ra với anh là người điều khiển chương trình, cùng với Kỳ Duyên.

Đặc biệt mỗi lần thay đổi cảnh trí đối với những chương trình thu hình “live”, Nguyễn Ngọc Ngạn luôn phải tìm cách “câu giờ”, tùy theo thời gian chuyển cảnh giữa những tiết mục, nhưng “khó ở chỗ là nói làm sao để khán giả không biết là đang câu giờ “, theo anh nói.

Thời gian ngắn nhất để chuyển cảnh khoảng 3 phút và dài nhất có khi lên đến 10 phút hoặc hơn. Không ít khán thính giả thắc mắc về việc bằng cách nào người MC biết được cảnh trí đã được dàn dựng xong, sẵn sàng cho tiết mục kế tiếp, để ngưng câu chuyện đang kể trên sân khấu.

Điều này được Nguyễn Ngọc Ngạn giải thích: ”Ở giữa hoặc ở cuối rạp có một người cầm đèn pin mà khán giả không nhìn thấy. Người ta cho mình biết anh đó sẽ ngồi ở đâu. Thí dụ ngồi ở chân camera nào hay là ở hàng ghế thứ mấy. Anh ta đeo một headphone và trên sân khấu có stage manager cũng đeo một headphones. Khi nào trên stage manager dọn xong sân khấu ở sau bức màn, sẽ báo cho đạo diễn biết để ở trên sẽ nói xuống cho anh cầm đèn pin. Anh cầm đèn pin sẽ bấm hai cái thì tôi với cô Kỳ Duyên nhìn thấy. Nếu đang kể chuyện dở dang thì mình gấp rút kết luận để chuyển mục. Cho nên có nhiều chuyện định kể hoặc chưa kịp nói thì bỗng dưng thấy chớp đèn rồi thì mình mừng quá, mình vào luôn”.

Qua lời kể của Nguyễn Ngọc Ngạn, khán giả đã nhận biết được tầm mức quan trọng của một người được gọi là MC trong một chương trình video hoặc một “live show”. Ngoài tài ứng biến nhậm lẹ, thích ứng tức khắc với những thay đổi chương trình vào giờ chót cùng những lời đối đáp duyên dáng, vv...; người MC cần có một số vốn kiến thức về nhiều lãnh vực liên quan đến thời sự, xã hội, văn chương, vv... qua sự để tâm tìm tòi và nghiên cứu nhằm tạo thành “bài bản” để tạo cho người theo dõi những giây phút thích thú hay những nụ cười thoải mái.

Sau 12 năm lăn lộn trong nghề, không ai phủ nhận là Nguyễn Ngọc Ngạn có được đầy đủ những yếu tố đó. Nhưng không phải từng có nhiều kinh nghiệm mà anh không còn cảm thấy khó khăn với một số chương trình: ”Có nhiều cuốn tôi không hài lòng là những cuốn nói chung không có đề tài để nói, chẳng hạn như chương trình gồm Thế Sơn-Nguyễn Hưng-Don Ho.. Tức là chủ đề chỉ có 3 ca sĩ đó thôi, mà ba ca sĩ đó thì bao nhiêu lời mình giới thiệu trong 10 năm nó đã đủ quá rồi, bây giờ không thể nhắc lại được nữa. Những cái cuốn đại khái như vậy là những cuốn khó khăn nhất cho tôi. Nói chung là những cuốn mà không có đề tài để nói là những cuốn khó khăn nhất”.

Ngược lại, Nguyễn Ngọc Ngạn cảm thấy dễ dàng hơn trong vai trò MC với những chương trình video có một chủ đề rõ ràng như: ”chủ đề về Tình Yêu hay là Chúng Ta Đi Mang Theo Quê Hương, Cây Đa Bến Cũ, vv... đại khái như vậy hoặc những chủ đề rõ ràng như Tiền, hay Đàn Bà, hay là 20 Năm Nhìn Lại ,vv... Những cuốn đó thì dễ soạn bài”.

Với người đồng đảm nhiệm phần MC với anh là Kỳ Duyên, Nguyễn Ngọc Ngạn thường bỏ ra nguyên một ngày để cùng soạn “script” cho một chương trình thu hình: “Tụi này có thói quen là cứ thứ Bẩy trình diễn thì bắt buộc phải dành trọn ngày thứ Tư làm việc. Qua đến thứ Năm, thứ Sáu ai rảnh thì ngồi coi. Coi để thêm đuợc cái gì thì thêm. Nhưng dĩ nhiên gọi là làm mất một ngày đó thì trong cái đầu mình phải tìm tòi, gom góp những chất liệu... Kiến thức đâu có phải là cái một sớm một chiều mà xong, nó là cái chuyện tích tụ từ lâu rồi. Rồi đến lúc gặp một tình huống hay một cái gì vui vui thì trong đầu mình nẩy ngay ra ý tưởng thích hợp”.

Tuy nhiên có những trường hợp tuy đã soạn “script” sẵn, nhưng khi lên sân khấu lại phải thay đổi để thích nghi với diễn biến trên sân khấu vì “có khi đổi cảnh nhanh quá, mình chưa kịp nói thì đã đổi xong. Khi đèn pin nó chớp tức là đổi cảnh xong thì phải giới thiệu ngay vào tiết mục kế tiếp”.

Đối với Nguyễn Ngọc Ngạn, mỗi khi hoàn tất vai trò MC cho một chương trình, anh đều cảm thấy “nhẹ bụng như đẻ xong đứa con”, vì đã phải trải qua những giây phút quá nặng nề khiến đầu óc luôn bị căng thẳng. Nhất là những chương trình lớn như “Thuý Nga 20th Anniversary” thực hiện ở San Jose vào tháng 8 năm 2003. Như trong trường hợp quay bằng hình thức MTV thì nếu hư thì sẽ thu hình lại dễ dàng, nhưng đây là một buổi thu hình có sự tham dự của khán giả nên rất khó khăn.

Nhất là khán giả tham dự một chương trình thu hình “live” có tính cách tổng hợp gồm nhiều thành phần với những thị hiếu về nghệ thuật khác biệt: ”Theo tôi, khán giả tham dự những buổi trình diễn văn nghệ là một sự tổng hợp. Thí dụ có những người chỉ thích loại nhạc do Khánh Hà, Khánh Ly, Ý Lan, vv... trình bầy, thì khi nghe những ca sĩ khác thì coi như họ đành ngồi nghe thôi. Ngược lại, có những người chỉ thích loại nhạc trình bày bởi Trường Vũ, Như Quỳnh, Phi Nhung, Mạnh Quỳnh mà không thích loại nhạc tiền chiến. Nên khi những ca sĩ hát loại nhạc tiền chiến ra thì họ cũng phải chịu đựng, ngồi đó thôi. Cho nên chen vào giữa các bài hát mà mình không làm được cái gì để cho không khí vui lên thì sẽ làm khổ khán giả”.

Những gì Nguyễn Ngọc Ngạn phải thực hiện khi làm MC không chỉ dừng lại ở đó mà anh còn được giao phó một số vai trò khác “như tôi phải làm ảo thuật, phải làm xiệc thì phải tập dượt trước. Rồi những màn như trước đây tôi đu trực thăng hay là nhảy xuống Niagara Falls , vv... Bên cạnh đó, tôi và cô Kỳ Duyên cũng có khi đóng những tiểu phẩm nhỏ. Thí dụ như Phi Nhung-Mạnh Quỳnh hát cải lương xong kêu tôi bằng ba, tôi phải đi ra. Có nhiều thứ lắm, không phải MC của Thuý Nga chỉ đứng giới thiệu không mà thôi. Thành ra chiếm rất nhiều thì giờ và đầu óc của mình”.

Ngoài Kỳ Duyên, trong những lần tham dự những chương trình “live show” tại khắp nơi, Nguyễn Ngọc Ngạn đã từng làm MC bên cạnh Thụy Trinh, Mai Phương, Quỳnh Hương, Khánh Ly, vv...Với bất cứ ai, anh cũng có khả năng tạo được một sự ăn khớp nhịp nhàng, nhờ biết nương theo cách ứng xử của từng người.. Hiện nay, ngoài phần làm MC độc quyền cho những chương trình video Paris By Night, Nguyễn Ngọc Ngạn thường xuyên nhận được lời mời đi show khắp nơi tại Bắc Mỹ, Âu Châu cũng như Úc Châu.

So với những ca sĩ nổi tiếng, anh đi show không nhiều bằng - mặc dù có những tháng anh nhận tới 5 shows - vì có những vũ trường hay những chương trình nhỏ của các hội đoàn không cần đến vai trò MC. Nhưng anh nhận được rất nhiều lời mời làm MC cho những tiệc cưới, tiệc kỷ niệm thành hôn, vv... nhưng anh không nhận lời, ngoài một vài chương trình do những bạn bè thân tổ chức mà không đòi hỏi một khoản thù lao nào. Đặc biệt hơn cả là có lần anh được mời làm MC cho một... đám ma, theo lời trối trăn của người quá cố, muốn anh đọc điếu văn, nhưng anh cũng không nhận lời. Anh nói đùa thêm là “thật sự nếu làm MC cho đám ma thì sướng hơn vì không phải kể jokes !”

Đối với người MC nhiều năm kinh nghiệm này, vấn đề khó khăn nhất hiện nay chính là vấn đề tìm kiếm để có được những mẩu chuyện vui để kể trên sân khấu, vì những câu chuyện thích hợp với khán thính giả Việt Nam càng ngày càng cạn. Tuy anh có cả một tủ sách truyện vui cười của Mỹ, nhưng khi dịch sang tiếng Việt đã không áp dụng được với khán giả người Việt do cách chơi chữ đặc biệt hoặc mang tính cách thời sự, không thích hợp với các khán thính giả Việt Nam . Cũng đã từng có rất nhiều người đóng góp những chuyện vui cười với anh, qua trung tâm Thuý Nga, nhưng vấn đề tuyển chọn không phải là dễ dàng để hoạ hoằn mới có một chuyện được dùng.

Vai trò MC nổi bật của Nguyễn Ngọc Ngạn hầu như đã khiến vai trò một người cầm bút của anh bị lu mờ phần nào. Mặc dù hiện nay anh vẫn viết đều, nhất là những chuyện được thu vào những “audio books” mà không ai ngờ là những sản phẩm được tiêu thụ rất mạnh hiện nay.

Sau 12 năm vui buồn với nghề ăn nói, Nguyễn Ngọc Ngạn không còn bao lâu sẽ bước vào lớp tuổi 60. Anh cho rằng cũng chẳng còn bao lâu nữa, sẽ đến lúc anh bước xuống sân khấu, từ giã ánh đèn mầu, bỏ lại phiá sau nghề MC cùng cái thế giới nghệ sĩ đối với anh có nhiều gắn bó. Anh luôn mang hy vọng trong thế hệ những MC tiếp nối con đường của mình sẽ có những khuôn mặt, những giọng nói nâng cao được giá trị của cái nghề xét ra không phải dễ dàng này...

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image


Tổng Hội Người Việt Thơ Bà Hải Ngoại

Ngày xưa, Socrates (469 BC- 399 BC) của cổ Hy Lạp cũng đã từng là một người chồng bị vợ bạo hành te tua. Có phải nhờ cảnh đời như thế nên ông ta đã trở thành một nhà hiền triết lỗi lạc hay không?

Tuy thế, ông ta lại không tởn mà còn xúi bảo mọi người: bằng mọi cách phải lấy vợ, nếu gặp được người đàn bà tốt, hiền thì mình sẽ có hạnh phúc, còn lỡ chẳng may trúng nhằm bà chằn lửa hay sư tử Hà Đông thì mình cũng sẽ trở thành một triết gia. Đàng nào cũng có lợi hết.

By all means marry; if you get a good wife, you'll be happy. If you get a bad one, you'll become a philosopher.

Có lẽ nhiều người đàn ông Việt Nam đã nghe theo lời khuyên bảo trên cho nên ngày nay bên nhà cũng như tại hải ngoại thấy xuất hiện ra quá nhiều triết gia.
Còn nếu quý bạn nào thật sự muốn hạnh phúc chết bình an thì xin thử áp dụng theo các lời khuyên sau đây của Tổng Hội Người Việt Thờ Bà Tại Hải Ngoại xem sao:

Kính vợ đắc thọ , Sợ vợ sống lâu ,
Nể vợ bớt ưu sầu , Để vợ lên đầu là trường sinh bất tử ...
Đánh vợ nhừ tử, là đại nghịch bất đạo .
Vợ hỏi mà nói xạo, là trời đất bất dung.
Chê vợ lung tung, là ngậm máu phun người .
Gặp vợ mà không cười, là có mắt không tròng .
Để vợ phiền lòng, là tru di tam tộc
Vợ sai mà hằn hộc, là trời đánh thánh đâm
, Vợ gọi mà ngậm câm, là lòng lang dạ sói .
Để vợ nhịn đói, là tội nhân thiên cổ .
Để vợ chịu khổ là bất tài vô dụng.
Trốn vợ đi " ăn vụng", là ngũ mã phanh thây ...
Vợ hát mà khen hay, là anh hùng thức thời Khen vợ hết lời./.


XEM VIDEO
Sợ Vợ Ôi Buồn....



St

User avatar
nangchieu
Posts: 2064
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

"Ca Rao" Chia Tay Tình Đầu Ánh mắt khiếm nhã
Bản năng khiến bạn không thể không nhìn những nơi... thích nhìn. Nhưng bạn nên giữ ánh mắt từ mặt nàng đến... trần nhà. Đừng nhìn xuống hơn nữa, vẫn biết có đôi chút tự hào nhưng nàng sẽ nhanh chóng chuyển sang khó chịu. Dù ai cũng hiểu rằng:
Bánh mì phải có pa-tê
Đàn ông phải có máu dê trong người.


Bóng gió nói “chuyện ấy”
Đừng có lo nàng nghĩ rằng bạn không hiểu gì về “chuyện ấy”. Cho nên quá nhiều câu ám chỉ về nó, dưới mắt nàng bạn sẽ thành “chuyên gia săn gái”, thậm chí là kẻ có tư tưởng:
Yêu em mấy núi cũng trèo
Đến khi em chửa mấy đèo anh cũng dông!!!


Viết thư quá “mùi mẫn”
Nếu bạn chỉ là thi sĩ cỡ... “bình loạn tranh vui” thì dễ rơi vào tình trạng “Câu trên lãng mạn, câu dưới... liều mạng”, chẳng hạn:
Sông Cầu nước chảy lơ thơ
Có đôi trai, gái ngồi... hơ quần đùi.


Để mắt tới bóng hồng khác
Lần đầu hẹn hò, tuyệt đối tập trung vào nàng mà thôi. Ánh mắt bạn cứ “đi tuần” trên cơ thể cô hầu bàn hoài làm nàng có cảm giác sau này cưới rồi bạn sẽ là nhân vật chính của câu:
Đèn nhà ai ấy sáng
Vợ chú nào, chú ấy… ngán


Say lướt khướt
Không gì tệ hơn say, dù bạn muốn say để “dũng cảm” hơn trước nàng. Cho nên, đừng kết thúc buổi tiệc bằng việc bạn nói mãi một câu vô nghĩa nào đó. Bởi phụ nữ không thích đàn ông nồng nặc mùi bia rượu, miệng luôn lảm nhảm:
Nói thì bảo là không nói
Không nói thì bảo là nói
(!?!)

Ba hoa về “trận chiến cũ”
Dù nàng tò mò về quá khứ của bạn, cũng nhớ tránh chủ đề về những lần “cưa cẩm” cũ. Không cô gái nào muốn nghe rằng cô ấy là người kế tiếp trong danh sách của bạn. Nếu không, lúc mất nàng rồi bạn mới ngộ ra rằng:
Còn thời lên ngựa bắn cung
Hết thời xuống ngựa lấy thun bắn ruồi.


Nói tục
Một câu văng tục dù nhẹ nhàng phát ra xem như xoá tan những lời nói mà bạn phải gọt từng chữ trước đó. Bởi thế bạn nên cố gắng tránh những câu nhạy cảm, hãy cho nàng thấy bạn không thuộc loại “ngồi xổm lên ghế hút thuốc lào phả vào mặt người khác”.
Lời nói không mất tiền mua
Lựa lời mà nói cho vừa... tình yêu!


Theo Jap Tiên Sinh

User avatar
saulong
Posts: 114
Joined: Thu Aug 06, 2009 6:02 pm

Post by saulong »

Image

Lá rụng về cội

Apartment nơi chàng ở nằm trên tầng hai, phía sau phòng ăn là một balcony nhỏ, ở đây có một chiếc ghế nhựa, chàng thường ngồi lên đó, vừa hút thuốc vừa nhìn thiên hạ phía dưới. Hoặc mỗi khi có điều gì phiền não chàng cũng thường nhìn trời đất quạnh hiu thổi những ngụm khói cay xè đắng nghét vào không gian để trầm tư mặc tưởng. Phía dưới balcony là một khoảng sân rộng dùng làm parking. Mỗi chiều sau giờ tan sở những chiếc xe đủ loại, đủ màu sắc, cũ mới lẫn lộn từ các nơi về đậu san sát bên nhau.

Để giải buồn chàng thường phân nhóm xe theo màu sắc và ví khu parking này như là nước Mỹ, còn tất cả màu sắc kia đại diện cho từng màu da của từng dân tộc qui tụ về đây để làm nên hợp chủng quốc. Chỉ một parking nhỏ thu hẹp này thôi, cũng đủ thấy giàu nghèo khó mà lẫn lộn. Cái tật ghiền thuốc chàng không bỏ được, cho nên chiều nào chàng cũng phải ra balcony để giải quyết cơn ghiền, thét đâm thành thói quen. Và rồi không biết tự lúc nào, chàng phát giác ra chủ nhân của chiếc Toyota Cressida đời 89 màu bạc cứ mỗi ngày vào khoảng 4 giờ chiều về đậu phía dưới parking là một cô gái Việt Nam. Mặc dù chàng có thể quan sát từ phía sau lưng, nhưng chàng tự cả quyết như thế, bởi vóc dáng mảnh khảnh của cô gái rất dễ phân biệt trong đám Mỹ đủ màu, huống hồ cô gái lại có một suối tóc đen huyền thả ngang thắt lưng. Mái tóc đặc biệt này chỉ có ở những cô gái Việt Nam mà thôi. Mái tóc đó cộng với vóc dáng hài hòa đã gợi cho chàng nhớ lại vóc dáng của ai kia, mỗi chiều trong quá khứ đậm nét trong lòng.

Chàng đâm ra tư lự muộn phiền. Ở đâu đó trên quê nhà dịu vợi trong đời, một hình bóng đã đi qua, bi thương và nhức nhối không thể phôi pha. Điếu thuốc trên môi chỉ có một khoảng thời gian ngắn ngủi để cháy vừa đủ cho cô gái bước xuống xe, khóa cửa và bước vào khu Apartment trước mặt. Cô gái không bao giờ ngước nhìn lên để biết rằng mình đang được theo dõi, thành thử khuôn mặt đẹp xấu cỡ nào chàng rất mơ hồ không xác định. Cứ thế mỗi chiều chàng ra balcony đứng hút thuốc để đợi cô gái về vào giờ nhất định và đậu xe ngay nơi parking đó. Cho đến một hôm, cô gái chợt tình cờ nhìn lên bắt gặp chàng đăm đăm nhìn mình. Trong khi chàng còn đang bối rối vì bị bắt gặp quả tang nhìn lén, thì cô gái nhoẻn miệng cười gật đầu:
"Chào chú”
Chàng ấp úng:
"Chào cô bé. Cô bé đi làm về?"
"Dạ"
Lần hội ngộ chỉ có bấy nhiêu thôi. Nhưng không hiểu sao khi thấy được rõ ràng khuôn mặt cô gái chàng bỗng giật mình. Cảm giác cho chàng biết là khuôn mặt đó rất ư quen thuộc, chàng đã từng gặp ở đâu nhiều lần trong cuộc đời.

Khuôn mặt đó đã làm tôi choáng váng. Những lúc đêm về, ngước nhìn lên bầu trời hồn lang thang một mình trong không gian bao la giữa muôn ngàn vì sao lấp lánh, bỗng nhiên tôi quá cô đơn. Một quá khứ tuổi thơ ở nơi nào xa thẳm trong tận đáy tâm tư bỗng hiện về tê buốt hãi hùng đến quá đỗi chạnh lòng. Đành cuả tôi giờ này đang làm gì ở thế giới miên viễn bên kia. Có thơ thẩn một mình nhìn lên bầu trời giống như tôi lúc này hay không? Bất giác tôi tự trả lời: nơi ấy nàng đơn độc quá không còn tôi bên cạnh để cùng tưởng nhớ về một chuỗi tháng năm qua không thể nào quên...
Đành ngồi sau lưng tôi, chiếc xe Honda Dam chỉ cần 5 phút chạy ngoằn ngoèo là đã ra khỏi thị trấn, nàng hỏi:
"Bây giờ mình đi đâu đây Tấn?"
"Đi đến tận cùng trời cuối đất"

Cùng trời cuối đất cuả tôi là chạy lòng vòng trên những con đường đất nhỏ. Nàng rất thích những con đường này, bởi vì dưới những lũy tre im vắng mà những tàng lá trên cao hai bên giao nhau chỉ để rớt xuống mặt đường những giọt nắng màu hanh vàng. Xe chạy qua, những giọt nắng bám lên người và nàng thích thú đưa tay ra hứng. Những lúc đó khuôn mặt nàng đầy rạng rỡ thanh cao. Còn tôi trần tục thì thích những con đường làng bởi vì nó đầy ổ gà lởm chởm, có lý do để nàng ôm chặt lấy tôi để khỏi bị rớt xuống đường. Thỉnh thoảng, một luồng gió nhẹ cuốn theo mùi thơm cuả cỏ, thổi làn tóc dài quyện lấy vai tôi. Một vài sợi tóc nghịch ngợm vuốt ve vào mặt làm tôi ngây ngây ngất ngất. Nàng cũng biết rõ là tôi ma giáo cố ý không tránh ổ gà, nhưng người thanh cao lại đồng loã với tên phàm tục để cho kỷ niệm tràn đầy tuổi đầu đời cuả hai kẻ yêu nhau.

Lần về phép đầu tiên từ quân trường Đồng Đế, năm đó thị trấn Ninh Hoà bị ảnh hưởng cuả một cơn bão không biết từ đâu đưa tới. Nước từ thượng nguồn KrongBut Ban mê Thuột đổ về con sông Dinh nhỏ xíu nằm giữa thị trấn. Con sông lưu lượng không đủ chưá nên nước tràn ngập các lối đi. Nhà nàng nằm trên bờ sông không hiểu sao vẫn còn đứng vững trước cơn phong ba bão táp. Mưa đã tạnh, chỉ còn tiếng nước bì bõm theo đôi giày nhà binh nặng trĩu đối vơí anh chàng sinh viên sĩ quan non trẻ như tôi. Nhà vắng, không một bóng người, chỉ có nàng đang nằm ngủ trên chiếc giường tre ọp ẹp. Nàng nằm ngủ tỉnh bơ xem như chuyện gió mưa là chuyện cuả trời đất còn chuyện ngủ là chuyện cuả riêng nàng, hai chuyện đó không dính nhập vào nhau. Về phép không báo trước, tôi định dành cho nàng một bất ngờ. Ai dè ngược lại nàng dành cho tôi một bất ngờ lớn hơn. Nàng nằm đó, nét con gái với những đường cong chưa phát triển hết cuả tuổi dậy thì đã làm cho tim tôi bỗng nghẹn ngào thảng thốt. Trong giấc ngủ nàng như hơi mỉm cười hơi thở nhẹ làm cặp vú bằng cái núm cau nhỏ xíu quên mặc áo ngực nhấp nhô như mời gọi. Tôi chỉ biết quì bên cạnh giường nàng giữa dòng nước để ngắm nhìn im lặng. Trong tôi là một nỗi đam mê thánh thiện, tiềm thức đã in sâu khuôn mặt nàng và làn tóc rối. Hệ thống quay phim trong đầu tôi làm việc, tôi quay đi quay lại khuôn mặt thánh thiện đầy man dại kia trong giấc ngủ và lưu giữ nó vào từng sợi máu trong hệ thống thần kinh não tủy. Mỗi khi nhớ đến tôi chỉ cần nhắm mắt, khuôn mặt nàng như một khúc phim quay chậm lần lượt hiện ra cùng với niềm thương yêu theo tôi cho đến cuối đời.

Khuôn mặt đó rất thân quen, chàng làm sao quên được. Chàng cố moi óc để nhớ, để suy luận cô gái này mình đã từng gặp ở đâu, nhưng không thể nào nhớ nổi. Cô gái chỉ vào khoảng 20 trở lại, còn chàng thì đã ngoài 40, có một khoảng thời gian quá cách biệt không thể tạo ra trường hợp gặp nhau. Nhưng không hiểu sao từ lúc tình cờ thấy được khuôn mặt cô gái chàng đâm ra vương vấn mơ hồ. Trước đây mỗi lúc ghiền thuốc chàng phải ra balcony để hút vì sợ khói làm ngộp căn phòng. Giờ thì chàng cố tạo ra cơ hội, chiều nào cũng vậy vào giờ nhất định ra ngoài balcony để có lý do nhìn vớ vẩn xuống bãi đậu xe, chờ đợi được nhìn cô gái đi làm về. Còn cô gái từ lúc biết có người từ trên cao nhìn xuống, không còn tắt máy lẳng lặng vào nhà như mọi khi. Sau khi đóng cửa xe lại, thế nào cũng ngước lên cười với chàng một tí. Chàng chỉ cần có thế, chỉ cần có bấy nhiêu đó mà thôi, hồn mình bỗng nhiên dịu vợi. Hai người đã mặc nhiên quen biết nhau: người chờ và kẻ được chờ.

Cô gái nhỏ gọi chàng bằng chú, chàng gọi cô gái bằng cô bé để thay thế tên gọi. Cả ngày chàng chỉ cần hai tiếng chào chú êm dịu phát ra từ cái miệng hình trái tim nhỏ nhắn kia. Đến nỗi đôi lúc chàng tự giật mình, không biết mình chờ đợi cô gái đến khát khao để nghe hai tiếng chào dịu dàng hay là để tìm lại một khuôn mặt, một bóng hình đã xa trong dĩ vãng? Chỉ biết hai ngày cuối tuần cô gái không đi đâu, vắng cô gái theo thói quen, chàng đâm ra buồn thơ thẩn. Chẳng lẽ nào cô gái lại chiếm lấy tâm hồn già nua đầy cằn cỗi cuả mình? Chẳng lẽ chàng đã yêu cô gái này như một cơ duyên tiền định? Một trái tim héo hắt muộn phiền đã ngủ quên một thời gian dài nay bỗng nhiên thức dậy?

Ngày ra trường tôi có mười ngày phép để chuẩn bị về đơn vị mới. Mười ngày đó tôi và Đành chính thức yêu nhau. Mười ngày khoảng thời gian không đủ dài để tôi dành tất cả cho nàng. Nhưng biết sao hơn, chiến tranh đang tàn phá quê hương. Ngoài Đành ra tôi còn có bổn phận cầm súng để góp phần bảo vệ nửa mảnh đất hình chữ S này đang bị Cộng Sản miền Bắc xâm lăng. Ngày tôi ra đơn vị, Đành đứng bên cạnh trong lúc chờ đón xe xuôi về miền Trung, hai con mắt nàng đỏ hoe. Tôi cố mỉm cười:
"Anh không bao giờ dám nghĩ là sẽ có một ngày mình có một cuộc tiễn đưa mà anh thì không thể hưá ngày trở lại."
"Em cũng thế. Chỉ sợ chuỗi thời gian sắp tới em không biết phải làm gì để khoả lấp được nỗi nhớ anh?"
Tôi đùa::
"Thì em "cứ đợi anh về " như trong tuồng cải lương là xong có gì đâu."
"Nhưng lỡ em không đợi được thì sao?"
"Em cứ việc lấy chồng là yên chuyện."
"Em không đuà với anh nữa"
Rồi nàng tuyên bố:
"Em đợi không được em sẽ tìm đến nơi mà anh sẽ đến."

Tưởng nàng nói cho suông miệng. Không ngờ tháng 1/75 đơn vị tôi đang trấn giữ đèo An Khê, Bình Định với nhiệm vụ ngăn chận sư đoàn 320 cuả Cộng Sản Bắc Việt từ mật khu An Trường cắt quốc lộ 19 nối liền PleiKu - Qui Nhơn. Giữa lúc hai bên đang ghìm nhau để thăm dò ý đồ chiến thuật cuả mỗi bên thì Đành từ Ninh Hoà ra thăm tôi. Nhìn nàng bơ phờ hốc hác lặn lội đường xa, sự xúc động khiến tôi nghẹn ngào. Nàng ở với tôi một tuần và cho tôi tất cả, kể cả tuổi thanh xuân mà hai đưá tôi cùng giữ gìn. Biết sao hơn, cả hai chúng tôi cùng ích kỷ trong tình yêu mà chiến tranh thì khốc liệt sẳn sàng chia cắt bất cứ lúc nào.

Những buổi sáng, sau một đêm biết mình còn sống, tôi và nàng ngồi trên đỉnh đèo nhìn xuống đường 19 sâu thẳm chạy ngoằn ngoèo như một con rắn nhỏ. Buổi sáng ở đó, sương mù bao phủ đầy cánh rừng phiá dưới giống như mây bay trong truyện cổ tích. Tôi và nàng như là đang ở trên mây. Nếu không có chiếc áo jacket nhà binh quấn chung quanh người nàng cho đỡ lạnh và trên người tôi không trĩu nặng hai cấp số đạn trong tư thế sẵn sàng tác chiến thì tôi cứ ngỡ tôi và nàng đang ở một thế giới khác, thật bình yên, không chết chóc, không có chiến tranh và thù hận. Khi mặt trời vưà ló dạng ở phiá đông, chim rừng đã thi nhau ca hát. Tôi choàng tay qua vai Đành, nàng nép mình trong lòng tôi bé nhỏ. Tự lúc đó tôi biết rằng hồn tôi vĩnh viễn không thể thiếu nàng.


Áp lực chiến sự càng lúc càng nặng. Trước tình hình dầu sôi lửa bỏng, đơn vị tôi có thể di quân bất chợt. Tôi năn nỉ hết sức nàng mới chịu về. Chiếc xe Dodge cuả đại đội đưa nàng trở lại thị trấn Bình Khê. Khi chiếc xe nhà binh cũ kỹ lăn bánh, nàng nắm chặt lấy tay tôi, đôi mắt mở to ngơ ngác. Nàng cố thu hết hình ảnh cuả tôi lần cuối cùng trước khi bịn rịn thả tay tôi ra. Tôi ráng nhoẻn miệng cười méo xẹo để nàng yên tâm. Đôi mắt đó đã làm tôi choáng váng, không khóc nhưng sao long lanh như ngấn lệ. Nhìn vào đôi mắt nàng tôi thấy mình sao quá đỗi hiu hắt cô đơn.

Chàng chạm mặt cô gái ở lối vào Apartment một cách cố ý:
"Chào cô bé"
Cô gái đang suy nghĩ điều gì, giật mình mở to đôi mắt hốt hoảng:
"Ồ my god, chào chú."
Thoáng một cái, chàng thấy mình biến thành hai người đứng trong lòng đen đôi mắt cô gái. Trong khoảng thời gian một phần ngàn tích tắc, chàng chợt rùng mình. Chàng tình cờ bước vào đôi mắt đó, mà cả chính chàng và cô gái không hề hay biết. Cô gái hỏi chàng:
"Chú đi đâu thế?"
Chàng thật thà:
"Chú đâu có đi đâu. Chú cố tình đụng đầu với cô bé để làm quen. Bởi vì hình như chú đã từng gặp cô bé ở một nơi nào mà chú không nhớ nỗi “
Sợ cô gái hiểu lầm với lối tán gái cũ rích, xưa như trái đất, chàng thêm:
"Chú nói thật đó"
Cô gái cười:
"Cháu đâu có nói chú dối đâu. Hay là mời chú ghé lại phòng cháu chơi."
"Cô bé không ngại à?"
"Ngại gì. Cháu sống một mình, quen được chú, thêm một đồng hương nơi xa lạ này cũng là một điều hay."
Phòng của cô gái ngăn nắp, sạch sẽ không giống như cái ổ chuột của chàng. Chàng hỏi:
"Cô bé ở một mình?"
"Không, với một người bạn gái nữa"
"Thế cô bạn đâu rồi?"
"Nó nghỉ vacation về Florida thăm gia đình rồi"
"Còn gia đình cô bé?"
"Đây này..."
Cô gái chỉ chung quanh căn phòng
"Không, ý chú muốn hỏi về ba mẹ"
Mặt cô gái thoáng buồn:
"Cháu không có ba mẹ"
Sợ vô tình khơi lại một nỗi niềm thầm kín nào đó cuả cô gái, chàng lúng túng:
"Ồ... cho chú xin lỗi, chú không cố ý."
" Không sao đâu, cháu quen rồi. Còn chú?"
Chàng đùa:
"Chú cũng vậy, chú không có ba mẹ. Chú ở một mình"
"Ý cháu muốn hỏi vợ con chú kìa”
"Chú mồ côi vợ từ lâu lắm rồi"
"Thế ai bảo lãnh chú qua đây?"
" Không ai bảo lãnh hết. Chú đi theo chương trình HO. Khi phỏng vấn chú ghi danh theo kiểu con bà phước. Chính phủ Mỹ đưa chú qua đây dưới sự bảo trợ cuả hội thiện nguyện địa phương."
Chàng sợ cô gái không hiểu con bà phước là gì, chàng giải thích:
"Con bà phước nghĩa là tứ cố vô thân đó cô bé"
Cô gái nhìn chàng thương hại:
"Như vậy, đứng về một phương diện nào đó, hoàn cảnh của hai chú cháu mình giống nhau."

Kết quả những ngày ở với tôi trên đỉnh đèo An Khê, Đành mang thai. Đầu tháng 3/75 Tiểu đoàn trưởng cấp cho tôi ba ngày phép đặc biệt để về Ninh Hoà cưới vợ. Thị trấn hiền lành này cuả những ngày tháng 3/75 sống trong tình trạng lo âu hốt hoảng. Ban Mê Thuột mất, phòng tuyến đơn vị Dù trấn giữ Khánh Dương tan vỡ. Cộng Sản Bắc Việt đang theo quốc lộ 21 tiến quân về Nha Trang. Tất cả dân Ninh Hoà gởi gấm niềm tin vào sự chiến đấu cuả các trung tâm huấn luyện Đặc khu Dục Mỹ. Tôi cưới vợ trong cơn hấp hối cuả chính quê hương mình. Trước ngày trở lại đơn vị, tôi ngồi với nàng suốt đêm bên bờ sông Dinh để chờ trời sáng. Dòng nước đen xanh dưới những chòm sao lấp lánh, thấp thoáng một vài đám lục bình trôi dật dờ không biết giạt về đâu giữa cơn bão nổ hưá hẹn đổ ập xuống vùng đất hiền lành. Nàng hỏi tôi:
"Khi nào chiến tranh kết thúc hả Tấn?"
"Anh làm sao biết được. Anh chỉ là người lính chiến đấu theo lệnh. Nhưng anh nghĩ Ninh Hoà là ngã ba giao liên giữa hai quốc lộ 1 và 21. Đó là hai quốc lộ chính huyết mạch để phòng thủ Nha Trang, bất cứ giá naò cũng phải giữ không thể mất. Mà thôi, em đừng thèm nói chuyện chiến tranh nữa, nói chuyện mình đi. Anh chỉ còn ở với em vài tiếng đồng hồ thôi."
Giống như trăm ngàn đàn bà con gái trên cõi đời này, nàng ngả đầu trên vai tôi khi nói về tương lai:
"Anh thích con mình là con trai hay con gái?"
"Con gái giống hệt em"
"Em thích con trai. Con gái cứ phải hồi hộp đợi chờ cả đời, khổ lắm. Con trai bay nhẩy đây đó khỏi phải bận tâm. À này, con mình ra đời anh đặt tên nó là gì"
"Em chọn đi"
"Không, cho anh chọn trước"
Tôi đâu nghĩ một lúc nào đó mình sẽ có con, nên hơi mắc cỡ. Nhưng thấy nàng tha thiết đến nghiêm trang, tôi đề nghị:
"Hay là em chọn tên con trai, anh chọn tên con gái"
"Cũng được"
Như đã có chủ ý từ trước, nàng dứt khoát:
"Nếu là con trai em sẽ đặt tên cho nó là... Đăng Quang. Đến phiên anh"
"Anh à... Nếu con gái anh đặt tên cho nó..."
Bây giờ đang là cuối xuân, nhưng quê tôi đã là chớm hạ. Bởi cây sầu đông ven sông, những cánh hoa li ti bắt đầu rụng để kết nụ thành trái. Tôi nhìn những cánh hoa nhỏ xíu trắng loang loáng trên mặt nước, không khí thật yên lành như thể chiến tranh đã dừng chân ở một nơi nào xa lơ xa lắc.
"Anh sẽ đặt tên cho con là Uyên Hạ"
Tôi giải thích thêm:
"Uyên là đôi uyên ương giống hai đưá mình. Hạ là muà Hạ, cái muà con mình được tạo nên hình dáng. Em đồng ý không?"
"Nghe hơi caỉ lương, nhưng em đồng ý"
Tôi đưa ngón tay trỏ ra móc ngoéo với nàng. Đành chỉ vào đám lục bình trên sông:
"Cuối cùng nó sẽ về đâu anh nhỉ?"
"Ra cưả biển. Tất cả đều ra cưả biển"
Nàng thì thầm:
"Biển, đó là nơi đến cuối cùng. Sóng lặng yên lành hay bão tố. Trong chiến tranh kiếp sống cuả một con người đâu khác gì đám lục bình trôi bềnh bồng trên mặt nước."

Sáng hôm sau tôi trở lại đơn vị trên chiếc xe đò trống trơn. Bù lại, ngược chiều là những chiếc xe chật ních người. Dân chúng miền Trung bắt đầu di tản về các tỉnh phiá Nam. Trên báo chí hình ảnh cuộc tháo chạy khỏi Pleiku theo liên tỉnh lộ 7 cuả quân đội đã gây sự bất ổn cho mọi người. Pleiku bỏ trống, đèo An Khê trở thành tiền đồn chính để giữ vùng duyên hải trên quốc lộ 19. Việt Cộng pháo kích như mưa vào thị trấn Bình Khê trước khi ào ạt xua quân chiếm lấy. Đơn vị tôi bị bao vây trở thành ốc đaỏ không ai ngó ngàng đến. Chúng tôi không còn cấp chỉ huy và hậu cứ, đành phải tan hàng. Chúng tôi chia nhau từng toán nhỏ xé rừng thoát thân số mạng giao cho hên xui may rủi. Khi về đến Qui Nhơn, không thể nào diễn tả nỗi tuyệt vọng cuả tôi khi thị xã không bóng người. Tiểu Khu Bình Định và Bộ chỉ huy Cảnh Sát đang còn ngùn ngụt cháy. Hai cơ quan quyền lực nhất tỉnh bị mất bởi những tên du kích điạ phương không đáng một đồng xu bát gạo. Những tên không đáng một đồng xu bát gạo đó khi nghe chúng tôi còn kẹt lại Quân y viện Qui Nhơn đang tìm cách thoát ra biển đã tặng chúng tôi khoảng 10 trái súng cối 82 ly trước khi bao vây bắt loa kêu gọi chúng tôi đầu hàng. Ngày 31/3/75 lợi dụng trời đang chạng vạng tối, tôi và một thằng nữa vưà bò vưà lết ra bờ biển. Chúng tôi bò lết trong trạng thái vô thức, vô tri giác, bò không biết về đâu, làm gì, trong khi tứ bề thọ địch. Đang bò bỗng thằng bạn cắm đầu về phiá trước. Tôi chưa kịp đưa tay ra đở thì nghe tiếng hét lanh lảnh:
"Giơ tay lên. Đứng dậy"
Tôi ngoan ngoãn đưa tay lên khỏi đầu thật hiền lành. Suốt mấy ngày gần như không ăn uống thêm sự lo âu không biết bị bắt lúc nào đã khiến thần kinh tôi căng thẳng muốn nổ tung. Giờ bị bắt tư ïnhiên tôi thở phào nhẹ nhõm. Biển rì rào bên cạnh. Tôi hít một hơi thật dài, khẻ nhắm mắt để lắng nghe một tiếng nổ thật bình thản. Tiếng hét lúc nãy lại vang lên:
"Một tay để trên đầu, một tay tháo giày ra mau."
Khi tôi vừa buông đôi giày, hai thằng xông đến. Bằng tất cả sức vũ phu sẵn có, chúng kéo giật hai khuỷu tay tôi ra đằng sau, dùng dây dưà trói chặt, tàn bạo không tiếc ngọc thương hương chút nào. Đầu mũi súng chọt mạnh vào ngực tôi đau điếng:
"Đi.."

Tôi nhẹ nhàng đi trên biển, gió từ ngoài khơi thổi vào mát rượi. Lần đầu tiên được đi chân trần sau mười ngày đôi giày không cởi, ngay cả trong giấc ngủ, tôi có cảm tưởng mình đang đi trên nhung. Cát biển mịn dưới chân về đêm âm ấm chui vào từng kẽ ngón. Biển khiến tôi chợt nhớ có lần hưá với Đành khi nào về phép sẽ đưa nàng đi dạo biển Nha Trang về đêm. Chuỗi ngày sau đó dưới mũi súng cuả những tên Việt Cộng trẻ con đầu óc đã được nhồi sọ chất đầy căm thù, đám tàn quân chúng tôi áo quần tơi tả hằng ngày phải bươi móc, dọn dẹp từng đống gạch đổ nát ở Quân y viện Qui Nhơn, đem từ trong đó những xác người mà đầu, mình, tay chân không còn nguyên vẹn. Những xác người này mới đây thôi còn là chiến hữu chia xẻ âu lo về số phận cuả một con người giữa cơn bão lửa. Nay họ đã bình thản ra đi về cõi vĩnh hằng. Dù uất ức, nhưng ít ra không còn phải bận tâm lo nghĩ một điều gì. Giống như lăn bột những con tôm trước khi cho vào chảo dầu, xác người chết được tẩm đầy vôi trắng trước khi vứt xuống một cái hố đào sẵn. Hơn 30 đồng đội bất hạnh được chôn còn thua một con chó ghẻ. Những đôi mắt mở trừng trừng không chịu nhắm lại dù tôi cố lén đưa tay vuốt mắt từng người. Những đôi mắt ngửa thao láo nhìn lên bầu trời dường như vẫn còn hy vọng tận cuối phương trời phiá Nam những chiếc máy bay xuất hiện như một kỳ tích để phản kích lại đối phương như mọi lần trước đó. Bây giờ là đầu tháng Tư những chiếc loa hàng đêm trong trại giam ra rả hét ỏm tỏi vào tai về những chiến thắng bất ngờ dễ dàng ngoài dự trù mơ ước cuả chúng trên đường tiến quân về Sài Gòn. Những hy vọng mơ hồ cuả chúng tôi trở thành tuyệt vọng hoàn toàn.Nhưng tôi vẫn phải sống vì tôi không được chết. Nói cho đúng hơn, tôi thèm sống một cách tuyệt vọng lạ lùng.

Bọn chúng vẫn khai thác hàng ngày trên xác thân ốm yếu càng lúc càng tàn tạ này bằng mọi kiểu. Tôi là một người lính bại trận không còn gì để nói, cho nên bọn chúng xem tôi là một tên ngoan cố, cứng đầu. Để tránh đau đớn cuả mỗi lần tra tấn mà da thịt tôi dù thiếu ăn đói khát vẫn còn cảm nhận, đêm đêm trước mỗi ngày chúng dẫn tôi từ phòng biệt giam ra để hỏi cung, tôi tự diệt sức lực còn sót lai cuả mình bằng cách thủ dâm. Chỉ có cách đó mới đối phó với những ngọn đòn thù cuả bọn chúng. Tôi muốn mình không còn đủ sức để tỉnh khi ngọn đòn tra tấn đầu tiên phủ lấy lên người. Trước khi chìm vào cơn mê loạn, hình bóng cuả Đành hiện về nhức nhói đến buốt da. Tôi liên tưởng đến nàng, vì nàng là cứu cánh trong tâm hồn và thể xác khô cằn này. Khi thể xác cuả tôi bất chợt rung lên những khoái cảm đớn đau đến nghẹt thở, tôi gọi tên nàng mà không khóc được, bởi cơ thể không còn năng lượng để tạo ra nước mắt.

Vì tôi cứng đầu nên bọn chúng đã biệt giam tôi suốt năm năm trời không được tiếp xúc với thế giới bên ngoài. Sau này tôi mới biết rằng những năm này Đành cố gắng tìm tôi nhưng tôi vẫn biệt tích, vì thế nàng đinh ninh rằng tôi đã chết. Nàng chọn ngày 31/3 là ngày Qui Nhơn bị mất để làm đám giỗ cho tôi, và xem ngôi mộ tập thể ở Gành Ráng là nơi tôi yên nghỉ. Mười năm biệt xứ từ trại tập trung cải tạo tôi được thả về. Tôi trở lại con xóm nhỏ ven sông thị trấn Ninh Hoà ngày xưa. Cảnh cũ đã không còn. Căn nhà tranh nơi nàng nằm trải tóc tuổi thơ, bão tố năm nào không làm sụp đổ, nay giặc về chỉ còn là mô đất trống với cỏ dại mọc bao quanh. Cây sầu đông nơi đêm cuối cùng ngồi bên nàng trước ngày trở lại đơn vị đã bị chặt ngang lưng. Cạnh đó là đầu cuả một con đập bằng tre chắn qua sông. Rác rưới phiá trên dòng không lối thoát vướng vào hàng cây chắn ngang cứ dật dờ, dật dờ làm cho màu nước thêm đục ngầu. Những điều tôi biết về nàng rất ít. Chỉ biết sau khi mất nước, nàng sinh con gái, và khi chắc chắn tôi đã chết không còn hy vọng sống sót trên cõi đời này, nàng đã ẵm con đi đâu không rõ. Sau có người nói là nàng đã vượt biên, toàn thể chiếc ghe đều chết chìm trên biển. Tôi đứng trên thành cầu nhìn xuống dòng sông. Con đập làm dòng nước lặng lờ không muốn chảy. Phải chi tôi còn nước mắt để nhỏ xuống con sông, những giọt nước mắt sẽ làm đầy con nước, để tất cả khổ đau cuốn phăng ra biển để gởi đến vợ con tôi. Con đập chắn ngang dòng sông nơi kỷ niệm giống như vết dao chặt ngang thân xác này mà không chảy máu. Mười năm,... tù tội đã biến bên ngoài hình dáng tôi thành một con người khác, nhưng bên trong những nỗi khổ đau không thể nào phai dù năm tháng có chất chồng dày dày lớp lớp. Vì nàng đã bất diệt trong tôi.

Chàng hỏi cô gái:
"Hoàn cảnh chú và cô bé giống nhau ở điểm nào?"
"Cháu từ đảo qua đây cũng theo diện con bà phước giống như chú." Nhìn bên ngoài cô gái gần như là Mỹ hóa, chàng không tin cô gái nói thật. Tuy thế chàng vẫn tò mò:
"Cô bé có thể kể cho chú nghe tại sao cô bé không có ba mẹ hay không?"
Cô gái tỉnh bơ:
"Tại vì ba mẹ cháu đã chết"
"Ồ...cho chú xin lỗi"
"Không sao đâu chú."
Cô gái buồn buồn. Hình như có một hấp lực nào đó xui khiến chàng buột miệng:
"Kể cho chú nghe về ba mẹ đi"
Cô gái khẽ gật đầu rồi ngồi yên. Chàng đưa mắt thử xem con nhỏ tiếp tục làm gì. Bỗng nhiên khuôn mặt Cô gái xa xăm nhìn ra cửa:

"... Mẹ nuôi tôi trong nỗi nhớ thương người chồng đã mất, chất chồng và áp bức chung quanh. Đối với xã hội hiện tại, mẹ con tôi chỉ là những cọng rơm khô được hiện hữu bên lề. Tôi vô tư và cầu mong mình yên lành như vậy, miễn cạnh tôi lúc nào cũng có mẹ bao bọc chở che. Nhưng chính quyền lại không muốn như thế, họ muốn đốt cháy luôn cọng rơm bé nhỏ này, bởi không gian đất trời đã là tài sản mà suốt 30 năm họ cố chiếm cho bằng được bằng mưu đồ gian manh. Ba tôi khi còn sống là lính, một trong những lý do đã ngăn chận phần nào thời gian sớm hơn ý đồ cuả họ. Cho nên khi chiến thắng chuyện rửa hận họ ngồi tính sổ là chuyện đương nhiên. Căm thù trút lên đầu mẹ tôi, người đàn bà trở thành goá buạ ở tuổi hai mươi.

Mẹ tôi 20 tuổi với bào thai 5 tháng còn nằm trong bụng. Mờ tinh sương đã thức dậy tảo tần đón những gánh rau cuả dân làng ven thị trấn, để sáng đem ra chợ ngồi bán. Kiếm sống theo nhu cầu sinh tồn lại thường xuyên bị kết tội là chây lười lao động, quen thói ngụy ăn bám hút máu nhân dân. Mẹ tôi là một trong những đối tượng bị kiểm điểm phê bình hằng đêm bởi những tội lỗi mà ngay bản thân mẹ không hiểu được. Nhan sắc cuả một goá phụ ở tuổi 20 giống như một bông hoa đang nở, thêm một lý do để đám cường quyền cấp hạ tầng cơ sở đóng vai anh hùng cứu mỹ nhân, gia ân bố thí để mong đòi hỏi một giây phút ngã lòng nào cuả người thiếu phụ cô đơn. Mẹ âm thầm chịu đựng, luồn lách tránh né, cầm cự qua ngày để mong sinh được tôi ra, dạy dỗ tôi nên người. Trong lòng mẹ, tôi là chứng tích kết hợp bởi máu và tim từ một mối tình bất tử. Mẹ vẫn âm thầm hy vọng trong một nhiệm mầu ba tôi vẫn còn sống trên thế gian này để mà trở lại. Nhưng thực sự ba tôi đã chết.

Mẹ kể ở năm tôi lên 8 tuổi, cái tuổi chưa thấu hiểu nổi chuyện đời, nhưng có thể ghi nhận được những gì mà mình không thể nào quên. Mẹ kể vào một ngày cuối tháng 3, khi chiến tranh kể như chấm dứt tại thị xã Qui Nhơn thì ba tôi đã nằm xuống trong tư thế cuả một người chiến bại. Đối với kẻ chiến thắng, đó là cái chết tất yếu cuả một tên làm tay sai Mỹ ngụy đầy nhục nhã. Nhưng đối với mẹ, ba là một anh hùng vì người đã nằm xuống trên mảnh đất mà người có nhiệm vụ cầm súng để bảo vệ. Ba tôi đã chiến đấu cho đến phút cuối cùng không hề bỏ chạy như một số người. Ba đã chiến đấu chống lại cái phi nhân, bất nghĩa mà hôm nay mọi người đã thấy. Ba tôi không thành công vì ngươi là lính chịu chung số phận nghiệt ngã theo một qui luật, nhưng ba đã thành nhân, ít nhất ra đối với mẹ và sau này là tôi.

Tám tuổi, một đêm mưa buồn trong túp lều tranh xa xôi quê nhà, mẹ ôm tôi vào lòng kể lại chuyện tình giữa ba với mẹ. Mẹ kể có những buổi sáng mây mù bao quanh trên đỉnh đèo An Khê, mẹ dựa vào vai ba bềnh bồng trên mây. Ba vững như ngọn núi để mẹ là mây quanh năm bao phủ. Mẹ chỉ con đập chắn ngang dòng sông trước nhà, mẹ nói nơi đó trước đây có một cây sầu đông. Đêm cuối cùng ba ngồi với mẹ nhìn những cánh hoa sầu đông nhỏ xíu lăn tăn gợn trên mặt nước để đặt tên tôi. Có một thoả ước giữa ba và mẹ, mẹ đặt tên con trai, ba đặt tên con gái. Khi ra đời vì tôi là con gái nên thừa hưởng cái tên do ba để lại như một di sản của người. Tôi còn nhớ có lần mẹ dẫn tôi đến biển, mẹ nói đây là Gành Ráng, mẹ chỉ mô đất, một lùm cây nhỏ đúng hơn, mẹ bảo đấy là ngôi mộ mà người ta đã vùi xác ba cùng tập thể hơn 30 đồng đội cuả người. Mẹ nói những người đã chết trong lúc bất ngờ không thể nào nhắm mắt. Mẹ còn nói đời mẹ giống như những đám lục bình bập bềnh trên dòng sông quê nhà. Tất cả cuối cùng đều ra biển để phó thác cho may rủi. Thế rồi mẹ quyết định ra đi."

Cô gái xuất thần tiếp tục nói với khoảng không trước mặt, gần như chẳng hề biết có chàng đang ngồi bên cạnh. Cơ hồ như nếu không có chàng, cô gái vẫn có thể nói một mình, nói với chính mình nỗi đau chất chứa bao năm. Còn chàng, những giọt nước mắt tưởng đãkhô cạn bao năm trong quá khứ đắng cay, trong hiện tại phũ phàng, trong tương lai muôn trùng bỗng nhiên rơi đầy khuôn mặt.

"Ngày thứ 15 lênh đênh trên biển vì lạc hướng đi, mọi người trên thuyền chỉ còn biết mong chờ phép lạ. Trong cơn nguy nan tâm lý chung người ta thường cầu xin đấng thiêng liêng vô hình thương xót. Thượng đế, hoặc là không có thực, hoặc là những người trong chuyến đi nặng đầy nghiệp chướng, cho nên đáp những lời cầu xin bi thương đó biển đem lại cho họ một lũ người dã man hung dữ còn hơn loài cầm thú. Những tên ác nghiệt này giật mạnh tôi từ trong tay mẹ vứt vào góc thuyền. Mẹ hét lên trong phản xạ cuả một con cọp cái bị cướp mất đứa con, nhào tới cào cấu cố dành lại được tôi. Mẹ mạnh mẽ phi thường trong tim óc, nhưng thể xác mẹ yếu đuối mỏng manh. Một tên đập báng súng vào mặt mẹ, tôi nghe tiếng súng nổ và mẹ rơi xuống biển. Tôi chỉ biết thét lên hãi hùng. Sau đó tôi ngất lịm không còn biết gì nữa. Sau này tôi được biết tôi là một trong năm xác chết còn sống bị bỏ sót lại trên ghe mà người ta cứu được. Tôi đã mất thời gian bao năm tháng để lấy lại quân bình, và cứ thế tôi lớn lên đầy muộn phiền trong trại tị nạn Bidong Mã Lai cho đến khi được một gia đình từ tâm bên Mỹ nhận bảo trợ để qua đây... Hiện tôi đang sống bình thản như một người đã chết, còn những người đã chết thì đang sống muôn đời trong tận cùng nỗi đớn đau mà tôi ấp ủ."

Cô gái ngừng nói. Tự nhiên cô nhoẻn miệng cười đưa chiếc khăn tay lên chậm chậm hai con mắt của mình. Ở đó là những giọt lệ long lanh:
"Cháu bỗng dưng bắt chú nghe chuyện của cháu, kỳ ghê. Nhưng cháu cũng không hiểu sao ở chú dường như có một cái gì khiến cháu cầm lòng không nổi. Một cái gì đó đã gây cho cháu vô cùng xúc cảm."
Chàng không trả lời cô gái, chàng chỉ hỏi một điều gần như lạc đề:
"Cô bé có còn giữ tấm hình nào cuả mẹ hay không?"
"Dạ còn, chú muốn xem à?"

Chàng gật đầu. Cô gái đứng dậy lục trong xách tay, lấy đưa cho chàng một tấm hình đen trắng. Tấm hình đã muốn ố vàng vì thời gian năm tháng. Trong hình một người đàn bà khoảng 24, 25 tuổi đứng gần bên một đưá bé gái. Sau lưng là căn nhà tranh, một bên chái quỵ hẳn xuống được chống lên bằng cây nạng gỗ. Căn nhà trông giống như một phế binh lạc loài cô đơn.
"Đây là mẹ cháu. Đưá bé gái này là cháu lúc đó lên năm tuổi."

Người đàn bà mái tóc cắt ngắn, không còn dài như xưa, nhưng khuôn mặt kia làm sao chàng quên được. Khuôn mặt đó đã tan thành máu nuôi cơ thể chàng suốt bao năm. Chàng hốt hoảng quay sang nhìn cô gái. Lúc này chàng mới phát giác ra rằng: mái tóc đó, khuôn mặt đó, đôi mắt đó, vóc dáng đó là của Đành hai mươi năm về trước. Thảo nào khi gặp cô gái chàng đã có cảm giác thân quen như đâu từ muôn kiếp.

Thật giản dị, tại sao mãi đến giờ phút này chàng mới biết được? Chàng cũng chợt nhớ, từ lúc quen cô gái đến giờ chàng vẫn chưa có dịp hỏi tên. Giờ thì chàng hỏi mà giống như kiểm chứng, xác nhận một điều:
"Cô bé có phải tên là... Uyên Hạ?"
Cô gái ngạc nhiên gật đầu, chàng tiếp:
"Mẹ cô bé tên... Đành?
Lần này thì cô gái thảng thốt:
"Tại sao?....Tại sao chú lại biết tên mẹ cháu?"
Giống như vừa kéo xong một bi thuốc lào vào buổi sáng bụng trống, chàng nói trong cơn say dật dờ choáng váng như là nói cho riêng mình đã trở thành một hồn ma hiện về báo mộng:
"Vì sao à?...Vì tấm hình này là hình của vợ con ta. Vì mái tranh nghèo đổ nát phía sau là chứng tích nơi ta đã từng đến đó, từng ở đó từ những năm tháng còn thơ. Trước mặt còn có một dòng sông, lần cuối ta ngồi bên ai vào một đêm tối trời để đặt tên cho con là Uyên Hạ. Và bởi vì ta là người lính thua trận mà hai mươi năm về trước, mẹ con tưởng rằng ta đã chết.

Quan Dương

User avatar
macco
Posts: 3545
Joined: Mon Jan 17, 2005 8:04 am

Post by macco »

Image

Việt Dzũng - Một nghệ sĩ đa dạng –

Việt Dzũng sanh ngày 8 tháng 9, năm 1958 tại thành phố Sài Gòn. Cha là bác sĩ dân biểu Nguyễn Ngọc Bảy, của nền Đệ Nhị Cộng Hòa, và mẹ là bà Nguyễn Thị Nhung, giáo sư trường Nữ trung học Gia Long. Việt Dzũng có tất cả ba anh chị em, hiện sinh sống tại vùng Thung Lũng Hoa Vàng, miền Bắc California.

Việt Dzũng là học sinh trường trung học LaSan Taberd và là một học sinh xuất sắc. Việt Dzũng thụ huấn nhạc cũng tại Taberd, là thành phần trong ban nhạc trường, đóng góp tích cực trong các buổi liên hoan vào những dịp lễ lạc. Trong một lần đại diện trường để tranh giải tài năng trẻ, Việt Dzũng đã thắng giải tiếng hát Nam có triễn vọng nhất trong năm.

Năm 1975, Việt Dzũng cùng bà nội và 36 người Việt Nam, vượt biên trên con tàu dài 15-feet. Tại trại tỵ nạn, với số vốn tiếng Anh sẵn có, Việt Dzũng là thiện nguyện viên cho trại trong công việc dịch thuật, giúp đỡ cho đồng bào đồng hương hội nhập đời sống mới. Vào những ngày cuối cùng trại đóng cửa, chàng trai trẻ 17 tuổi Việt Dzũng được Toà Giám Mục thuộc giáo phận thành phố Springfied, tiểu bang Missouri bảo trợ. Năm đầu tiên tại Hoa Kỳ, Việt Dzũng là cậu thiếu niên sống trong một gia đình foster care (Gia đình bảo trợ cho các thanh thiếu niên vị thành niên mồ côi hoặc vô gia đình). Cũng như mọi thiếu niên tỵ nạn khác, Việt Dzũng tiếp tục đi học, và là học sinh tại trung học St. Agnes trong tỉnh. Năm sau Việt Dzũng đoàn tụ với gia đình, và dời về tỉnh Wood River, tiểu bang Nebraska.

Trong thời gian là học sinh tại trường trung học Wood River, Việt Dzũng cùng một người bạn Mỹ thành lập một ban nhạc lấy tên là "Firebirds" (Chim Lửa). Cuối tuần, hai chàng trai trẻ đi trình bày nhạc Đồng quê Mỹ (American country music) tại các quán nhạc trong tỉnh, và về sau tại khắp tiểu bang Nebraska. Vernon Larsen và Việt Dzũng trở thành một cặp song ca có tiếng trong tỉnh nhỏ này, và họ được mời trình diễn trong ngày lễ tốt nghiệp cuối năm của trường trung học tỉnh Wood River. Việt Dzũng chơi đàn và hát rất truyền cảm. Nhiều người Mỹ rất ngạc nhiên lẫn thích thú được chứng kiến một người Việt Nam trình bày nhạc của John Denver, The Beatles, The Eagles ...

Năm 1978, Việt Dzũng nộp một bài hát cho một cuộc tranh tài nhạc của tiểu bang Iowa - Iowa Grand Ole Opry - và đã thắng giải nhất trong mục "Tác giả bài hát hay nhất." Anh được một hãng dĩa nhạc đề nghị bảo trợ sản xuất một album nhạc Đồng Quê, nhưng VD từ chối vì lúc đó anh muốn học cho xong bằng cử nhân tại đại học Omaha, Nebraska.

Cùng thời gian này, Việt Dzũng bắt đầu sáng tác nhạc Việt và các bài hát đầu tiên là:" Sau ba năm tỵ nạn tại Hoa Kỳ" và " Một Chút Quà Cho Quê Hương". Vào thời gian đó người Việt tỵ nạn bắt đầu có tin tức người thân tại quê nhà, và những thùng quà gói ghém tình thương được gởi về. Bài nhạc rất phù hợp với tâm trạng mọi người Việt hải ngoại, vì thế bài MCQCQH đã nổi tiếng tức thời trong cộng đồng người Việt tỵ nạn khắp nơi trên thế giới .

Em gởi về cho anh dăm bao thuốc lá
Anh đốt cuộc đời cháy mòn trên ngón tay
Gởi về cho mẹ dăm chiếc kim may
Mẹ may hộ con tim gan quá đọa đầy

Từ thành công đó Việt Dzũng dời hẳn về California với ước vọng có cơ hội gần Cộng Đồng người Việt, hầu thăng tiến trong bước đường sáng tác nhạc Việt Nam.

Thời gian đầu, Việt Dzũng làm báo, cộng tác cho tờ Người Việt, lúc đó là tuần báo, giữ mục song ngữ, giới thiệu lịch sử VN cho thế thệ trẻ tỵ nạn. Một thời gian sau, Việt Dzũng giữ chức vụ chủ bút cho tờ nguyệt san Nhân Chứng. Trong thời gian này người Việt tại quận Cam chứng kiến sự phát triễn những cây viết mới tại hải ngoại, đó là các nhà văn Nguyễn Ngọc Ngạn, Lê Giang Trần, thi sĩ Cao Đồng Khánh vvv...

Dù rất thành công với tờ Nhân Chứng, Việt Dzũng khg quên nghệ thuật đầu tiên anh yêu thích đó là Âm Nhạc. Việt Dzũng đi trình diễn thường xuyên cho cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới. Tuyển tập ca khúc / Album "Kinh Tỵ Nạn" ra đời trong thời gian này và được cộng đồng đón nhận nồng nàn. Có hơn 100,000 băng đã được thính giả khắp nơi trên thế giới mua.

Năm 1985, Viet Dzũng sản xuất băng nhạc tiếng Anh đầu tiên với tựa là "Children of the Ocean" (Con cháu của Đại Dương), gồm nhiều bài hát của chính anh, cùng với sự cộng tác của các nhạc sĩ người Việt, Hoa. Viêt Dzũng cũng là nhạc sĩ VN đầu tiên được các nhà phê bình tại các tờ báo lớn như tờ the Orange County Register, tờ Los Angeles Times, tờ Austin American Statesman, có bài báo đề cập đến. Tờ Austin American-Statesman viết: "Việt Dzũng là một nhạc sĩ tỵ nạn đã hội nhập được với đời sống mới nhưng không quên nguồn gốc của mình."

Bắt đầu thập niên 90, cộng đồng người Việt tại quận Cam đã trưởng thành mạnh mẽ. Khu tiểu Sài Gòn là một chốn du lịch cần phải thăm viếng khi người Việt khắp năm châu có dịp ghé qua miền Nam California. Chợ, các tiệm ăn, tiệm sách, dãy phố với các hàng quán tạp hoá, cũng như các tiệm thuốc Bắc, tiệm băng nhạc là nơi tập trung người Việt trong vùng vào dịp cuối tuần. Sinh hoạt báo chí mở rộng; Cộng đồng có tờ nhật báo "Người Việt", cũng như vô số tờ tuần báo, nguyệt báo và các báo chợ. Những người Việt tỵ nạn đến từ năm 75 tính ra cũng gần 20 năm, các người Việt đến vào thời kỳ vượt biển Đông cũng được trên dưới 15 năm. Không những thế, số người tỵ nạn hàng năm tới quận Cam gia tăng đều. Với số lượng người Việt đông đảo như thế, sự thành lập của làn sóng phát thanh Little Saigon đã đến đúng lúc.

Năm 1993, Đài Little Saigon Radio bắt đầu chương trình phát thanh hàng ngày, và mời Việt Dzũng cộng tác. Việt Dzũng nghiễm nhiên trở thành xướng ngôn viên đầu tiên cho đài phát thanh hàng ngày tại quận Cam. Phải nói là VD đã cách mạng hóa lối phát thanh của đài Việt Ngữ.

Trước đây tại Việt Nam, đài phát thanh có nhiều chương trình, từ âm nhạc, kịch nghệ, cho tới thi văn, sử ký ... vvv nhưng các xướng ngôn viên, các vị giữ đề mục giới thiệu chương trình một cách nghiêm trang. Việt Dzũng đã áp dụng lối trình bày chương trình theo các show Mỹ. Tại các đài phát thanh Mỹ, mỗi người Deejay có lối điều khiển, trình bày chương trình riêng biệt. Các chương trình phát thanh buổi sáng, không chỉ thuần vào một đề mục mà có thể là bất cứ chuyện gì . Ngoài phần giới thiệu nhạc, ca sĩ hay tác giả bản nhạc, các Deejay có khi mang những tin tức thời sự, tin tức "từ thành đến tỉnh" ra bàn. Tùy câu chuyện và tùy hứng, đôi lúc họ bàn tán nghiêm chỉnh, có khi lại pha trò, cười đùa, tạo một không khí vui nhộn, cởi mở. Các chương trình radio phải hay, lý thú, vì phải cạnh tranh nhau với số thính giả vào buổi sáng, thời gian thính giả nghe đài radio nhiều nhất. (Buổi tối mọi người thường xem truyền hình hơn là nghe đài radio.)

Tại miền Nam California, chương trình phát thanh Việt ngữ đã có từ đầu năm 80, nhưng chỉ giới hạn vào tối thứ sáu và cuối tuần, trong một vài giờ đồng hồ mà thôi. Chương trình phát thanh hàng ngày là một mạo hiểm, và cộng đồng nao nức đón chờ sự mạo hiểm này. Cộng Đồng đã không thất vọng! Tiếng nói của Việt Dzũng mở đầu chương trình bằng lời chào đón thính giả bằng tiếng Anh rồi băng tiếng Việt, nhuyễn nhừ, ra dáng một anh xướng ngôn viên lành nghề không kém gì đài bạn. Nhờ hấp thụ hai nền văn hoá Việt Mỹ, lối nói chuyện của Việt Dzũng tự nhiên và cởi mở. Chương trình buổi sáng của VD đa dạng gồm ca nhạc, phỏng vấn nghệ sĩ, và những mẫu chuyện, từ nghiêm túc đến chuyện đó đây, linh tinh, lang tang... Phải nó hai người xướng ngôn viên Việt Dzũng và Minh Phượng đã là những người tiên phong, làm bạn đồng hành cho rất nhiều người Việt làm việc tại tư gia, hay trên đường đi đến sở làm, và cho các thính giả lớn tuổi. Việt Dzũng đã tạo sự thân mật gần gũi giữa xướng ngôn viên - tức những người có tiếng tăm, tiếng nói - với thính giả. Ngoài thính giả lớn tuổi chỉ thích nghe đài phát thanh bằng tiếng Việt, chương trình đa dạng, vui nhộn của VD cũng đã lôi kéo được một số thính giả trẻ tuổi.

Lối cải cách phát thanh này, về sau được các đài phát thanh bằng tiếng Việt bắt chước, ngay cả các chương trình Á Châu quốc tế như đài VOA và BBC cũng sửa đổi chương trình của mình cho phù hợp với thế hệ đời nay.

Sau bốn năm với đài Little Saigon Radio, Việt Dzũng đã thành lập đài phát thanh Radio Bolsa. Chương trình cũng được phát thanh tại tỉnh San Jose và tại Houston, Texas.

Cùng với chương trình phát thanh hàng ngày, Việt Dzũng còn hợp tác với các báo như Hồn Việt, và các báo tại các tiểu bang khác. Ngoài ra, từ năm 1996 Việt Dzũng còn cộng tác với Asia Video. Anh làm MC cho các chương trình chủ đề, viết và giới thiệu các chương trình cùng các tài năng mới tại hải ngoại. Asia Video có một số khán giả đông đảo cạnh tranh với Thúy Nga Paris trong cộng đồng người Việt khắp nơi trên thế giới . Tuy Thúy Nga Paris có từ đầu những năm tỵ nạn, và có tiếng với những chương trình live rất công phu và nghệ thuật, nhưng Asia Video được tiếng giới thiệu và nâng đỡ các tài năng mới tại hải ngoại. Các ca sĩ Như Quỳnh, Phi Nhung, Trường Vũ, Lâm Nhật Tiến, Loan Châu, Sheila, Thanh Trúc đều bắt đầu sự nghiệp tại Asia. Hiện nay Asia là nơi dụng võ của các ca nhạc sĩ Trish Thùy Trang, Cardin Nguyễn... vvv. Asia Video đã sản xuất những chương trình chủ đề đầy tình người, không có chủ đích thương mãi, nhưng lại rất thành công như Asia Video về "Người Lính", vinh danh các chiến sĩ Cộng Hoà, Asia Video "Hành trình tìm Tự Do". Trong video HTTTD, khán giả rất xúc động khi Việt Dzũng trở lại các đảo Phi Luật Tân, nơi người Việt thuyền nhân đã trải qua con đường gian lao để đến bến bờ tự do.

Từ một anh chàng tuổi trẻ tóc dài, ca Nam Nhạc Sĩ Việt Dzũng, đã trưởng thành với cộng đồng. Dù đứng trên sân khấu, hay ngồi trong quán cà phê với bạn bè, Việt Dzũng với cây nạn gỗ, là một hình ảnh vui vẻ, hăng say với công việc. Anh không ngừng tranh đấu cho nhân quyền tại Việt Nam. Cộng Đồng VN hải ngoại biết đến Việt Dzũng không chỉ qua dòng nhạc đấu tranh, một thời gắn liền với tên tuổi của nữ nhạc sĩ Nguyệt Ánh, mà còn thân quen với một VD là xướng ngôn viên, cười đùa thoải mái với thính giả, và một VD là phóng viên nhà báo, hăng hái tường trình những biến chuyển liên quan tới Việt Nam, hay cộng đồng người Việt hải ngoại. Tuy vậy, đừng quên nhạc sĩ VD còn có những bản nhạc tình rất được giới trẻ yêu thích: Có Những Cuộc Tình Không Là Trăm Năm, Tình như cây Cà Rem ... Với giọng hát nhẹ nhàng, anh chàng ca sĩ Việt Dzũng rất thích trình bày nhạc tình.

Việt Dzũng là một đóng góp tích cực và liên tục trong Cộng Đồng qua nhiều giai đoạn trong quá khứ. Chắc chắn VD sẽ tiếp tục việc làm của mình trong những năm tháng kế tiếp.

tvmt

User avatar
dauden
Posts: 575
Joined: Mon Aug 24, 2009 6:09 pm

Post by dauden »

Image


Thơ vui trước đêm tân hôn

- Điều gì giúp chị em hạnh phúc khi “chống lầy”? Trước ngày cưới, chúng ta cùng suy nghĩ... vui vài điều!
Dịu dàng, điềm tĩnh
Nếu muốn dẫn dắt chàng bằng “vũ lực” bạn nên test từ thủa yêu nhau xem chàng có chịu nổi không, kẻo lấy nhau rồi mới lộ ra coi như “khôn ba năm dại một giờ”.

Khôn ba năm dại một giờ,
Đã vậy, dại sớm... khỏi chờ 3 năm.


Tự lực tự cường về kinh tế
Hình như đã qua rồi cái thời quan niệm lấy chồng để dựa “trăm phần trăm” vào chồng. Không lấy phải gã thế này đã là may:

Gió mùa thu anh ru em ngủ
Em ngủ rồi anh... cạy tủ anh đi!


Chớ vụn vặt, cãi cùn
Tranh luận khác cãi cùn, ví dụ nếu bạn nói: Bia độc hơn rượu, bằng chứng trên thế giới chỉ có “bia mộ” mà không có “rượu mộ” thì... chàng sẽ:

Lên chùa thấy bụt muốn tu
Về nhà ngó vợ muốn xù, đi luôn
.

Khoan dung với đối phương
Cả hai đều phải chấp nhận những cá tính của nhau, miễn là đừng có “quái tính” đến nỗi đối phương muốn tắc thở, bởi vì:

Trăm năm trong cõi người ta
Ai ai cũng phải hít ra thở vào
Trăm năm trong cõi người nào
Ai ai cũng phải hít vào thở ra.


Không “mặt mũi nặng nề”
Trong lúc chưa giải quyết được mâu thuẫn chớ bỏ về nhà mẹ đẻ làm đối phương... mừng, nên tìm đến một cô bạn thân chia xẻ. Phương pháp đó gọi là:

Con vua thì lại làm vua
Con sãi ở chùa thì quét lá đa,
Bao giờ con... giận người ta
Cửa chùa con sẽ đi ra quét hoài


Đừng nói quá dài thành rắc rối
Hãy tưởng tượng, một ngày xấu trời anh xã được nghe bạn tua: “Anh đọc mục Cười 24H mà không nhớ lịch xuất bản à? Này nhé: 0h, 10h và 20h là Video cười. Thứ 3, 5, 7 có Tin vịt. Truyện cười hôm nào cũng có lúc 16h. Thứ 2, 4, 6 là Ca rao. Tranh vui đăng 0h và 14h hàng ngày. Còn đố vui Mất Giấc Ngủ Trưa là thứ 6...”. Đảm bảo:

Yêu em mỗi tuần trăng mật
Những ngày sau anh vỡ mật vì em!


Duy trì sự tự tin
Mất tự tin không làm bạn xấu nhưng hễ bạn tự tin là bạn sẽ đẹp. Hãy luôn cho cho chàng thấy ưu điểm của bạn:

Chưa đi chưa biết Bà Đen,
Đi rồi mới thấy... đen hơn bà nhà,
Bà nhà tuy có hơi già
Nhưng mà vẫn... trắng hơn là Bà Đen!


Và... quan trọng: Có giải trí
Tất nhiên không ai thích một người phụ nữ “toàn diện”: Sáng diện, trưa diện, chiều diện, tối diện. Nhưng không nên triền miên cảnh:

Hôm qua chủ nhật đẹp trời
Chị em sung sướng ngồi chơi... ở nhà
Ai ra xứ Huế thì ra
Ta ngồi một chỗ cũng ra như thường !

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Image

Lê Uyên Phương -
Một cõi nhạc tình


Quỳnh Giao
Chúng ta bây giờ có lẽ đã quên hẳn một “đợt sóng mới” của thời xưa.

Thời xưa ấy, cách đây đúng năm chục năm, Sài Gòn của chúng ta đã xôn xao với chữ “đợt sóng mới”. Sài Gòn thôi, không phải là cả miền Nam. Chữ đó xuất hiện từ Paris, từ điện ảnh Pháp với tác phẩm của một số đạo diễn trẻ muốn phá cách, phá thể và thậm chí phá phách trong nghệ thuật thứ bảy. Khi các bộ phim đó, như của Francois Truffaut hay Jean-Luc Godard vào tới Sài Gòn thì nam thanh nữ tú của chúng ta đều say mê và gần như thay đổi cách ăn nói, ăn mặc hay cắt tóc.

Khi ấy, nhóm Sáng Tạo cũng đang muốn làm mới văn chương và nhiều nhà văn đã tìm thấy trong “đợt sóng mới” của Tây cái trớn cho trào lưu sáng tác của mình, dù rằng đa số chưa từng đặt chân lên đất Pháp. Họ chỉ đọc văn chương Pháp và coi phim Tây trong nguyên bản.

Thế rồi đợt sóng mới đó cũng dạt vào bờ và tan biến dần trong chiến tranh và hỗn loạn, trước sau thì chỉ “mới” được có mười năm, cho đến 1968. Tại Paris, nó không còn tiếng vang, và Sài Gòn của chúng ta cũng thay đổi với những trào lưu sáng tác mới.

Giữa tiếng ì ầm của đạn bom và lời than vãn về sự tàn phá và tàn phai, chói lọi nhất là qua nhạc Trịnh Công Sơn, bỗng dưng chúng ta thấy lòng mình trũng lại vì tiếng thở than của tình yêu. Ðó là thời điểm xuất hiện nhạc Lê Uyên Phương.

Tác phẩm Lê Uyên Phương là các ca khúc đầy hạnh phúc của những cặp tình nhân đang gào lên lời khấn nguyện là sẽ chết cho tình yêu. Nhạc tình của Lê Uyên Phương là những bài ngợi ca tình yêu ngay giữa thảm kịch. Một đợt sóng mới tràn đầy nước mắt.


Và nó chinh phục mọi người.

Trong chiến tranh, chỉ còn một nơi ẩn náu và phủ dụ nhau, đó là tình yêu, dù là tình yêu bi thảm. Tác phẩm của Lê Uyên Phương chinh phục chúng ta trước tiên là nhờ lời đẹp như thơ được nhạc đưa thẳng vào hồn người nghe. Nhớ lại và nghe lại thì Lê Uyên Phương là một tên tuổi gần gũi với chúng ta vào thời thanh xuân chìm trong lửa đạn.

Nói về một nhạc sĩ, điều đầu tiên và cần thiết là về nhạc thuật của người ấy.

Lê Uyên Phương là người viết nhạc đầy cá tính, có nét đẹp đơn giản của một kẻ rong ca cho tình yêu. Từ sự đơn giản đó, người viết đoán rằng anh sáng tác trên cây đàn guitar. Mỗi nhạc sĩ đều có phương pháp hay phong cách sáng tác riêng. Ở trong nhà, từ bé, Quỳnh Giao đã thấy Dương Thiệu Tước viết nhạc với cây guitar. Tiếng dây tơ chạm nhẹ, và chỉ cần một chuỗi arpège rải lướt trên hợp âm (accord) hài hòa, mình đã nghe thấy đời sống của tác phẩm đang thành hình. Nguyễn Mỹ Ca là tay vĩ cầm có hạng nên bài “Dạ Khúc” của ông là tiếng réo rắt, quyến luyến của cây archet miết rung trên sợi dây tơ. Văn Phụng viết trên phím ngà, nhạc tuôn như suối, và tràn đầy rung cảm... Nghe kể rằng Nguyễn Văn Khánh viết nhạc với cây guitar Hawaiienne, thảo nào mà nét nhạc uốn lượn như sóng nước, với tiếng nhấn ẻo lả gây liên tưởng tới vũ điệu Hạ Uy Di mềm mại:

Yêu (u u) ai..

Yêu cả một đời...

(trong bài Nỗi Lòng)

Nhưng, khác hẳn tác phẩm của những nhạc sĩ vừa nhắc tới ở trên, nhạc Lê Uyên Phương được thai nghén từ cây đàn guitar và cũng được trình bày hay nhất là chỉ với một cây guitar. Trong cõi ẩn náu, cặp tình nhân chỉ cần một cây đàn để thủ thỉ vỗ về và không thể có một dàn nhạc thính phòng được.

Ða số ca khúc Lê Uyên Phương là những bài buồn, nét buồn majeur, bâng khuâng, tha thiết. Quỳnh Giao đặc biệt yêu thích những ca khúc trong tập “Khi Loài Thú Xa Nhau”

gồm 12 tình khúc buồn. Anh có một cấu trúc đơn giản, mỗi câu nhạc như một bài thơ sáu chữ, đôi khi vào cuối câu thì điểm thêm một chữ, nghe lại như tiếng thở dài:


Như hoa đem tin ngày buồn

Như chim đau quên mùa Xuân

Còn trong hôn mê buồn tênh

Lê mãi những bước ê chề

Xin cho thương em thật lòng

Xin cho thương em thật lòng

Dù có khi lòng thôi giá băng...

(Tình Khúc Cho Em)


Hoặc mở đầu đoạn mineur của bài “Vũng Lầy Của Chúng Ta”:


Theo em xuống phố trưa nay

Ðang còn ngất ngất cơn say

Theo em bước xuống cơn đau

Bên ngoài nắng đã lên mau

Cho nhau hết những mê say

Cho nhau hết cả chua cay

Cho nhau chắt hết thơ ngây

Trên cánh môi say, trên những đôi tay,

Trên ngón chân bước về tình buồn, tình buồn...


Ðoạn điệp khúc được chuyển qua âm giai trưởng nhưng vẫn buồn và tha thiết sôi nổi hơn. Khi nghe lại, ta nên rùng mình vì nghệ thuật dùng chữ rất mới, đầy tính chất siêu thực của tình yêu, thí dụ như câu “...chắt hết thơ ngây trên cánh môi say”... Chữ “chắt” này là tiếng thơ rất đắt, đầy nhục cảm... mà vẫn buồn, của một cuộc tình buồn mà sôi nổi.

Nếu nhớ lại thì phải nhìn cặp Lê Uyên Phương trên sân khấu mới thấy hết sự sôi nổi ấy.

Phải thấy anh Lộc bật dây đàn như muốn bật máu đầu ngón tay, như chỉ hát xong là gục ngất. Phải thấy Lê Uyên hát với cả tâm hồn, như trút hết hơi tàn qua giọng khàn đục gợi cảm, trên thân thể lượn sóng theo điệu đàn, và mái tóc dài rũ rượi như một tảng mây đen...

Khán thính giả nín lặng, đau theo nỗi đau của họ và đôi khi thâm tâm cũng mơ ước được một sự đam mê bật máu như vậy trong tình yêu...

Sự đơn giản là ở chỗ đó, nó chân thật và đẹp đẽ, không cần cường điệu, không cần sáo ngữ và không cần... cả một ban nhạc hay vũ công múa may ở hậu cảnh! Hát nhạc Lê Uyên Phương chỉ cần cây đàn guitar và một tâm hồn đầy xúc cảm. Và ít ai hát nhạc của anh ngoài anh và Lê Uyên.

Ngay cả khi họ đã xa nhau, thỉnh thoảng Quỳnh Giao được nghe và xem Uyên hát một mình bài của anh. Hình ảnh của chị lúc đó là sự trống trải, lẻ loi. Giọng ca của chị vẫn như thế, đầy nhục tính, rất gợi cảm, nhưng không thể lột hết cái đau đớn xót xa của ngày nào...

Ngẫm lại thì đợt sóng mới ấy trong nhạc Lê Uyên Phương thật ra vẫn còn rất mới vì chưa mấy ai vượt qua. Sau này, chỉ cần một cặp tình nhân yêu nhạc và yêu nhau cũng đủ rung lại những xúc động xa xưa của chúng ta, những xúc động mà thời nào cũng có, người nào cũng muốn có...

User avatar
nangchieu
Posts: 2064
Joined: Sun Apr 19, 2009 6:38 pm

Post by nangchieu »

Nhà khảo cổ Vương Hồng Sển mê hát

Image
Hình trên: Ðây không phải là một cảnh diễn tuồng trên sân khấu, mà là một kiểu chụp hình của những người trẻ thời thập niên 1950-1960.
Súng đạn đao kiếm tượng trưng cho sự chém giết, chết chóc, vậy mà đôi vợ chồng nghệ sĩ này đã chẳng cữ kiêng.
Sau năm 1975 họ chia tay, anh đi đường anh, em đi đường em... Bức hình Thanh Thanh Hoa-Nam Hùng in trên bìa tờ tuần báo Phụ Nữ Mới phát hành Tháng Mười Một, 1966
(Hình: Ngành Mai sưu tầm)

Image
Hình dưới: Ngôi nhà xưa của nhà khảo cổ Vương Hồng Sển ở vùng Bà Chiểu Gia Ðịnh. (Hình: Ngành Mai sưu tầm)
Ngành Mai


Từ thập niên 1950 ở Sài Gòn người ta đã nghe nói đến nhà khảo cổ Vương Hồng Sển, giám đốc Viện Bảo Tàng Quốc Gia, và thiên hạ có người nửa đùa nửa thật rằng: Người ta biết đến ông Sển nhiều không phải do sưu tầm đồ cổ, mà ông nổi tiếng nhờ... cải lương, hát bội.

Thật vậy, tuy nghề chính là khảo cổ, nhưng họ Vương lại còn liên hệ nhiều đến nghệ thuật sân khấu, ông là tác giả cuốn hồi ký “Năm Mươi Năm Mê Hát Cải Lương” phát hành 1968 nói về hoạt động nghêợ thuật cải lương. Cuốn sách này coi như ông nhớ gì viết nấy, thành thử ra có một số sự kiện đã không được rõ ràng. Ngoài ra cũng có một số sự kiện trích ra từ những tờ báo có trang kịch trường như tờ Buổi Sáng, Tiếng Dội ...

Người ta nói sở dĩ nhà khảo cổ họ Vương mê cải lương là do có bà vợ là đào hát cải lương (bà Năm Sa Ðéc). Trước khi cho ra đời cuốn sách cải lương nói trên, họ Vương cũng thường được các tổ chức mời đi thuyết trình về nghệ thuật hát bội cải lương, và mỗi lần đi như vậy là ông mang theo bà vợ để sau phần diễn giả (tức ông) trình bày thì cô đào sẽ diễn lớp tuồng do ông vừa nói.

Có lần vào khoảng Tháng Chạp 1960, ông Sển đang làm giám đốc Viện Bảo Tàng Quốc Gia thì được Chi Ðoàn Công Chức Cách Mạng Quốc Gia Ðịnh Tường mời nói chuyện về nghệ thuật hát bội tại hí viện Viễn Trường ở tỉnh lỵ Mỹ Tho. Diễn giả là ông, cùng với sự phụ họa trình diễn của hai nữ nghệ sĩ cô Năm Sa Ðéc, cô Ba Út (lúc ấy bà Năm Sa Ðéc và đào hát bội Ba Út còn ở tuổi sồn sồn chứ chưa già nên người ta gọi bằng “cô”. Cùng đi còn có thêm 3 nhạc sĩ của Ðài Phát Thanh Sài Gòn, nên hôm ấy chẳng khác gì một chầu hát bội.

Buổi nói chuyện trên đặt dưới sự chủ tọa của ông Văn Phan, chủ tịch Hội Ðồng Tỉnh và sự hiện diện của rất đông trưởng ty công chức và khoảng một ngàn nam nữ học sinh các trường trung học ở tỉnh lỵ Mỹ Tho.

Ðặc biệt để làm sáng tỏ cho đề tài buổi thuyết trình qua phần trình bày mỗi đoạn của diễn giả, các nữ nghệ sĩ cô Năm Sa Ðéc và cô Ba Út đã trình diễn qua những lối hát: Xuân, ai, thân, tẩu, mã v.v... đã được các thính giả hoan nghinh nhiệt liệt.

Kết luận đề tài thuyết trình, ông Vương Hồng Sển cho biết nghệ thuật hát bội của nước nhà có được chấn hưng và phát triển mạnh hay không là tùy ở sự suy luận và mến chuộng của đồng bào trong nước.

Buổi nói chuyện kết thúc bằng cuộc trình diễn một trích đoạn trong tuồng “Lữ Bố trách Ðiêu Thuyền” do hai nghệ sĩ cô Năm Sa Ðéc và cô Ba Út phụ trách.

Thời Pháp khoảng 1947 kép Tư Út theo đoàn Phụng Hảo lên hát ở Nam Vang. Một đêm nọ lúc đang đóng tuồng với nữ nghệ sĩ Phùng Há thì chết trên sân khấu, chôn xác nơi xứ người. Sang thời Ðệ Nhất Cộng Hòa, Miên đoạn giao với Việt Nam. Qua một cơ sở ngoại giao của một nước thứ ba, cụ Vương Hồng Sển đã vận động với chính phủ Miên và được cho phép thân nhân kép Tư Út mang hài cốt về chôn ở quê nhà. Cùng đi với thân nhân có nhà khảo cổ Vương Hồng Sển và nhà báo Trần Tấn Quốc.

Hiện nay thì cụ Vương Hồng Sển và bà Năm Sa Ðéc đều qua đời, ngôi nhà của cụ với những nét đặc biệt cổ xưa tọa lạc ở vùng Gia Ðịnh, quận Bình Thạnh (xem hình) đã có những thay đổi mất đi nét cổ kính ở bên ngoài. Nghe nói một số lớn cổ vật đã được viện bảo tàng và thư viện đem đi trưng bày theo ý nguyện của cụ Sển. Còn cảnh quan bên ngoài ngôi nhà thì không còn nét “cổ” như thuở nào, bởi bức tường rêu phong với dây thằn lằn mọc bám sát tường đã không còn, mà được... quét vôi trắng.

Cụ Vương Hồng Sển qua đời cách đây khoảng trên mười năm, không biết ngoài cuốn sách nói về cải lương, còn có thêm di vật nào của nghệ thuật sân khấu hay không chẳng nghe nói tới.

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Image

Tiền không làm nên hạnh phúc
Mức sống tăng lên không đồng nghĩa với việc con người cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống. Thế nhưng phần lớn chương trình giảm nghèo chỉ tập trung vào việc nâng mức thu nhập của người dân.

Theo Science Daily, giảm nghèo là một trong những chủ trương lớn trong tiến trình phát triển kinh tế của nhiều nước. Từ trước tới nay, trọng tâm của các chương trình giảm nghèo luôn là tăng sức mua của người dân. Người ta luôn nghĩ rằng người nghèo sẽ cảm thấy thỏa mãn hơn khi mức thu nhập của họ tăng lên. Nhưng giáo sư Mariano Rojas, một nhà nghiên cứu của Viện Khoa học xã hội Mỹ Latinh, cho rằng quan niệm đó không đúng.

Để chứng minh, Rojas tiến hành một cuộc thăm dò ý kiến trên toàn lãnh thổ Costa Rica trong 2 năm. Ông hỏi hàng nghìn người dân về thu nhập, mức độ thỏa mãn về cuộc sống, các mối quan hệ trong gia đình, môi trường sống, tình trạng sức khỏe, công việc và nhiều thứ khác.

Kết quả cho thấy phần lớn người tham gia khẳng định họ cảm thấy hạnh phúc. Tuy nhiên, chỉ có 24% người nghèo cảm thấy không hài lòng với cuộc sống. Trong khi đó 18% số người có thu nhập trung bình và cao lại có cảm giác tương tự. Rojas phân chia đối tượng tham gia cuộc khảo sát theo diện "nghèo" và "không nghèo" dựa theo một số tiêu chuẩn của Viện Khoa học xã hội Mỹ Latinh.

Như vậy, một điều rõ ràng là sự nghèo đói không nhất thiết dẫn đến cảm giác không thỏa mãn. Sẽ có nhiều người thoát khỏi cảnh nghèo những mức độ hài lòng với cuộc sống vẫn chẳng tăng lên. Ngược lại, một cá nhân có thể hài lòng với cuộc sống dù thu nhập của người đó thấp, miễn là anh ta (hoặc cô ta) cảm thấy hài lòng về các mặt khác của cuộc sống như gia đình, sức khỏe, công việc.

Giáo sư Rojas cho rằng các chương trình xã hội nên hướng tới việc cải thiện nhiều khía cạnh trong cuộc sống, chứ không chỉ thu nhập. Khi thiết kế những chương trình như vậy, người ta nên chú ý tới nhiều yếu tố, trong đó có giải trí, giáo dục, kỹ năng quan hệ với cộng đồng và thậm chí cả cách tiêu tiền.

“Nghiên cứu của tôi cho thấy thoát nghèo chưa chắc mang đến hạnh phúc cho người dân. Thu nhập cao hơn không đồng nghĩa với hạnh phúc cho mọi người. Tiền chỉ là phương tiện để chúng ta vươn tới cảm giác thỏa mãn. Bên cạnh việc nâng cao mức sống cho dân nghèo, chúng ta cũng cần quan tâm tới nỗ lực nâng cao một số kỹ năng cần thiết để họ cảm thấy hài lòng hơn với cuộc sống”, ông nói với Science Daily.

Minh Long

User avatar
ThienThu
Posts: 757
Joined: Thu Oct 30, 2008 5:38 am

Post by ThienThu »

Cuộc sống hào nhoáng dưới đại dương

Những người thợ lặn tại vùng biển North Sea, ngoài khơi Norfolk, Anh, đã chụp được những hình ảnh ngoạn mục về các loài sinh vật biển sống sâu dưới đáy đại dương.

Image
Một sinh vật biển có các tua giống như bóng đèn
có tên khoa học là Clavelina lepadiformis.

Image

Một con sên biển màu tím - Flabellina pedata.

Image
Con cá lạ mắt Parablennius gattorugine.

Image
Loài sinh vật biển kiều diễm Sargatia elegans.

Image

Sên biển có màu sắc nổi bật Facelina auriculata.

Image

Một loài sâu biển có chiếc đuôi công Sabella pavonina.

Image

Đàn cá Trisopterus luscus.

Image

Sên biển thủy tinh Janolus cristatus.

Image

Con cá ống Entelurus aequoreus.

Image

Loài cua nhung Necora puber.

Image

Bọ cạp biển Taurulus bubalis.

Image

Con cua ẩn dật Pagurus spp.

Image

Con tôm Palaemon serratus.

Image

Tôm hùm Homarus gammarus.

Diệu Minh (Ảnh: MASONS NEWS SERVICE)

Post Reply