Xin cùng nhau góp 1 bàn tay Cứu anh Lý Tống

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

THƯ KHẨN BÁO TỪ THÁI LAN


Image


Dear Chủ Tịch Tiên, Thưởng, Đoan Trang, Lê Ngoạn và Quý Thân Hữu

Chương trình Đài Quê Hương đêm 26/4 bị Jam như suốt 3 tuần qua, chỉ nghe phần giới thiệu, nên tôi không nắm vững chi tiết bức thư Luật Sư Worasit trình bày về cuộc liên lạc bà Suthathif Tuwasi.

1- Tôi cần làm rõ các điều: a/- Bà Suthathif không thể dời nhà được vì tôi có viết thư cho bà cách nay 1 tháng mà thư không bị trả lại. b/- Tên sở làm “Sparrow & Crane Co. Ltd” không thể sai được vì cách đây 2 tháng L/S Worasit bảo tôi Giám Đốc công ty này vừa mời ông ăn tiệc và nói các chuyện liên quan đến tôi c/- Ông nhờ bà bạn liên lạc được với người chồng gốc Bỉ của bà Suthathif và ông chồng cương quyết không chấp thuận để bà Suthathif đi Mỹ điều trần.

2-Trước hết không nên quá tin lời L/S Worasit. Ông muốn tôi phải ra Tòa để ông biện hộ lấy tiếng và lấy tiền, nên những biện pháp gì giải quyết không thông qua Tòa Án, ông đều bàn ra cả. Ông từ chối báo tin tôi tuyệt thực cho 2 tờ báo Thái lớn bằng Anh ngữ + Thái ngữ: The Bangkok và The Nation, sợ ảnh hưởng 2 báo này đến Bộ Tư Pháp Thái. Ông báo tôi Công Tố đã gửi Cáo Trạng cho tôi hơn tháng nay, nhưng tới nay tôi vẫn chưa nhận. Ông bảo Công Tố phải tiến hành tố tụng một cách miễn cưỡng trong khi Công tố đại diện cho VNCS và đã được mua chuộc một cách hào phóng, ông bảo tôi có khả năng thắng kiện 80%, nhưng ra Tòa là mắc mưu, vào bẫy của VC và Thái Lan vì thắng kiện mà ở tù thêm 4 – 5 năm nữa cho tội “vi phạm không phận” là một đại bại. Nhất là ông rất sợ cơ quan An Ninh Thái nên sẽ không tích cực tìm dùm bà Suthathif và do mâu thuẫn lợi ích.

3- Đặc tính của bà Suthathif: Bà không bao giờ trả lời thư, đìện thoại. Chỉ đến nhà gặp, mời đi ăn tối nói chuyện như Đại Tá Ân và vợ chồng BS Kim Độ (Canada) đã áp dụng thành công. Bà chỉ ra Tòa hay Quốc Hội điều trần nếu có Trát đòi hoặc Trát mời thôi. Người chồng gốc Bỉ “hơi nhát gan” nhưng bà tuyệt đối can đảm, xứng đáng danh hiệu Justice Defender. Đã từng 2 lần khai sự thật trước Tòa Rayong, 1 lần tại Tòa Đại Sứ Mỹ ở Bangkok dù bị Cảnh Sát đe dọa, sách nhiễu đủ điều cả ép buộc phải man khai hữu thệ. (Lần tại Tòa Đại Sứ có sự hiện diện của Đ/T Ân.) Nếu thật vậy, khi Lãnh Sự Jeffrey C. Schwenk ra điều trần, ngoài bà Suthathif, cần có Đ/T Ân hiện diện để làm chứng.

4- Đại Tá Võ Văn Ân: Đ/T Ân cần qua Thái Lan gấp và ở lại tới sau ngày 17/5/2006 để phụ trách việc đi tìm liên lạc bà Suthathif. Lê Ngoạn chi cho Đ/TÂn lên đường, kèm theo 5,000MK thủ sẵn. Nếu Quốc Hội đồng ý, QH phải gởi Trát mời đến nhà bà và 1 bản đến Tòa Đại Sứ Mỹ ở Bangkok. Khi đó Đ/T Ân sẽ đưa 5,000MK tiền mặt để bà (hoặc với chồng) mua vé máy bay, làm visa và các chi phí. Đ/T Ân sẽ escort bà Suthathif qua Mỹ, hoặc Úc, Âu Châu, Canada (tùy Quốc Hội nào chấp thuận) và nhờ người phụ trách việc ăn ở đi lại trong suốt thời gian điều trần. Đ/T Ân gặp bà nhiều lần tại nhà, tại Tòa, từng đi ăn tối, từng có quan hệ tốt nếu lo vụ bà Suthathif là hiệu quả nhất, không thể nhờ L/S Worasit vào chuyện hệ trọng này.

5- Yêu cầu Quốc Hội chấp thuận hai (2) người ra điều trần là bà Suthathif Tuwasi và Lãnh Sự Jeffrey C. Schwenk để L/S đối chất và trả lời về tinh thần vô trách nhiệm của ông. Nếu bà Suthathif bị ngăn cản (An Ninh Thái Lan, Tòa Đại Sứ Mỹ, một bên vì quyền lợi đám tham nhũng, Tòa, Cảnh Sát, một bên vì bị vạch mặt lên án nhiều lần và nhân cơ hội này trả thù tôi, thì một mình L/S Jeffrey điều trần cũng đủ. (có thể QH Liên Bang Mỹ hay QH Tiểu Bang Cali cũng được. Nếu Liên Bang nhờ cộng đồng Washington D.C và Virginia, Philadelphia, New York vận động. Còn nếu Cali thì nhờ bà DB Loretta Sanchez, nếu DB Văn và DB Dana không phụ trách dùm). Cần nhất là phải có cả ngàn người biểu tình trước Quốc Hội đang nhóm họp thì mới mong có kết quả và kết quả nhanh để cuộc điều trần phải xảy ra trước 17/5/06. Vì vậy cần ngưng mọi hoạt động khác: Biểu tình tại chơ!, tuyệt thực tại chợ! Đêm Thỉnh Nguyện Thư, Hội Luận… dành toàn bộ nỗ lực cho Giải Pháp Suthathif – Jeffrey.

6- Giải Pháp Suthathif: Cần hỏi những câu gì trong khi điều trần để xoáy sâu vào trọng tâm tôi không phạm tội không tặc từ bức thư và lỗi đánh máy trong bức thư , nên “từ nhảy khỏi phi cơ” bị dịch thành “crash” phi cơ, dù sự bịa đặt này quá trễ về sau. Và nhất là bà xác nhận, theo lời Huấn Luyện Viên (HLV) Teera Sukying tôi không hề dùng vũ lực, đe dọa, chỉ năn nỉ giúp đỡ. Teera sợ bị mất việc, ảnh hưởng gia đình nên phản cung và rất ân hận, và tôi rất nice với Teera trong suốt phi trình. Bài hướng dẫn đối chất đã gửi cho Lê Ngoạn. Lê Ngoạn cần gửi gấp tài liệu (Anh + Thái), các thư tôi trình bày Giải Pháp Suthathif trong thời gian tôi tuỵệt thực và thư hướng dẫn nói trên đến quí vị nào phụ trách việc điều trần tại Mỹ, Úc, Canada hoặc Âu Châu, nhờ các Chủ Tịch cộng đồng và toàn Bang Úc áp lực nhờ Thủ Tướng Howard và Ngoại Trưởng Downer liên lạc trực tiếp với Bush và Rice trình bày vụ tôi bởi “bọn gác cổng” Tòa Đại Sứ Marlene Shoemaker đã ếm vụ tôi không trình lên thượng cấp.

7- Giải Pháp Lãnh Sự Jeffrey C. Schwenk: L/S Jeffrey tham dự hầu hết các phiên xử, đã tận tai nghe bà Suthathif xác nhận tôi vô tội, không hề dùng vũ lực, đe dọa không tặc phi cơ (1 lần tại phòng Tòa, 1 lần tại Tòa Đại Sứ), nghe tất cả các luận chứng và dẫn chứng của tôi chứng minh nhân chứng công tố man khai hữu thệ và nhìn bằng mắt + nghe bằng tai lời đối thoại giửa tôi và HLV Teera trong cuốn băng quay trên không phận Sài Gòn và được chiếu tại phòng xử án, vậy mà khi tôi hỏi ý kiến, ông trả lời : I believe or not believe your innocence, it does not make any difference!” Ông thấy phán quyết bất công, sai trái, bất hợp lý, bất hợp pháp nhưng không trình lên thượng cấp để can thiệp, bảo vệ công lý cho công dân Mỹ vô tội, một trong những nhiệm vụ chính của chức Lãnh Sự.

8- Kết Luận: Chỉ có Giải Pháp Suthathzif – Jeffrey hay Giải Pháp Jeffrey (nếu trở ngại Suthathif không thể vượt qua được) mới cứu được tôi. Bởi chứng minh tôi vô tội trước Quốc Hội, chính phủ Bush mới can thiệp mà không sợ vi phạm “Tiêu chuẩn nước đôi” (Double standard) và VC và Thái Lan sẽ tự động rút lại hay bác bỏ yêu sách dẫn độ và HLV Teera, trưởng phi cơ, phải chịu hoàn toàn trách nhiệm mọi vi phạm trong suốt phi trình một khi ông ta tình nguyện hợp tác, tham gia phi vụ để lãnh thưởng! ( 15,000MK tiền mặt + Video Camera + GBS + tất cả hành lý bỏ lại tại khách sạn).

Bà Suthathif là vị “Thần Hộ Mệnh” của tôi. Tôi tin bà ta sẽ chấp thuận đi điều trần nếu Đ/T Ân qua Thái Lan gấp, tìm và thuyết phục bà ấy, bởi tôi đã viết thư trình bày mọi bất hạnh đã và sẽ xảy ra cho tôi và nhờ bà ra tay “bảo vệ công lý.” Việc gấp như chửa nhà cháy, vậy mà yêu cầu Lê Ngoạn từ 17/3 và 6, 7 bức thư fax, express mails thúc giục, mà đến nay vẫn chưa tiến hành, toàn nghe các tin tào lao, tin vịt, các câu hỏi vô bổ: Bà ấy có thuận đi không? Có dám khai sự thật? Trong khi không nghe đã yêu cầu Đ/T Ân đi Thái Lan chưa?, đã vận động với các cộng đồng Úc, Canada, Âu Châu chưa và đặc biệt đã tiến hành tại Hoa Kỳ tới đâu? Tôi cũng đã viết thư cho Giám Đốc trường bay, nhờ HLV Teera chuyển, kể các tai nạn tôi đã, đang và sẽ hứng chịu, kết quả của việc ông ta buộc HLV Teera phản cung để hại tôi theo lệnh thượng cấp và quyền lợi bản thân. Hoàng Nam có phỏng vấn tôi ngày 21/4 cho Đài Úc Châu. Tôi yêu cầu chuyển nội dung phỏng vấn đến Đài Quê Hương ngay hôm đó, nhưng đến nay không hề nghe QH phát cuộc phỏng vấn này. Tôi cũng nhờ HN đi Rayong phỏng vấn bà Suthathif không biết có thực hiện không, vì không hề nghe tin HN sau buổi gặp duy nhất đó! Quí vị có nhận bài “ Phát biểu nhân dịp lãnh giải thưởng văn thơ tranh đấu” Canada, Dr. Long tổ chức qua e.mail không? Một thân hữu tại Úc (Võ Hữu Lộc) có chuyển mấy chục “Nhẫn kỷ niệm” cho Lê Ngoạn, đã nhận được chưa (ngày 20/4). Lê Ngoạn đã gửi DVD, các báo, các thư, tài liệu liên quan dẫn độ đến bà Suthathif + Giám Đốc trường bay chưa? Chỉ có Đ/T Ân mới tiếp xúc bà Suthathif được. LN đòi số điện thoại bà ấy, liên lạc bà ấy là hoàn toàn “không khả thi” như trình bày trên.

Tôi đang chết đuối. Hãy ném phao gấp. Đừng ném vòng hoa vinh danh hay vòng nguyệt quế! Giải Pháp Suthathif – Jeffrey không thực hiện trước 17/5/06 thì đành VĨNH BIỆT quí vị. “Mưu sự tại Lý Tống. Thành/ Bại sự tại đồng bào”.

Thái Lan 27/4/06
LÝ TỐNG
****
------------------------------
Image

THƯ KHẨN THỨ NHÌ
TỪ LÝ TỐNG - THÁI LAN



I- Giải pháp Suthathif Tuwasi và Lãnh Sự Jeffrey C. Schwenk:


Yêu cầu đừng nghe lời luật sư Worasit, Tòa Đại Sứ Mỹ và bà Shoemaker. Vì conflict of interest , họ sẽ gây hại hơn lợi, chưa kể hai nơi sau còn chớp cơ hội “trả thù” do nhiều lần bị tôi lên án vô trách nhiệm. Yêu cầu Shoemaker và L/S Worasit giúp vụ Suthathif là “giao trứng cho ác.” Tòa Đại Sứ Mỹ có thể “bật đèn xanh” và khuyến khích Chính Phủ Thái Lan tiến hành thủ tục dẫn độ. Họ rất sợ vụ bà Suthathif điều trần vì sẽ lật tẩy bộ máy quan liêu, rô bốt, vô trách nhiệm trước dư luận Mỹ, Chính Phủ Thái, nhất là Ngành An Ninh, Tình Báo, có thể tìm mọi cách ngăn chận bà Suthathif đi điều trần vì kết quả sẽ chứng minh Tòa Án Thái đã bịa đặt chứng cớ, dùng nhân chứng man khai hữu thệ để kết án một chiến sĩ Tự Do tầm vóc thế giới vô tội, nhất là sẽ được VC “chi đẹp” để làm thất bại giải pháp Suthathif. Dù đã yêu cầu Đ7T Ân qua Thái Lan từ những ngày đầu tuyệt thực, tối hôm qua (29/4) mới nghe tin Đ/T Ân sẽ đến Thái 7/5 và việc điều trần trước Quốc Hội (QH) cũng bắt đầu tiến hành, dù đã trễ 34 ngày, nhưng “thà chậm còn hơn không bao giờ xảy ra?”

II- Đìều Trần Quốc Hội:

1-Các cấp độ điều trần: Cấp I: Tổng Thống Mỹ đọc diễn văn Liên Bang, các Nguyên Thủ Quốc Gia đọc diễn văn … trước Lưỡng Viện Quốc Hội với sự hiện diện của toàn bộ Nghị Sĩ, Dân Biểu 2 Đảng. Cấp II: Các Ứng Cử Viên Tối Cao Pháp Viện, Đại Sứ do Tổng Thống đề cử…điều trần trước Tiểu Bang liên hệ thuộc Lưỡng Viện có nhiều Nghị Sĩ, Dân Biểu trách nhiệm điều tra, cross-exam, qua nhiều phiên họp và sẽ kết thúc với kết quả và quyết định dứt khoát. Cấp III: Như đề nghị của phụ tá Berkowitz: Đưa nhân chứng chủ lực điều trần trước mội Ủy Ban Đặc Biệt của QH Liên Bang. Điều trần ở cấp này có vài ba phụ trách ngành liên hệ điều tra và cross- exam, có biên bản điều trần và được trình lên thượng cấp hướng giải quyết. Cấp IV: Như cuộc điều trần của các nhóm Nhân Quyền VN tôi đã tham dự và phát biểu. Trong buổi điều trần này, các Nghị Sĩ, Dân Biểu được mời chỉ “lạn” qua đọc một bài diễn văn ngắn, hay phát biểu vài ý kiến, rồi “chạy sô” khác , chỉ để lại vài nhân viên cấp thấp hiện diện cho có lệ. Các diễn giả tị nạn VN cũng thay phiên nhau lên đọc diễn văn, “ta nói ta nghe” và bế mạc, không có biên bản lưu trữ, không có hiệu lực. Loại bỏ cấp I và cũng loại bỏ cấp IV, vì cấp IV chẳng có tác dụng, ảnh hưởng gì quan trọng, chúng ta cần yêu cầu được điều trần cấp II, cấp III là đạt mục đích.

2-Điều kiện để được điều trần:Phải có thư nhận lời của bà Suthathif, Lãnh Sự Jeffrey bằng lòng điều trần. Phải có kiến nghị từ 30 bang khác nhau của các Đại diện Cộng đồng, Hội đoàn, Đoàn thể…(kể các châu lục) yêu cầu nhân chứng Suthathif và Jeffry ra điều trần.

III- Biện Pháp Thực Hiện Các Điều Kiện:

1-Phụ tá Berkowitz: Ông Berkowitz đã từng tuyên bố phụ trách vụ này, sao không hỏi check ông lần chót xem có thể thực hiện lời hứa không để tranh thủ thời gian? Đồng thời nhờ quý Chủ Tịch Cộng Đồng, phụ trách tiến hành liên lạc gấp các Cộng Đồng VN tại các Quốc Gia khác để có đủ kiến nghị từ trên 30 bang khẩn cấp dùm.

2-Thư bà Suthathif: Tôi không tin bà Suthathif đã dời nhà và bà Saijai nào đó đã tiếp xúc với chồng bà! Đến Thái Lan, sau khi gặp tôi, Đ/T Ân sẽ đi Rayong ngay ngày hôm đó tìm đến nhà bà Suthathif (nhớ đem theo địa chỉ nhà, sở của bà). Nhờ đã đến nhà vài lần, mời bà Suthathif dùng cơm tối, nhờ đi xác nhận các lời khai sự thật tại Đại Sứ Mỹ, gặp tại Tòa…Đ/T Ân có quan hệ tốt, quen biết trước, dễ thuyết phục bà chấp nhận đi điều trần. Đem theo địa chỉ sếp tù: Chaiwat Saknoronk (1) Rayong Prison (2) Nhà 146/12 Moo5, Wangua Klaeng, Rayong Province và cô Kig (Thông Dịch Viên): Phansopit Phanwana 105 Adulthamma Prapa Rd, Choengnoen, Muang, Rayong 2100 (để có trở ngại nhờ giúp tìm bà Suthathif. Suthathif (Nhà) 164/42 Moo5, Banchang Sub- District, Bangchang, Rayong Province, Thailand (Office) Sparrow the Crane co.Ltd. 4/2 Moo4 TOR, Nikhon Pattana Sub- District, Rayong Province, Thailand.

Có một trở ngại: Bà Suthathif chỉ ra Tòa, ra QH khi có Trát mời, chứ không tình nguyện, do sợ bị rắc rối với an ninh , cảnh sát Thái. Nếu bà đồng ý viết thư tình nguyện điều trần thì quá tốt, nếu không phải trình bày lý do để QH hiểu rõ tình trạng độc tài, thối nát ở Thái Lan, và yêu cầu miễn vụ bà phải viết thư đồng ý trước và cam đoan bà sẽ đi nếu được cấp giấy mời. Trong trường hợp Tòa Đại Sứ Mỹ hoặc Chính Phủ Thái Lan cố tình ngăn cản bà đi Mỹ…(lời khai của bà sẽ lật mặt nạ âm mưu giữa VC – Thái Lan, và tinh thần vô trách nhiệm của Tòa Đại Sứ), Quốc Hội phải có nhiệm vụ bảo vệ Công Lý và phúc lợi cho một công dân bị hàm oan bằng cách gây áp lực buộc Chính Phủ Thái cấp passport và Tòa Đại Sứ Mỹ cấp Visa cho bà gấp để kịp đi điều trần.

3- Lãnh Sự Jeffrey C. Schwenk: Là nhân viên Bộ Ngoại Giao, QH có thể gửi Trát đòi L/S Jeffey ra điều trần bất cứ lúc nào. L/S Jeffey sẽ điều trần cùng lúc với bà Suthathif và qua cross-exam, chứng minh sự vô trách nhiệm của ông ta trước phán quyết sai trái, bất công, dù tham dự hầu hết các phiên tòa mà không trình lên thượng cấp. Trong trường hợp bà Suthathif, do sợ bị trả thù khi trở về Thái Lan, dứt khoát từ chối đi điều trần, có thể yêu cầu một mình L/S Jeffrey điều trần cũng tạm đủ, và cần có Đ/T Ân tham dự làm nhân chứng vì Đ/T Ân đi cùng bà Suthathif đến Tòa Đại Sứ Mỹ gặp L/S Jeffrey (?) khi cross-exam, nếu các lời khai của bà Suthathif được ghi trong tài liệu tòa, các lời khai: Lý Tống không dùng vũ lực, đe dọa, chỉ năn nỉ hợp tác. Huấn luyện viên Teera phản cung vì sợ mất việc, ảnh hưởng gia đình. Bức thư không có ý gì đe dọa, chỉ yêu cầu hợp tác giúp giành tự do, dân chủ cho nhân dân VN. Ý nghĩa câu trong thư là “đáp” xuống đất, không “crash” máy bay. Ông chồng bà upset khi Teera phản cung. Teera không hề đề cập crash tại Bót Cảnh Sát… như đã đề cập tỉ mỉ trong bài hướng dẫn gồm Anh + Việt đã gởi Lê Ngoạn. chỉ có giải pháp chứng minh tôi vô tội trong vụ án không tặc trước Quốc Hội, dư luận Mỹ, thế giới thì mới phá vỡ được mọi bế tắc hiện nay và trong tương lai!

IV- Bất cứ Quốc Hội nước nào: có thể tiến hành đồng thời tại Mỹ, Canada, Âu châu Úc Châu bởi nếu QH Mỹ không chấp thuận, mọi việc đều lỡ, trễ. Hai ba nơi chấp thuận càng tốt, kể cả QH bang Cali cũng OK (nhờ DB Loretta Sanchez). Riêng Úc châu, nhờ Thủ Tướng Howard và Ngoại Trưởng Downer can thiệp với Bush và Rice vì hai vị này rất “chịu dấn thân can thiệp”, bởi “bọn gác cổng” (gate keepers) như Jeffrey, Shoemaker Đã “ếm” vụ tôi nên lãnh đạo cấp cao Mỹ chưa chắc đã biết đến khi sự thật đã được khẳng định, Bush không thể nào không can thiệp vì không còn ngại phạm qui tắc “double standard” (tiêu chuẩn nước đôi.) Phải tiến hành gấp trước ngày mãn hạn tù 17/5/06.

V- Trung tâm sở Di Trú: Nếu đến ngày 17/5 tôi vẫn chưa nhận được Cáo Trạng của tòa (L/S Worasit bảo đã gởi hơn cả tháng!) tôi sẽ được chuyển đến Trung Tâm Sở Di Trú, rất chật chội, hỗn độn, thiếu tiện nghi. Nếu cuộc vận động điều trần thành công, chính phủ Bush can thiệp, tôi sẽ chờ làm Passport, Visa trong vài tuần sẽ trở về Hoa Kỳ. Nếu thất bại, tôi sẽ được đưa trở lại nhà tù, và sẽ bị tiếp tục giam cầm thêm 4-5 năm dự toà án dẫn độ về tội “vi phạm không phận,” một tội “không được quyền dẫn độ” theo luật dẫn độ, chỉ bị phạt “rút bằng lái máy bay” trong thời gian tại Mỹ và 4 tháng tù tại ThaiLan! bởi vậy ra toà là một ĐẠI THẤT BẠI, không phải 80% thành công như ý kiến L/S Worasit.

Ngày 9/6/2006 là ngày Lễ Kỷ Niệm 60 năm Đăng Quang Vua Thái, và tôi đã tuyệt thực, tức “tôi ăn thịt tôi” đúng 74 ngày, 1 ngày trung bình 350 gram cả thịt, da, xương…, tức 26kg thịt (74x350g)= 65lbs. Trước tuyệt thực tôi nặng 165lbs. Ngày 9/6 tôi chỉ còn 100lbs. mất 65lbs và có thể trở thành vật tế thần như đã dự định trước!

Do không có đủ địa chỉ e-mail của mọi thân hữu, đặc biệt của Tổng Hội Không Lực, yêu cầu quý thân hữu khi nhận e-mail này phổ biến rộng rãi, kết hợp với quí vị phụ trách khắp các châu lục, dồn mọi nỗ lực cho Giải Pháp Suthathif Tuwasi – Lãnh Sự Jeffrey C. Schwenk, tạm ngưng các biện pháp khác để bảo toàn, tiết kiệm nhân lực, thì giờ, nhất là các phương tiện báo chí, truyền thông, tập trung vận động đồng bào tập họp đông đảo (vài ngàn người) trước tiền đình các Quốc Hội đang họp, gây áp lực cùng kiến nghị, góp ý kiến hoàn chỉnh kế hoạch tường trình các diễn tiến, kết quả thay vì phát thanh, đăng các bài viết, thư, thơ, nhạc…vinh danh, bởi tôi đang chết đuối và cần phao cứu, thay vì những dòng hoa, những vòng nguyệt quế…trong lúc đang chìm dần! Sau khi biểu tình tại Quốc Hội, nên đưa toàn bộ lực lượng hùng hậu đến Tòa Đại Sứ, Tổng Lãnh Sự Thái Lan để biểu dương lực lượng, một công hai việc để tiết kiệm nhân lực, thì giờ.

Đây là Trận Đấu Quyết Tử. Nếu Thắng, chúng ta sẽ ngăn chận được một “Tiền Lệ” (frecedent) nguy hiểm cho tất cả chiến sĩ chống Cộng sau này. Nếu Bại, tôi đành làm vật hy sinh đầu tiên vậy.

CHÂN THÀNH CẢM ƠN MỌI NỔ LỰC ĐẤU TRANH CỦA ĐỒNG BÀO!

PS: Tháng 4/1995 Tôi tuyệt thực tại nhà tù Ba Sao, Nam Hà, và đạt thắng lợi!

Thái Lan, Ngày Quốc Hận 30/4/2006
LÝ TỐNG

take2tango

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Image
(Hình mới nhất mà anh Lý Tống chụp ngày hôm qua 17-5/2006 tại trại giam Di Trú Thái)

Lý Tống Sẽ Ra Toà Về Vụ Dẫn Độ Vào Hôm Nay 18 Tháng 5 /2006 Tại Thailand .


Anh Lý Tống đã mãn hạn tù gần 6 năm tại Thái , nhưng chính phủ Thái lại câu lưu anh Lý Tống trở lại để chờ đợi phiên toà quyết định là anh có bị dẫn độ về VN hay không. Chính phủ CSVN đã gửi đơn qua Thái đòi dẫn độ anh Lý Tống về 2 tội danh là Âm Mưu Lật Đổ Chính Quyền và tội danh Xâm Phạm An Ninh Lãnh Thổ . Chính phủ Thái chỉ cho CSVN dẫn độ với tội danh xâm phạm vùng trời mà thôi. CSVN cố tình dịch sai chữ tiếng anh từ Airspace Violation thành "Xâm Phạm An Ninh Lãnh Thổ " để đánh lận con đen với chính phủ Thái.

Những nước Tự Do thường phạt vi cảnh tội Airspace Violation , như ở Mỹ và Âu Châu phạt tối đa 1,100 đồng và có thể tịch thu bằng lái 90 ngày. "Penalties for a airspace violation are fines up to $1,100 and a possible suspension of the pilot's license for 90 days" . Chính phủ Thái lúc nầy vẫn đinh ninh nếu trao Lý Tống về cho csvn thì chỉ phạt nhẹ về tội Airspace Violation mà thôi. Nhưng trong văn bản mà csvn đã gửi cho chính phủ Thái thì họ lại dịch từ tội Airspace Violation thành "Xâm Phạm An Ninh Lãnh Thổ". Theo luật của CSVN là (Điều 81) với hình phạt đến tù chung thân hoặc tử hình. Đây là sự ma giáo của CSVN qua cách hành văn mà cho tới lúc nầy chính phủ hoàng gia Thái vẫn chưa hiểu là CSVN đã cố tình dịch sai thành tội hình sự đưa tới chung thân hoặc tử hình thay vì tội chỉ phạt vi cảnh.

Vietland đã gửi nhiều lá thư tới chính phủ Thái và Hoa Kỳ , nói rõ trường hợp csvn đang chơi trò đánh lận con đen về vụ dẫn độ của anh Lý Tống và yêu cầu chính phủ Thái cẩn thận đừng để csvn qua mặt.

Theo tin tức mới nhất mà Vietland nhận được là anh Lý Tống đã thôi tuyệt thực từ ngày hôm qua 17 tháng 5 và hôm nay 18 tháng 5 , Thái đã mở phiên toà đầu tiên đề bàn luận về có nên dẫn độ anh Lý Tống về VN hay không. Sở Tư Pháp Thái đã làm đơn đưa lên toà và họ cho biết là quyền quyết định thuộc về toà án Thái và phần bàn luận của toà án có thể kéo dài trong nhiều tháng tới. Toà lãnh sự Hoa Kỳ cho biết là họ chờ đợi kết quả của phiên toà trước khi tiến hành can thiệp nếu toà án Thái chấp thuận cho dẫn độ. Vì theo luật quốc tế thì những phiên toà bàn luận về dần độ anh Lý Tống là của nội bộ nước Thái nên phía Hoa Kỳ chỉ theo dõi cho tới khi phiên toà chấm dứt.

Hiện tại Dân Biểu Trần Thái Văn đi Washington để nói chuyện với ngoại giao Hoa Kỳ và Thái để can thiệp cho anh Lý Tống . Tờ báo Bangkok Post phỏng vấn anh Lý Tống về trường hợp dẫn độ , anh cho biết là anh không sợ chuyện dẫn độ , anh có 166 người đấu tranh dân chủ bên VN ủng hộ và nếu trường hợp Hoa Kỳ không can thiệp cho anh thì Lý Tống sẽ tự huỷ bỏ quốc tịch Hoa Kỳ và sẵn sàng cho csvn dẫn độ. Anh cho biết là anh chán những cảnh phải ra toà tại Thái.

Phiên toà Xử Dẫn Độ đầu tiên ngày hôm nay 18 tháng 05 năm 2006. Toà Án Thái sẽ cho anh Lý Tống biết chính thức về việc csvn đòi dẫn độ. Xin nhắc lại là hiện nay Tư Pháp Thái đã đưa đơn cho toà án Thái để yêu cầu dẫn độ Lý Tống về VN theo đề nghị của csvn trên phương diện ngoại giao giữa hai nước, còn việc quyết định dẫn độ hay không là do toà án Thái chứ không phải chính phủ Thái quyết định.

Trong phiên toà đầu tiên ngay hôm nay dự tính là sẽ có sự hiện diện của nhiều báo chí Thái và quốc tế cũng như đại diện của lãnh sự Hoa Kỳ và Thân Nhân của anh Lý Tống.

Vietland sẽ loan tin kết quả của phiên toà sớm nhất. Mong các đọc giả trở lại xem tin.

KHương
Posts: 152
Joined: Sun Mar 20, 2005 2:44 am

Post by KHương »

Thiết tha kêu gọi đến các tổ chức, hôi đoàn, đoàn thể hay cá nhân nguời Việt tị nạn cs ở hãi ngoại hãy tiếp tục kiên trì, vận động gửi kháng thư đến các vị dân cử của nơi địa phương của quốc gia mình đang sinh sống cũng như trước dư luận Quốc Tế và tham gia tọa kháng, biễu tình đễ công cuộc tranh đấu của chúng ta được thành công, và đễ cho nhà nước CSVN thấy được tinh thần đoàn kết cũng như sức mạnh và chính nghĩa của khối người Việt vì lý tưởng tự do và dân chủ cho một nước VN ..

Quốc Huy ( Người Việt tị nạn Úc Châu )

Đứng Lên Cứu Lý Tống!


Ngô Phủ

Việt Nam hải ngoại đồng bào ơi!
Ba triệu rưởi ngoài rải khắp nơi.
Có biết người hùng, anh Lý Tống,
Cắn răng tuyệt thực quyết liều đời?

Anh từng coi nhẹ kiếp phù sinh,
Thề đấu tranh cho đất nước mình,
Thoát khỏi xích xiềng quân Cộng Sản,
Mong dân no ấm cảnh thanh bình.

Sa cơ thất thế bị lao lung,
Cộng Sản Việt Nam dụng luật rừng.
Mua chuộc Thái Lan "Quyền Dẫn Độ",
Đưa anh về nước để hành hung.

Anh chết, thân anh chẳng há màng.
Chỉ buồn người sống hận cưu mang.
Chiến Trường Quốc Cộng phe tà thắng,
Danh Dự Lưu Vong khuất phục hàng.

Đồng bào hải ngoại khắp năm châu,
Cùng lúc rần rần ước hẹn nhau.
Trước các Sứ Thần quân Thái tặc,
Đòi tha Lý Tống một anh hào.

Xin bao Siêu Thị khắp đông tây,
Hàng hóa Thái Lan hãy tẩy chay.
Đốt sạch bùng cao lên ngọn lửa,
Tỏ bày căm phẫn cứu người ngay.

Hải ngoại đồng bào xin xót thương!
Mệnh anh Lý Tống chỉ treo chuông.
Chúng ta không thể chần chờ nữa,
Xin hãy chen vai hãy xuống đường.


trích từ Vietland

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Phỏng vấn ông Lý Tống sau khi được phóng thích nhưng bị bắt trở lại
2006.05.18

Thanh Quang, phóng viên đài RFA

Sau khi thọ án tù 7 năm 4 tháng tại Thái Lan vì bị buộc tội cưỡng chiếm máy bay, vi phạm luật di trú Thái, ông Lý Tống, cựu sĩ quan không quân Việt Nam Cộng Hoà được phóng thích nhưng bị bắt trở lại và chờ ra tòa vào sáng thứ Năm này 05-18 liên quan việc dẫn độ ông trở lại Việt Nam.

Tải xuống để nghe


Qua cuộc phỏng vấn bằng tiếng Anh do phái viên Pimuk Rakkanam của Đài ACTD thực hiện từ Bangkok, ông Lý Tống cho biết phản ứng của mình. Thanh Quang xin chuyển ngữ nôi dung cuộc phỏng vấn.

Ông Lý Tống cho biết là ông vừa được phóng thích khỏi nhà tù, đi ra phía trước cổng thì bị còng tay trở lại. Theo ông Lý Tống thì như vậy là ông được tự do chỉ trong khỏang một tiếng đồng hồ. Ông Lý Tống cho biết thêm rằng viên chỉ huy cảnh sát ở cơ quan chống tội ác rất tốt, cho phép ông được gặp những người mến mộ, và báo giới có thể nói chuyện với ông.

Khi được hỏi về việc tòa án Thái Lan chuẩn bị xét xem có cho dẫn độ ông trở lại Việt Nam hay không, ông Lý Tống đáp rằng ông muốn trình bày chi tiết về kế họach mà Thái Lan chuẩn bị thực hiện đối với ông. Theo Lý Tống thì Thái Lan nêu lên mọi lý do cho dẫn đô để Việt Nam có thể truy tố ông về việc vi phạm không phận Việt Nam.

Nhưng, theo ông Lý Tống, hành động vi phạm không phận không thể là tội bị dẫn độ, vì đây chỉ là tội nhẹ; một người chỉ bị dẫn độ khi phạm một tội nặng nào đó. Ông Lý Tống cho biết tiếp rằng Việt Nam không thể dẫn độ ông , nhưng họ muốn chơi trò yêu sách và được Thái Lan chấp nhận, để ông tiếp tục bị ngồi tù ở xứ Thái thêm 5, 6 năm nữa; phải ra tòa thêm nhiều lần. Và sau 5, 6 năm ấy, Việt Nam sẽ từ bỏ yêu sách này, hoặc Thái Lan sẽ bác bỏ yêu sách đó của Việt Nam.

Trước viễn tượng như vậy, Lý Tống cho biết phản ứng của ông là sẽ nhờ những người ủng hộ ông tại Hoa Kỳ ra sức vận động Quốc hội Mỹ mời 2 nhân chứng quan trọng tới trình bày sự thật: Nhân chứng thứ nhất là một nữ thông dịch viên người Thái và nhân chứng thứ nhì là một viên chức làm tại Tòa Đại sứ Mỹ ở Bangkok. Ông Lý Tống muốn Quốc hội Mỹ triệu tập 2 người này tới cung khai sự thật liên quan trường hợp ông bị Thái Lan kết tội không tặc.

Ông cho biết rằng ông đã tự biện hộ tại Tòa, khai rằng chính huấn luyện viên máy bay người Thái đã nhận 15-ngàn đô la cùng những món quà khác của ông, và tự nguyện hợp tác với ông. Nên tội không tặc mà tòa án Thái gán ghép cho ông chỉ là sự bịa đặt. Và tòa án Thái đã khống chế trường hợp của ông bằng cách bác bỏ đơn kháng án của ông.


Theo Lý Tống thì hiện giờ, nếu 2 nhân chứng vừa nói tới điều trần tại Quốc Hội Mỹ sự thật rằng ông vô tội, không có hành động không tặc, thì chính phủ Bush , sau khi biết rõ điều đó, sẽ can thiệp để giúp đưa ông trở lại Mỹ. Ông Lý Tống cho biết tiến trình này sẽ mất trong vòng từ một tới 2 tháng; Lý Tống nhấn mạnh rằng nếu họ không thể đưa ông về Mỹ, ông sẽ tự nguyện trở lại Việt Nam để đương đầu với tòa án cộng sản Việt Nam, với luật lệ mà ông cho là của MAFIA đỏ, và ông sẽ đấu tranh cho mình với sự ủng hộ của tất cả những nhà hoạt động vì dân chủ trong nước.

Thứ nhì, theo Lý Tống, ông sẽ từ bỏ quốc tịch Mỹ vì, ông nêu lên câu hỏi rằng làm công dân Mỹ ích lợi gì khi họ gặp nạn mà không có sự can thiệp ? Và trong trường hợp oan ức của ông, Tổng thống lẫn Ngọai trưởng Mỹ chẵng gíup đỡ gì cả.

Khi được hỏi hai nhân chứng quan trọng vừa được đề cập tới cụ thể là ai, ông Lý Tống cho biết đó là bà Suthathip, thông dịch viên cho ông tại Tòa và viên chức sứ quán Mỹ Jeffrey Schwenk. Theo Lý Tống thì bà Suthathip hiện rất sợ, không dám tới Mỹ; Bà ta chỉ đi khi nào Quốc hội Hoa Kỳ gởi giấy mời, yêu cấu bà đến đó.

Ông Lý Tống hy vọng rằng những người ủng hộ ông sẽ làm áp lực đúng mức để Quốc hội Mỹ yêu cầu bà tới khai sự thật.

Về viên chức sứ quán Hoa Kỳ Jeffrey, Lý Tống cho biết viên chức này từng dự tất cả những buổi xử Lý Tống, biết rằng ông không phạm tội không tặc nhưng ông Jeffrey không hành động gì cả. Theo ông Lý Tống thì viên chức Mỹ này phải trả lời trước Quốc hội Hoa Kỳ về sự tắc trách của mình.

Ông Lý Tống tin rằng với lời khai của hai nhân chứng vừa kể thì sự thật sẽ được phanh phui, Quốc Hội Mỹ sẽ tin rằng ông vô tội và họ có thể giúp ông bảo vệ công lý. Vẫn theo Lý Tống, một khi họ biết ông vô tội, thì làm sao họ có thể để cho ông bị dẫn độ về Việt Nam ?

Ông Lý Tống cho biết thêm là ông bị giữ ở cơ quan cảnh sất chống tội ác tại Bangkok cho tới sáng thứ Năm 18 tháng Năm này; khỏang 10 giờ sáng hôm đó, ông sẽ bị ra tòa để nghe chánh án tuyên bố rằng ông lại bị ở tù tiếp để chờ kết quả về việc có thể bị dẫn độ trở lại Việt Nam.

Ông Lý Tống hy vọng rằng họ sẽ đưa ông trở lại nhà tù Klong Prem ở Bangkok, thay vì nhốt ông ở lao xá đặc biệt – nơi chật hẹp, thiếu nước và bất tiện mọi bề.

Do đó, ông Lý Tống nói thêm, ông phải ngồi tù thêm 2 tháng nữa, và chờ các nhân chứng cung khai trước Quốc hội Mỹ. Theo Lý Tống, nếu ông thành công, thì chính phủ Bush sẽ can thiệp để đưa ông về Mỹ vì ông vô tội. Còn nếu ông gặp thất bại, vì, theo lời Lý Tống, Quốc hội Mỹ chẵng cần quan tâm, hay nữ nhân chứng Suthathip lo sợ và không chịu đi Hoa Kỳ, hoặc thậm chí an ninh Thái Lan ngăn cản không cho bà này tới Mỹ để khai sự thật.

Lúc đó, Lý Tống cho biết, cách duy nhất là ông tự nguyện trở lại Việt Nam ngay, đồng thời tự dộng từ bỏ quốc tịch Mỹ, vì, theo lời ông, có ích lợi gì khi một công dân Mỹ vô tội mà không được giúp đỡ, công lý không được bảo vệ.

Do đó, ông cho biết rằng khi ấy ông sẽ trở lại Việt Nam để thực hiện một trận chiến khác chống cộng sản Việt Nam.



--------------------------

Mời quý vị nghe 1 bài thơ của 1 thành viên Paltalk ngâm trong ROOM (Vùng Lên Cho Việt Nam Dân Chủ Tự Do) Vinh Danh Chiến Sĩ Lý Tống!

Xin nghe ở đây:


Anh Hùng Lý Tống

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

7 Dân Biểu Hứa Giúp DB Văn: Ngăn Dẫn Độ Lý Tống Về VN

Nguyên Phương
(Tường trình đặc biệt từ Thủ đô Hoa Thịnh Đốn)

Hoa Thịnh Đốn (VA) – Dân Biểu Trần Thái Văn đã lên đường đến Thủ đô Hoa Thịnh Đốn để tiếp tục vận động nhân đạo cho ông Lý Tống không bị dẫn độ về Việt Nam sau khi mãn án vào ngày 17 tháng 5, 2005.

Trong lúc DB Văn có mặt tại thủ đô, ông Jim Cole, đệ nhất tham vụ ngoại giao tại toà Đại sứ Hoa Kỳ tại Thái Lan cũng đã điện thư cho ông diễn biến mới nhất về ông Tống.

Điện thư cho biết ông Tống đã được thả tự do đúng vào ngày mãn án theo đúng thủ tục pháp lý của Thái Lan. Tuy nhiên, ông Tống đã bị cảnh sát Sở Di Trú Thái tạm giữ sau một giờ được tự do để xét sử có bị dẫn độ về Việt Nam để xét xử một lần nữa. Theo giới am tường luật di trú Thái Lan cho biết thủ tục pháp lý này sẽ kéo dài từ 6 tháng đến 2 năm.

Trước tình trạng pháp lý tế nhị và phức tạp ngoại giao giữa ba nước Việt Nam, Thái Lan và Hoa Kỳ về số phận ông Tống, DB Văn đã gặp nhiều Dân Biểu Quốc Hội Liên Bang, Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ và Tòa Đại sứ Thái Lan cập nhật hoá vấn đề và vận động các Dân Biểu có uy tín trong Ủy Ban Ngoại Giao tại Hạ Viện, tìm giải pháp ngăn chặn trường hợp ông Tống bị đẫn độ về Việt Nam.

“Chúng ta có thể đồng ý hay không về hành động quả cảm của Anh Lý Tống chống lại chế độ độc tài Cộng sản Việt Nam. Tuy nhiên anh là một công dân Hoa Kỳ và nhìn vào khía cạnh nhân đạo, chúng tôi tìm mọi cách ngăn chặn việc dẫn độ anh Tống về Việt Nam. Đây là một tiền lệ không tốt cho bất cứ công dân Hoa Kỳ sau khi đã thọ án lại bị đưa về đệ tam quốc gia để bị xét xử thêm một lần nữa” DB Văn nói.

Trong hai ngày liên tiếp, DB Văn đã nỗ lực hội ý với nhiều dân biểu như Gary Miller (R, Diamond Bar CA), Lincoln Diaz-Bart, Mario Diaz-Balart (R, Miani, FL), Ken Galvert (R, Riverside, CA), Darell Issa (R, San Clementee, CA), Dana Rohrabacher (R, Hungtington Beach, CA) và Ed Royce (R, Fullerton, CA) tại Hoa Thịnh Đốn. Tất cả những dân biểu này có cùng quan điểm với DB Văn, tìm cách ngăn cản không để ông Tống trục xuất về Việt Nam, nơi được mô tả là một nước không có nền tư pháp độc lập, tòa án chỉ xử theo chỉ thị của nhà nước. Các dân cử này sẽ đặt vấn đề này với các viên chức thẩm quyền của Bộ Ngoại Giao trong những ngày sắp đến.

Cùng ngày, Dân Biểu Văn cũng hội ý với Toà Đại Sứ Thái Lan, ông Phó Đại sứ Chirachai Punkrasin đã xác nhận tin ông Tống đã bị tạm giam tại nhà tù thuộc sở Di Trú Thái Lan trong thời gian cứu xét việc trục xuất ông Tống về Việt Nam.

Ngoài ra, Dân Biểu Văn họp với ông Scott Marciel, Giám đốc sự vụ Vùng Đông Nam Á và ông Douglas Sonnek, Đặc trách về Việt Nam thuộc Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ. Hai ông cho biết Bộ Ngoại Giao đang theo dõi các diễn biến chung quanh vụ ông Tống và sẽ có thái độ thích hợp khi tình trạng pháp lý của ông Tống đã được quyết định bởi toà án Thái Lan. Hiện nay chính sách của Bộ Ngoại Giao Hoa Kỳ không can thiệp vào nội bộ của Thái Lan hay Việt Nam.

Trong lần gặp Dân Biểu Văn vào tháng 11, năm 2005, ông Eric John, phụ tá thứ trưởng ngoại giao, trách nhiệm vùng Đông Nam Á cho biết quan điểm của bộ ngoại giao không đồng ý với chính phủ Thái về việc dẫn độ một công dân có quốc tịch Hoa Kỳ như ông Tống về Việt Nam. Ông John cho biết thêm ông Tống đã nộp đơn xin được chuyển về Mỹ sau khi đã thụ án và được Bộ Tư Pháp Hoa Kỳ chấp nhận.

Lời tuyên bố này phù hợp với tinh thần lá thư của bà Micheele Bernier-Toth, trưởng Cơ quan Phục Vụ Quyền Lợi Công Dân Hoa Kỳ thuộc Bộ Ngoại Giao, đã gửi cho ông Lê Ngoạn, Chủ tịch Phong Trào Yểm Trợ Ông Lý Tống, ngày 23 tháng 9, 2005.

Ông Scott cho biết thêm, ông là nhân viên bộ ngoại giao đầu tiên đến thăm ông Lý Tống trong tù năm 1994 khi Hoa Kỳ và Việt bắt đầu trao đổi ngoại giao.

Trong thời gian này, Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, ông Michael Marine cũng có mặt tại Quốc Hội vận động cho thỏa hiệp Thương Mại vừa ký kết giúp Việt Nam gia nhập Tổ chức Thương Mại Thế Giới (WTO) mới đạt được thỏa hiệp trên nguyên tắc. Hiệp ước này sẽ được viết thành văn bản chính thức và cần được Quốc Hội phê chuẩn mới có hiệu lực. Hiệp ước này có thể bị tu chính nếu có những điều khoản bất lợi hay không thăng bằng trong việc giao thương giữa đôi bên.

Dân biểu Ed Royce tiết lộ ông đã gặp Đại sứ Marine và đặt vấn đề nhân quyền, tự do tôn giáo với ông Đại sứ Marine và sẽ đưa vấn đề này trước Quốc Hội để thảo luận.

Tưởng nên nhắc lại, năm 2,000 trong lúc Tổng thống Hoa Kỳ Bill Clinton đang có mặt tại Hà Nội, ông Tống đã tìm cách trả tiền và ép buộc người huấn luyện Thái Lan để ông bay về Việt Nam trải 50,000 truyền đơn chống lại chế độ Cộng Sản Việt Nam trên hkông phận Thành phố Sàigòn. Ông Tống đã thành công trong chuyến bay giải truyền đơn. Tuy nhiên khi trở lại Thái Lan ông Tống đã bị bắt và kết án hơn 5.5 năm tù.

Trong thời gian được tạm tự do, ông Tống đã được nhiều cơ quan truyền thông quốc tế và điạ phương phỏng vấn. Ông cho biết sẽ chống lại việc dẫn độ về Việt Nam. Tuy nhiên chính quyền Mỹ không can thiệp cho một công dân Hoa Kỳ như ông, ông sẽ trả lại quốc tịch hoa Kỳ, tình nguyện về Việt Nam để đương đầu trực tiếp với chính quyền Cộng sản Việt Nam.

Trong lúc bản tường thuật này lên tin, Dân Biểu đang có phiên họp đặt biệt với Phòng Đại diện Thương Mại Hoa Kỳ về các diễn biến chung quanh hiệp ước Thương mại mới thỏa thuân với Việt Nam trong tuần qua.

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Lý Tống bi hành hung tại trại giam
June 8, 2006

Kính gửi Dân Biểu Trần Thái Văn:

Hôm nay ông Jim Cole được thuyên chuyển ra ngoài thành phố Bangkok, nên tôi là Trưởng Phòng Phục Vụ Công Dân Hoa Kỳ tại Tòa Đại Sứ Mỹ ở Thái Lan. Văn phòng của tôi lâu nay vẫn viếng thăm và săn sóc ông Lý Tống từ ngày ông ấy bị bắt giam. Tôi được yêu cầu cung cấp cho ông tin tức mới nhất về tình trạng của ông Lý Tống tại Thái Lan.

Văn Phòng Phục Vụ Công Dân Hoa Kỳ có nhận được một cú điện thoại từ một phụ nữ tự xưng tên là Vanida, vào chiều hôm nay, cho biết là Lý Tống đã bị nhân viên trại giam đánh đập. Bà ấy cúp điện thoại trước khi cho chúng tôi biết thêm chi tiết bổ túc. Chúng tôi liền gọi trại giam và nói chuyện với viên chức phụ trách Khu 5 trong trại tạm giam Bangkok. Ông ta cho chúng tôi biết là sáng hôm qua, tức ngày 8 tháng 6, Lý Tống bị một tù nhân người Thái (30+) đấm vào mặt. Hung thủ không trả lời nhà chức trách về lý do của cuộc tấn công này, và y đã bị chính thức buộc tội về tội phạm ấy.

Ông Lý Tống đã được đưa cấp tốc đến Bệnh Viện Trừng Giới và nhập viện. Ông ấy cần được giải phẫu nhẹ, để chỉnh lại sống mũi, và việc giải phẫu đã được ấn định vào sau các ngày Lễ Đặc Biệt (của Thái Lan).

Ông ấy sẽ lưu lại trong bệnh viện của trại giam ít nhất là một tuần lễ.

Viên Trưởng Khu 5 cũng cho chúng tôi biết là ông ta đã đã đạt được một thỏa hiệp với Lý Tống về vụ mái tóc dài của Lý Tống. Trại giam cho phép Lý Tống được giữ mái tóc dài, nếu Lý Tống có hạnh kiểm tốt, ôn hòa và không tạo nên rắc rối.

Chúng tôi sẽ cập nhật tin tức vào tuấn tới.

Ký tên: Ted Coley

Trưởng Phòng Phục Vụ Công Dân Hoa Kỳ


------------------------------------

June 8, 2006

Dear Mr. Tran:

Jim Cole is transferring out of Bangkok today, so until I have been asked to provide you with an update on Ly Tong’s situation in Thailand. I am the Chief of the Embassy’s American Citizen Services (ACS) Unit and my office has been visiting and taking care of Mr. Tong since his arrest.

ACS received a call this afternoon from a lady calling herself Vanida, who reported that Ly Tong had been beaten by the prison staff. She hung up before providing additional details.

We immediately called the prison and spoke with the building chief of Dan 5 at Bangkok Remand Prison. He informed us that yesterday morning, June 8, Ly Tong was punched in his face by a Thai prisoner (30+). The assailant gave authorities no reason for the assault and he has been officially charged for the crime.

Ly Tong sent without delay to the Correctional Hospital and admitted. He will require minor surgery to realign his nose and the surgery has been scheduled for after the Special Holidays. He will remain in the prison hospital for at least a week.

The building chief also informed us that he has reached a compromise with Ly Tong with regard to his long hair. They are allowing him to keep his long hair as long as he is in good behavior, quiet and does not create problems.

We’re follow up next week.

Ted Coley

Chief, American Citizen Services

User avatar
phu_de
Posts: 2917
Joined: Sun Nov 28, 2004 10:57 pm
Has thanked: 7 times

Post by phu_de »

Mùa Sen Trên Đất Thái

Tùy bút Ngọc Thủy

Giữa tháng năm, mùa xuân vừa mới tạ từ để nắng hạ trở về gieo hơi thở mới cho không gian thêm phần nóng ấm. Thời tiết Cali năm nay vẫn bị sự lạnh lẽo của mùa đông lấn áp cho đến giờ này, có lẽ do ảnh hưởng những trận bão lớn vừa qua.


Tháng năm, mùa này hoa cúc đã nở rộ quanh vùng thung lũng San Jose. Tôi mang theo mầu hoa cúc vàng rực rỡ và tươi mát ấy trên chuyến bay đi Thái Lan, một chuyến bay được hình thành nhanh chóng từ sự khích lệ của bác sĩ Trần Công Luyện, luật sư Nguyễn Thành và những người bạn đồng nghiệp như ký giả Huỳnh Lương Thiện (báo Mõ San Francisco), Lê Văn Hải (báo Mõ San Jose), Cao Sơn (Tin Việt News), nhà thơ Ngô Đức Diễm .v.v… để thăm người chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do là anh hùng Lý Tống đã bị giam giữ tại đất Thái hơn năm năm qua sau ngày (07/11/2000) rải năm mươi ngàn lá truyền đơn xuống thành phố Sàigòn kêu gọi người dân Việt Nam đồng đứng lên chống lại thể chế độc tài áp bức của Đảng Cộng sản Việt Nam đã và đang làm nghiêng ngả quê hương.


Trước khi cánh bay đáp xuống phi trường Bangkok đúng bốn giờ năm phút, tôi cố nghiêng người ngó qua cửa sổ để được nhìn xuống những mương dừa, đồng ruộng xanh bên bở kênh nước ruộng, như muốn được nhìn thấy lại hình ảnh quen thuộc của quê hương mình, nằm đâu đó bên kia bờ vịnh Thái Lan. Trong tim óc tôi lúc bấy giờ ngập tràn bao hình ảnh dấu yêu cùng lời thắm thiết nhớ từ một khúc nhạc Tình Ca của nhạc sĩ Phạm Duy:

"Quê hương tôi có con sông đào xinh xắn,
nước tuôn trên bờ ruộng vắn,
lúa thơm cho đủ hai mùa…"

Ôi quê hương tôi là đồng ruộng xanh tươi, giòng sông uốn khúc trong lành, là lúa gạo miền Nam đã dưỡng nuôi tôi khôn lớn bằng tình yêu đất nước đậm đà.


Cũng từ cảm giác này vụt cho tôi nhớ lại sự đau lòng cách đây gần mười lăm năm về trước trên chuyến bay đi Mỹ đoàn tụ gia đình và cũng chính là ngày tôi phải rời bỏ quê hương. Trên chuyến bay lần đó, tôi đã cố, cố hết sức nhìn thật lâu để mong ghi dấu những hình ảnh quê hương thân yêu lần cuối. Bởi trong hai mươi năm lớn lên từ khói lửa chiến tranh, tuy biết đất nước mình chưa thật sự yên bình nhưng tôi vẫn được sống cùng tổ quốc, lần đầu mới thật sự phải rời xa, trái tim tôi đau đớn đến quặn thắt nên đã không kềm giữ được tiếng bật khóc nức nở trên suốt chuyến bay dài. Chưa bao giờ tôi khóc nhiều và lòng thương đau đến thế.


Lần đó, đã lâu lắm rồi nhưng vẫn còn nóng hổi bao cảm xúc trong trái tim tôi. Như phút giây này đây, tuy không bật khóc nức nở như xưa, nhưng lòng tôi đang xúc động với biết bao kỷ niệm dạt dào:

Lại về lại chỗ ngày xưa
Thái Lan gần gũi xứ dừa Mê Kông
máy bay lượn một hai vòng
con sông cũng lượn theo vòng nhân luân!

Cần Thơ - Bangkok như chừng
trong gang tay kẻ đành lòng xa quê…
mười lăm năm một buổi về
tôi bâng khuâng tưởng ai kề một bên!

cùng Châu mà biết bao miền
Quê Hương không lẽ… lầm duyên kiếp người?
xuống phi trường vẫn xa xôi
ngắm cô gái Thái, nhoẻn cười, lại đi…

tới đây nhặt chút xuân thì
là hoa lan trắng nhu mì ngát thơm!
chỗ xưa, này, chỗ tôi buồn
gọi Quê Hương, bỗng Cố Hương bao giờ!

tôi về lại chỗ ngày xưa
Thái Lan xanh ngát lá dừa Việt Nam!
n.t.

Lần đó, tôi rời Việt Nam cuối năm 1990, được đưa qua Thái Lan ở trong trại chuyển tiếp một tuần, để từ đấy đến Hoa Kỳ. Mười lăm năm sau tôi trở lại Thái Lan ngày 12 tháng 5 năm 2006, trong chuyến đi lần này. Tôi nhớ lại những cảm xúc lần đó khi phi cơ sắp hạ cánh lượn mấy vòng trên bầu trời Bangkok, tôi thấy những vườn dừa, nhớ lắm Cần Thơ, tôi thấy con sông Mê Nam, nhớ lắm con sông Mê Kông, người mình gọi là sông Cửu Long. Điều duy nhất tôi không quên: nhớ ai đó yêu tôi mà tôi chưa một lần gật đầu. Thuở đó, Xuân Thì – Và chắc đã xưa! Bao giờ nhỉ tôi về thăm Bình Thủy, nơi tôi ra đời bên bờ sông Hậu Giang?


Tôi đến Thái Lan vào một buổi chiều nóng bức dữ dội chứ không la đà yểu điệu như những ngày hè Cali ấm, lạnh bất thường. Vừa ra khỏi cửa phi trường Bangkok, hơi nóng phả vào tôi như muốn nung người. Nhưng tôi vẫn thở ra được môt hơi dài nhẹ nhõm khi nghĩ tới ngày cuối ra phi trường với biết bao việc làm dồn dập sau chuyến đi Đài Loan tìm hiểu về các nạn nhân cô dâu và công nhân Việt bị mua bán, hành hạ, mới trước đó hai tuần. Rồi vừa phải chạy lo phát hành tạp chí Suối Văn, vừa lo chuyển đổi chương trình phát thanh hằng ngày từ buổi tối trên làn sóng AM/1430 sang AM/1120 vào buổi sáng, vừa lo chuẩn bị mọi công việc, chuyện nhà trong thời gian mười ngày đi vắng tiếp. Tôi chỉ đến kịp trước giờ Check-in tại phi trường San Francisco cho chuyến bay dài xuất ngoại đúng một giờ mười lăm phút. Nếu không có sự kiên nhẫn trấn an của luật sư Nguyễn Thành trong lúc đưa giúp tôi ra phi trường trong buổi tối đó, chắc tôi còn phập phồng lo lắng hơn khi phải chạy đua gấp rút với thời điểm khởi hành của chuyến bay xa.
Image Còn đang bỡ ngỡ trước quang cảnh và không khí mới lạ với bước chân ngập ngừng đi qua hàng rào đám đông ồn ào đang chờ đón thân nhân tại phi trường Bangkok, tôi chợt reo lên tiếng vui mừng nhỏ khi nhìn thấy Đại tá Võ Văn Ân đang tiến lại gần. Thì ra anh đã đứng đây đón tôi hơn nửa tiếng rồi. Trong thời gian chờ đợi Taxi theo kiểu tuần tự, anh Ân cho biết đã qua đây hơn một tuần và đã đi thăm anh Lý Tống được hai lần. Nghe xong tôi rất vui mừng khi biết tin anh Lý Tống vẫn bình an, điềm tĩnh trước mọi chuyện sắp xẩy đến với anh trong giai đoạn quá gay go này. Bởi tôi cùng mọi người khắp nơi đều quan tâm và lo lắng biết bao khi nghe tin anh tuyệt thực từ cuối tháng ba và dự định tự sát nếu bị dẫn độ về Việt Nam theo yêu sách của nhà cầm quyền Cộng sản VN. Cũng theo anh Ân cho biết, chúng tôi sẽ được vào thăm anh Lý Tống trong ngày thứ Hai tới theo phép lệ đầu tuần.


Trong chuyến đi này từ Bắc California, ngoài tôi ra còn có hai mẹ con cô Mỹ Hạnh đã từng đi thăm người chiến sĩ Lý Tống ba lần tại đất Thái trong tinh thần ủng hộ người đấu tranh chống Cộng một cách tích cực, nhiệt thành. Riêng Đại tá Ân đến đây để hỗ trợ anh Lý Tống trong tinh thần chiến hữu Huynh Đệ Chi Binh đã hai mươi lần nên khá quen thuôc đường đi nước bước ở Bangkok, anh đã chọn cho cả nhóm chúng tôi địa điểm khách sạn gần nhà tù Klong Prem để tiện việc đi lại hằng ngày, vừa sạch sẽ, êm đềm vì có giòng sông nhỏ chảy băng qua chiếc cầu đúc ngăn con đường lộ lúc nào cũng ào ạt giòng xe tấp nập bên ngoài. Khi thấy tôi tỏ vẻ thích thú với cảnh đẹp trước con đường nhỏ có hàng cây xanh lá bên giòng nước chảy êm êm, anh Ân đã chọc cô em gái có tính thích mơ màng với nước cùng hoa lá cỏ cây là : “Tha hồ cho Ngọc Thủy có hứng khởi làm thơ, viết truyện lồng trong chuyến đi thăm người hùng Lý Tống kỳ này”. Đúng rồi, người bạn của chúng tôi, anh Lý Tống cũng rất thích làm thơ mỗi khi anh tạm ngưng chuyện “đội đá lấp trời” để ném xuống đầu bọn Cộng sản vô thần những đòn bay thần tốc bốc lửa. Người chiến sĩ luôn tranh đấu cho Tự Do ấy khi chiến đấu thì rất gan lỳ dũng mãnh nhưng tâm hồn lại rất gần gũi với văn chương thi phú trong cuộc sống đời thường. Trong tác phẩm Ó Đen của Lý Tống cũng đã thể hiện điều này. Và các bằng hữu của anh khi nói về con người quả cảm Lý Tống như thi sĩ Nguyễn Lập Đông với bài thơ Rượu Tiễn trong buổi đưa người tráng sĩ Kinh Kha của thời đại mới lên đường thắp sáng hội Non Sông (09/1992):

“đất nước bừng lên ngày nắng mới
bạn về thắp sáng hội non sông
này chén rượu hùng xin uống cạn
nỗi đời hư huyễn có gì đâu!
hãy trông nước chẩy xuôi sông Dịch
chẳng lẽ nghêu ngao đến bạc đầu?
này cánh dù rơi chiều lửa đạn
thân tàu bay nát giữa cuồng điên
đêm đen thù bạn không nhìn rõ
thì trách làm chi chuyện hão huyền!
này chén rượu hùng xin uống cạn
bạn về như ánh kiếm Kinh Kha
rượu đưa hào kiệt nghìn năm trước
còn vẳng đâu đây một tiếng khà!
đập nát Hồ Trường tan thành bụi
cơn say lạ mặt có gì đâu
đốt chén hững hờ thành giông bão
đẩy càn khôn lộn giữa chiêm bao!
hãy thét gầm lên trời Sát Thát
thân mình làm đuốc sáng trời Nam
là điểm khởi hành trong đổ nát
để người kiêu hãnh đứng vùng lên!”
(Nguyễn Lập Đông)

bạn về thắp sáng hội non sông này chén rượu hùng xin uống cạn nỗi đời hư huyễn có gì đâu! hãy trông nước chẩy xuôi sông Dịch chẳng lẽ nghêu ngao đến bạc đầu? này cánh dù rơi chiều lửa đạn thân tàu bay nát giữa cuồng điên đêm đen thù bạn không nhìn rõ thì trách làm chi chuyện hão huyền! này chén rượu hùng xin uống cạn bạn về như ánh kiếm Kinh Kha rượu đưa hào kiệt nghìn năm trước còn vẳng đâu đây một tiếng khà!

Và thi sĩ Hà Huyền Chi đã không ngăn được nỗi hân hoan khi chợt nghe tin vui đang như giòng lửa sáng ngùn ngụt cháy đỏ lan truyền:

“cơn xúc động đã phóng đi từ Los
qua đường giây viễn thoại rực ân tình
lửa hào hùng thắp đỏ triệu buồng tim
Lửa Lý Tống đẹp như trong huyền thoại!

thằng em anh đã trở nên vĩ đại
đã thăng hoa, đã cao lớn dị thường
thằng Ó Đen sau khổ nạn, cùng đường
vẫn mài móng, vẫn dấu hờn trong cánh

hồn Phù Đổng cho thằng em sức mạnh
chí Quang Trung làm lớn dậy con người
thế kỷ này thần tượng đã lên ngôi
đại hào kiệt, đại anh hùng Lý Tống

Ó đáp xuống khiến giang sơn chuyển động
mưa truyền đơn trên khắp phố Sàigòn
nhẩy xuống đời bằng ý chí sắt son
khiến bạt vía lũ côn đồ Cộng sản

một dũng cảm trên chót thang dũng cảm
một hy sinh trên cao độ hy sinh
Lý Tống ơi, thế giới đã nghiêng mình
chào chính nghĩa, chào anh hùng dân tộc!

(tháng 9/1992)

Giờ đây, dù đang lao lung trong chốn giam tù, anh vẫn làm thơ, những vần thơ ngùn ngụt lửa đấu tranh cho tự do dân tộc hoặc những vần thơ như máu lệ chảy ròng trong những ngày tuyệt thực đớn đau như những câu tôi ăn thịt tôi, từng ngày, từng phút với những hư hao suy mòn xương thịt theo mỗi ngày không ăn không uống để nói lên tiếng nói bất khuất trước tội ác vô nhân của bọn người làm điêu đứng quê hương.

Suốt buổi chiều chủ nhật, tôi và anh Ân đi lên đi xuống nhiều lần qua mấy tầng lầu của The Mall, một siêu thị lớn nằm gần khách sạn Pongpetch Guestotel mà chúng tôi có thể đi bộ khoảng mười phút theo ngõ tắt. Lý do là tôi muốn tìm một chiếc máy thâu âm nhỏ xíu như chiếc hộp quẹt thay cho chiếc máy to bằng bàn tay mà tôi đã mang theo từ Mỹ. Với chiếc máy thâu âm nhỏ cỡ đó mới có thể dấu trong túi áo để thâu lại cuộc nói chuyện hoặc lời phát biểu của anh Lý Tống, bằng không sẽ rất khó nhớ lại bằng đầu óc vì anh Ân cho biết luật trại giam cấm không cho mang máy thu âm, thu hình hoặc điện thoại cell phôn, ngay cả túi xách tay nhỏ lớn gì cũng phải gởi hết ngoài cửa.

Bẩy giờ rưởi sáng ngày thứ Hai (05/15/06) chúng tôi đều có mặt dưới phòng tiếp tân khách sạn. Dù còn sớm nhưng chẳng ai màng đến chuyện ăn điểm tâm mà đều đồng ý đi thẳng tới trại tù ngồi chờ cho đỡ sốt ruột. Tuy mới tám giờ nhưng với tuần lễ đầu của các học sinh đi học nên xe cộ trên đường phố rất nhộn nhịp đông đúc. Xe chạy lạng lách cứ ào ào phóng tới khiến tôi thấy kinh hồn quá, nhưng sau một tuần lễ quen rồi mới thấy các tay lái ở Thái Lan hay Đài Loan thật cừ khôi và nhất là chịu nhường nhau nên tưởng rằng họ chạy ẩu thế mà chẳng dễ dàng để xẩy ra tai nạn giao thông đâu.

Từ khách sạn chạy đến nhà tù chỉ khoảng mười lăm phút nếu không kẹt xe. Kia rồi, hàng chữ Klong Prem Central Prison trên bức tường cao như chắn lối kẻ ra hoặc người vào (có ai mong muốn vào tù đâu ngoài những lỗi lầm vì vô tình hay cố ý phạm phải mà chỉ tội cho những kẻ trong tù chỉ mong sao được thoát ra khỏi những ngày giam hãm mất tự do). Bức tường này cũng đã giam giữ người chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do trong mấy năm ròng. “Một ngày trong tù bằng ba năm bên ngoài”, nhất nhật tại tù thiên thu tại ngoại, thế mà anh Lý Tống đã trải qua gần hết tuổi trẻ cuộc đời mình trong các khám lao tù, cái giá mà anh phải hứng chịu cho sự dấn thân đấu tranh vì lý tưởng Tự Do, đòi hỏi nền độc lập dân chủ cho đất nước. Nhưng có hề chi trước những cơ nguy của tiền đồ dân tôc đang cần gióng lên những tiêng chuông cấp báo trước sự thống trị của Cộng sản Việt Nam, dẫu anh có là “cây tùng đơn lẻ” trong năm tháng lao tù cũng vẫn ‘khinh tuyết ngạo sương” là “riêng bản tính” của anh rồi, huống chi bên cạnh anh còn có hằng ngàn tấm lòng và hằng vạn cánh tay vẫn thắp sáng và nối rộng vòng đấu tranh chung cho tổ quốc Việt Nam.

Vượt qua bức tưởng cổng có trồng hoa đẹp trên bãi cỏ xanh tươi được cắt tỉa mượt mà như nhịp sống bên ngoài vẫn vô tình hối hả đua chen với bao vui nhộn, nhưng hàng rào hoa cỏ tươi xanh ấy liệu có bao che được những phần đời u tối của tù nhân bên trong? Từ cổng, chúng tôi rẽ qua tay phải để vào thẳng nhà khách của trại giam. Tòa nhà này có hai phòng làm việc của cảnh sát Thái để thu nhận giấy tờ và có cả căn tin bán thức ăn thức uống cho người tới thăm trong lúc chờ đợi làm thủ tục. Tại đây, Đ/T Ân giới thiệu chúng tôi với chị Saijit là người Thái nhưng nói tiếng Việt khá lưu loát rảnh rẽ vì đã nhiều năm làm việc cho Cha Olivier trong các công tác thiện nguyện giúp đỡ những người Việt trên đất Thái và hiện nay chị cũng đang giúp anh Lý Tống cùng nhiều tù nhân khác nơi đây. Tôi không hiểu rõ ý nghĩa của cái tên Saijit nhưng mọi người đều gọi chị với cái tên Việt rất dễ thương là Diệu Tâm như tấm lòng tử tế sốt sắng của chị đối với mọi người, nhất là những bạn bè, đồng hương của anh Lý Tống từ các nước xa xôi đến thăm trại tù Bangkok.

Trại giam bắt đầu cho thăm lúc chin giờ sáng, nhưng chúng tôi ở vào danh sách được thăm đợt nhì. Trong lúc chờ đợi còn khoảng ba mươi phút nữa, chúng tôi liên lạc với nhà báo Trương Sĩ Lương (Thế Giới Mới Magazine), nhà báo Huỳnh Lương Thiện (Mõ SF), và sau đó tôi tường trình về Đài phát thanh Quê Hương ở Bắc California với vài nguồn tin sơ khởi và hẹn quý thính giả sẽ cho biết thêm chi tiết sau vài giờ nữa.

Đúng chin giờ rưởi, chúng tôi nghe gọi tên vào thăm anh Lý Tống, ai nấy đều hồi hộp khi đi bộ qua dẫy sân dài bên khám đường phía tay trái. Cánh cửa song sắt sơn màu tối đen như trăm vạn nhà tù khác mở ra để chúng tôi bước vào. Tôi thấy dường như có một chút gì rờn rợn hay cơn gió nào chợt thoảng trong hơi ẩm nóng bức của ngày hè chăng. Lại thêm một lần cổng sắt đen nữa chúng tôi mới bước vào căn phòng nhỏ để gởi lại túi xách và để cho nhân viên Thái khám xét người trước khi vào hẳn bên trong. Băng qua khoảnh sân cỏ, chúng tôi đi thẳng vào dẫy nhà có chấn song thưa là nơi gặp gỡ trao đổi chuyện trò của các người tù và thân nhân.

Đi tới cuối dẫy, chúng tôi đã thấy anh Lý Tống ngồi chờ sẵn với nụ cười cùng với câu chào. Chúng tôi thật sự vui mừng và cảm động khi nhìn thấy anh vẫn nói năng sang sảng với hào khí cố hữu cùng dáng dấp vẫn oai phong dù có ốm đi nhiều sau hơn một tháng tuyệt thực để phản đối sự dẫn độ về Việt Nam của nhà nước Cộng sản. Có ai có thể từ chối về lại mảnh đất quê hương sau bao ngày tháng xa quê (?). Nhưng Việt Nam thân yêu của chúng ta giờ đây vẫn đang bị kềm tỏa trong sự hà khắc của thể chế Cộng sản, không có công lý nhân quyền, tự do tôn giáo mà chỉ bằng một đường lối của độc tài Đảng trị thì làm sao có được con đường để về. Người chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do ấy và tất cả chúng ta phải được về bằng con đường nở hoa của Hòa Bình Dân Chủ. Ước mong ngày ấy biết bao! Để mọi người có thể đem hết nhiệt tâm, công sức, tài năng và bầu nhiệt huyết yêu nước của mình ra để cống hiến cho tổ quốc Việt Nam thật sự phát triển Giàu Đẹp - Thịnh Cường cho kịp bằng trào lưu tiến hóa trong thế giới văn minh hiện đại.

Người dân Việt Nam đã trải qua bao hy sinh đau khổ trong những năm dài hằng thế kỷ khi bị Tầu, Pháp, Nhật đô hộ, hơn hai mươi năm chiến đấu để chống lại chủ nghĩa vô thần, rồi thêm ba mươi năm điêu linh nữa dưới ách gông cùm của Đảng Bộ Cộng Sản Việt Nam. Điều đó khiến cho những người cùng chung huyết mạch Tiên Rồng, giòng máu đỏ da vàng phải đau lòng khôn xiết.

Vì thế đã có những người quyết chí ra đi, hiến mình cho Dân Tôc, xá gì thân xác cho Núi Sông. Trong khối cộng đồng người Việt đấu tranh chống Cộng ở hải ngoại hiện nay thì Lý Tống là một trong số hiếm người dám chấp nhận liều mình dấn thân cho chính nghĩa Tự Do. Điều đó cũng đủ để cảm phục sự gan dạ anh hùng của người chiến sĩ kiên cường này.

Trong dịp viếng thăm trong trại tù ngày đầu, anh Lý Tống cho biết sẽ ngưng tuyệt thực trong hai ngày tới, đúng vào ngày mãn án 17 tháng 05/2006 tuần này như sự quan tâm của mọi người khắp nơi là anh nên giữ gìn sự sống và sức khoẻ tốt để tiếp tục nhiều đóng góp hữu ích cho tổ quốc tốt đẹp hơn. Anh từ tốn hỏi thăm tin tức của đồng bào hải ngoại bên ngoài, nhưng cũng tỏ vẻ nôn nóng mong được sự trợ giúp của mọi người hãy cố gắng vận động bằng mọi phương cách thiết thực và hữu hiệu để anh sớm được trở về đời sống của một công dân tự do trên đất nước tự do, đề cùng chung sức tranh đấu sớm giải thể được chế độ Cộng sản không còn chà đạp áp bức toàn dân về nhân quyền, tôn giáo, đem lại niềm tin vui Tự Do Dân Chủ cho đất nước Việt Nam.

Anh cũng cho biết thêm là nếu không đươc trả lại tự do sau ngày mãn án Thái Lan, anh sẽ tình nguyện cho dẫn độ về Việt Nam để tiếp tục chiến đấu chống lại CSVN và cùng chia xẻ số phận bất hạnh với toàn dân trong nước. Thà với phương cách đối đầu cùng sự dấn thân thêm một lần của anh khi chấp nhận vào hang lửa để làm ngọn đuốc cháy sáng hơn nữa trong khí thế đấu tranh chống Cộng, đòi hỏi tự do cho nhân quyền, tôn giáo và hạnh phúc đến với toàn dân trong một nước có dân chủ thực sự hơn là bị giam chân bó tay tại đất Thái như gần sáu năm qua. Người sĩ quan phi công của Không Lực Việt Nam Cộng Hòa, chiến sĩ tranh đấu cho Tự Do là Lý Tống tâm sự rằng anh đã trải qua gần hai mươi năm trong lao tù:

1) Lần thứ nhất khi bị bắn rơi phi cơ trong những ngày cuối miền Nam bị Việt Cộng cưỡng chiếm tháng 4 năm 1975, bị bắt đi tù “cải tạo” hơn năm năm, sau đó tìm cách trốn thoát khỏi trại tù Cộng sản và vượt biên qua đường bộ Cam Bốt và sau đó đã được tị nạn chính trị tại Hoa Kỳ năm 1984.

2) Lần thứ hai khi trà trộn vào nhóm hàng khách trên chuyến máy bay của Hàng Không Việt Nam, buộc phi hành đoàn lái quanh thành phố Sàigòn để rải xuống hằng chục ngàn lá truyền đơn phản đối sự độc tài áp chế của Cộng sản Việt Nam đang hà khắc dân chúng trong nước. Lý Tống bị bắt ngay sau khi nhảy dù xuống địa phận Sàigòn với bản án hai mươi năm (1992), nhưng sau sáu năm tù, L.T đã được trả về Mỹ cùng một số nhà tranh đấu khác vào thời điểm CSVN vừa được chính phủ Hoa Kỳ chấp thuận bãi bỏ lệnh cấm vận năm 1998.

3) Lần thứ ba bị chính phủ Thái Lan kết án bẩy năm sáu tháng tù với tội danh vi phạm luật lệ Thái, sau lúc đáp chiếc phi cơ nhỏ đã thuê tập cùng huấn luyện viên Thái là ông Teera xuống thành phố Rayong ngày 17 tháng 11/2000 khi đã rải được năm mươi ngàn lá truyền đơn xuống thành phố Sàigòn kêu gọi đồng bào trong nước hãy nổi dậy chống sự độc tài độc đảng của bạo quyền Cộng sản VN để dành lại Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền cho toàn dân (như anh đã từng rải truyền đơn kêu gọi dân chúng Cuba đứng lên đòi lại Tự Do cho dân tộc họ thoát khỏi bàn tay bạo quyền CS trong phi vụ Havana ngày 01/01/2000). Và bản án này đã được Quốc Vương Thái ân xá giảm xuống năm năm sáu tháng (17/11/2000 – 17/95/2006).

Kinh qua hơn hai mươi năm với ba lần bị bắt tù đày, mỗi lần một khoảng thời gian dài độ sáu năm lại được thả ra để nghỉ ngơi cho một kế hoạch phi vụ Tự Do khác, chiến sĩ Lý Tống nghĩ rằng anh sẽ được trả quyền tự do sau khi thụ án đủ thời hạn năm năm sáu tháng tại Thái Lan như những hạn kỳ trước (sáu năm), nhưng lần này hơi bị kẹt vì Cộng sản Việt Nam lại đưa đơn yêu cầu chính phủ Thái Lan cho dẫn độ Lý Tống về Việt Nam để xử hai điều vi phạm: rải truyền đơn kêu gọi dân chúng nổi dậy và vi phạm không phận lãnh thổ Việt Nam (17/11/20000) hồi cuối năm 2004 vừa qua.

Chiến sĩ Lý Tống thực sự muốn được tự do để trở về sát cánh cùng khối người Việt hải ngoại khắp nơi đấu tranh Tự Do-Dân Chủ-Nhân Quyền cho đất nước. Năm nay anh đã sáu mươi mốt tuổi rồi nên không muốn phí phạm thời gian quý báu còn lại cũng chẳng còn dài bao nhiêu nữa trong kiếp sống hữu hạn của đời người. Anh không hối tiếc những cái giá đắt nhất phải trả là mất đời sống tự do với những nhu cầu sung sướng khi tình nguyện dấn thân cho lý tưởng Tự Do, nhưng anh không muốn bị giam chân bó gối trong tù lâu hơn nữa như bọn người chủ thuyết vô thần muốn đày ải để vô hiệu hoá, khóa lại những hành động biểu dương tiếng nói đòi Tự Do Dân Chủ của anh. Anh tha thiết mong mỏi mọi người trong các Tổ Chức, Đoàn Thể, Hội Đoàn yêu nước đấu tranh chống Cộng ở hải ngoại cũng như trong nước hãy giúp anh có lại thời gian hành động, lấy lại công bằng - tự do cho người chính nghĩa.

Vâng, một người thanh niên đã hiến trọn đời mình cho Tổ Quốc khi hăng hái lên đường nhập ngũ để trở thành một phi công chiến đấu bảo vệ miền Nam trong Không Lực Việt Nam Cộng Hòa lúc tuổi đời vừa mới hai mươi. Tiếc thay, vì vận nước còn điêu linh nên miền Nam thân yêu đã rơi vào tay Cộng sản Bắc Việt ngày 30 tháng Tư Đen năm 1975. Từ đó anh trải qua hết quãng đời thanh xuân của mình trong lao tù để tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ Nhân Quyền được nở hoa trên đất nước. Dù giờ đây đang còn bị giam cầm trong khám tù chật hẹp, chiến sĩ Lý Tống vẫn thiết tha kêu gọi mọi người hãy chung sức nỗ lực đấu tranh để giải thể Cộng sản sớm phải lụi tàn đem hạnh phúc ấm no cho người dân nước Việt Vì thế đã có rất nhiều tổ chức, hội đoàn, cơ quan và đồng bào hải ngoại khắp nơi cũng như trong nước luôn đứng bên cạnh và ủng hộ anh ở mọi tình huống trong thời gian qua và chắc chắn sẽ tìm mọi phương cách vận động đến Quốc Hội Hoa Kỳ, Bộ Tư Pháp và Công Tố Viện Thái Lan can thiệp cho anh không bị dẫn độ về Việt Nam như yêu sách của CSVN trong giai đoạn khó khăn này.

Phái đoàn chúng tôi gặp thêm hai phụ nữ đến từ Úc châu nữa là chị Phong và chị Mai. Trại giam hôm nay cho phép chúng tôi thăm anh Lý Tống hơn một tiếng, tôi vội tranh thủ thời gian đặt vài câu phỏng vấn ngắn với anh và nhờ chiếc máy thu âm nhỏ dấu trong túi áo nên đã thu được một số lời tâm tình và phát biểu trong cuộc nói chuyện.

Khi tường trình về Đài phát thanh Quê Hương và gọi cho anh Huỳnh Lương Thiện, anh Lê Văn Hải biết những tin tức buổi thăm vừa qua, chúng tôi cũng nhận được tin vui từ Bắc Cali là Đêm Thắp Nến và Ca Nhạc Đấu Tranh với chủ đề Hướng Về Lý Tống do nhóm Chiến Hữu Không Quân Lý Tống phối hợp với Đài Quê Hương và Hưng Ca Hải Ngoại gồm các tiếng hát Nguyệt Ánh, Nguyễn Xuân Nghĩa, Việt Dzũng.v.v… tổ chức vào chiều Chủ Nhật 14/05/06 trước tiền đình Tòa Thị Chính San Jose đã thành công tốt đẹp với sự tham dự của hàng ngàn quý khan thính giả đồng hương.

Sau buổi ăn trưa với những món đặc sản Thái được chị Saijit chọn giúp, chúng tôi cảm thấy ngon miệng qua nỗi vui đươc cho thăm sáng nay ở nhà giam nên vừa ăn vừa chuyện trò rôm rả. Lúc rời khỏi nhà hàng, đi qua ao sen nhỏ bên cổng trại, tôi ngắm những chiếc lá sen vươn trên mặt nước và mấy búp sen hồng đang ngửa măt đón ánh nắng ban trưa, tôi thấy như tìm được sự dịu êm và mát mẻ giữa cái nóng bức như thiêu người trong mùa hè xứ Thái. Hẳn chí hướng của người quân tử dẫu có bị đắm mình trong vũng nước ao hồ hẹp cạn vẫn ngạo nghễ vươn cao theo ánh sáng mặt trời, nổi bật hơn những sắc vẻ thanh cao tự toại của mình nên thảo nào người chiến sĩ Lý Tống vẫn giữ được tinh thần mạnh mẽ dù bị giam mình trong bốn bức tường chật hẹp tù túng của nhà tù trong nhiều năm tháng khổ nạn. Dù đời sống mất tự do nhưng những thao thức suy nghĩ của anh về vận nước, sự đấu tranh cho chính nghĩa trong tư tưởng không ai có thể tước đoạt được nên anh vẫn chịu khó theo dõi tin tức thời sự quốc ngoại, quốc nội từng ngày từng giờ để suy gẫm, điều nghiên bao kế hoạch mong tìm ra những phương thức đấu tranh lẽ Tự Do – Công Bằng cho tổ quốc thân yêu được xác đáng và hữu hiệu hơn.

Sáu người chúng tôi lại chất lên chiếc Taxi kêu chạy thẳng tới Đại Sứ Quán Hoa Kỳ để nhờ Lãnh Sự can thiệp trường hợp cho Lý Tống ngày mai. Ông Coley vui vẻ tiếp phái đoàn chúng tôi trong mười lăm phút ngắn, Ông cho biết Toà Lãnh Sự sẽ không can thiệp được gì cho tới khi nào Tòa án Thái Lan công bố quyết định có hay không cho phép dẫn độ Lý Tống về Việt Nam. Nhưng ông hứa sẽ cố gắng can thiệp cho anh trở lại nhà tù cũ theo lời yêu cầu vì nhà tú mới rất hỗn tạp, chứa các tội tù hình sự nguy hiểm để chờ dẫn độ. Ngày thứ ba hôm sau, chúng tôi vẫn được phép đến thăm anh Lý Tống vả tiếp tục đến Đại Sứ Quán Hoa Kỳ thỉnh nguyện lời yêu cầu. Lúc gần hết giờ thăm của ngày thứ ba (May/16/06), anh Lý Tống nói anh không muốn rời trại ngày mai nên có thể bị lôi kéo đi khi trì cưỡng lại, nên anh nhờ chúng tôi ngày mai đến chờ tình hình ngoài cổng, nếu thấy anh bị chở đi thì hãy chạy theo xe theo dõi xem anh bị đưa về địa điểm nào, còn nếu quá trưa không thấy thì coi như anh được chấp thuận ở lại trại tạm giam cũ.

Sau buổi tối bàn bạc, chúng tôi đều đồng ý là ngày mai sẽ đến trai giam thật sớm để phòng hờ trường hợp anh Lý Tống bị đưa đi bất tử ngoài giờ làm việc. Thế là mới sáu giờ rưởi sáng ngày thứ Tư, chúng tôi cùng gặp nhau ở phòng tiếp tân rồi đi thẳng đến trại giam. Vì tối hôm qua, tôi quá mệt sau một ngày đi lại nhiều và tường trình đến quý thính giả của các đài phát thanh ở Washington DC, Việt Nam Úc Châu của anh Nguyễn Đình Khánh & Đặng Quốc Vinh, Đài phát thanh từ Úc của anh Hoàng Nam, Đài Quê Hương Bắc Cali với anh Nguyên Khôi & Ngô Kỷ, Radio Chân Trời Mới phát thanh về quốc nội với anh chị Ngọc Yến & Nguyễn Dương và Radio Bolsa ở Nam Cali với anh Khúc Minh (vì tám giờ sáng Cali đã là 11 giờ đêm tại Thái Lan) nên tôi ngủ ngon lành không biết là đêm qua có mưa lớn nên khi nghe anh Ân gọi điện thoại nhắc nhở, tôi choàng dậy thì đã sáu giờ sáng rồi. Thế là vội vàng đi tắm đánh răng rửa mặt cho tỉnh ngủ, kiếm một cái áo cánh mỏng ngắn tay mặc cho đỡ nóng và chỉ kịp buộc túm mái tóc lại cho gọn rồi chạy lẹ xuống lầu dưới vì sợ trễ giờ mọi người phải đợi. Dè đâu sáng sớm hôm nay trời se se lạnh, nhưng lỡ ra ngoài rồi đành chịu lạnh vậy thôi.

Taxi thả chúng tôi xuống cổng trại giam còn vắng vẻ vì chưa tới giờ làm việc. Cả nhóm kéo nhau tới ngồi lên mấy băng ghế đá bên bờ ao. Sương sớm và mặt đất ẩm càng làm tôi co ro rét lạnh hơn. Thời tiết chi mà nóng, lạnh bất thường quá? Có gì đâu, cũng bởi tại cơn mưa trút xuống đêm qua từ cơn bão xa đó mà!

Tôi ngó ra mặt hồ để ngắm hoa tìm chút ấm áp. Sau một đêm mưa, hoa sen hôm qua còn búp nhỏ, hôm nay đã nở hồng rực mầu cánh sen tươi đẹp quá. Biết đâu chẳng là một điềm may cho người tù chiến sĩ vì hôm nay ngày 17 tháng 5 là đúng ngày mãn án của anh Lý Tống. Với niềm tin hy vọng đó, tôi cảm thấy vui vui trong lòng và im lặng ngắm hoa không để ý tới mấy lời chuyện trò của các chị. Bổng có một phụ nữ tay xách một túi lớn và đội mũ to vành từ cổng tiến thẳng lại chỗ chúng tôi ngồi rồi tự nhiên bắt chuyện. Để làm quen, cô ta tự giới thiệu mình là Việt kiều Pháp hôm nay tới trại tù thăm nuôi em đang bị nhốt giữ ở đây. Mới đầu tôi cũng lơ đãng không chú ý vì mải suy nghĩ và ngắm hoa. Chợt nghe cô ta cứ hỏi dồn về ngày ra tòa và ra tù của ông Lý Tống mà cô nói cũng có nghe tin trên báo và Internet. Hơn nữa nghe giọng cô này lơ lớ, cổ tay đeo đầy vòng vàng giống người địa phương, tôi chợt nhớ tới câu chuyện chị Saijit thường kể là Việt cộng tập trung ở đây khá nhiều và đã từng cho người giả dạng vào thăm để theo dõi người tù Lý Tống. Tôi bắt đầu bán tín bán nghi và lẳng lặng để tâm dò xét người phụ nữ lạ này. Vừa lúc anh Ân ra hiệu cho tôi đứng dậy đi theo anh tránh xa vài bước rồi thầm thì nói tôi tới nói nhỏ cho chị Mai nên ngưng nói chuyện với cô ta vì nãy giờ cứ vô tình tiết lộ về tình trạng anh Lý Tống hiện giờ, vì chắc chị nghĩ là cô Việt kiều Pháp này cũng đang quan tâm tới người hùng nên mới hỏi tới như vậy. Để cảnh giác, tôi lại gần ghé tai nói nhỏ cho chị Mai biết. Chị im bặt và chúng tôi bắt đầu dò xét cô “Việt kiều Pháp” kia bằng cách hỏi thăm về nước Pháp, vài ngôn từ thông thường, cô ta ú ớ không nói được gì về nơi mình đang khoác áo Việt kiều, dù một vài câu hoặc tỏ một chút hiểu biết về nếp sống sinh hoạt, chẳng lẽ cô ta ở trong nhà suốt ngày nên không biết nói tiếng Pháp, không biết thành phố mình đang ở là đâu(?!). Ngay lúc ấy có công an Thái đi ngang, cô ta nói chuyện bằng tiếng Thái với họ. Chúng tôi hỏi, thì cô ta giải thích là người gốc Lào nên nói được tiếng Thái. Thế là rõ mặt quá rồi, ai mà biết họ nói chuyện gì hay truyền tin gì với nhau chứ nên chúng tôi bèn hè nhau đứng dậy bỏ đi hết. Lập tức, cô ta lấy từ trong túi xách to nào là máy quay phim, máy hình ra chụp… cảnh. Khi bất chợt quay lại thì bắt gặp ngay cô ta đang chĩa ống nhòm chụp phía sau lưng chúng tôi nên sự nghi ngờ trong tất cả nhóm đều đinh ninh như một là mình đang gặp phải tay sai Việt cộng theo dò tin ngày Lý Tống chuyển đổi trại giam. Chúng tôi đi tuốt vào sân trại phía trong để quan sát lại “nữ Việt gian” kia. Càng nghĩ đến những thủ đoạn, đòn bẫy mà VC có thể giăng ra lại càng lo sợ và bực tức, chẳng lẽ để “hắn” chụp hình mình mà mình không chụp lại “hắn” để “nhận diện” sao? Nghĩ thế, Hạnh và chị Mai trở lại tìm cách giả lả trò chuyện để chụp hình, quay phim “hắn”, nhưng “Việt kiều Pháp” này rất “cảnh giác” luôn quay mặt đi hướng khác hoặc kéo chiếc mũ rộng vành xuống dấu mặt nên không thu được rõ mặt cô nàng vào ống kính. Một lát sau, khi Đ/T Ân qua trước cửa trại giam ngồi đợi còn tất cả chúng tôi ở lại phía bên này vì cũng sợ cảnh sát Thái để ý, thì nàng “Việt kiều Pháp” tà tà đi lại ngồi kế bên ông hỏi chuyện lung tung. Tôi bèn được đề cử đến ngồi gần, thu âm tiếng nói để xem cô nàng này nói chuyện gì, muốn cái gì? Thật tình, lúc đó chúng tôi vừa sốt ruột theo dõi từng chiếc xe vào chở tù nhân ra tòa vì đã tới giờ làm việc của trại, vừa hồi hộp với kiểu bị “Việt gian” trà trộn chẳng biết với ý đồ gì. Đã vậy còn thêm sự phát hiện một anh chàng Việt Nam khác đang đứng thu âm cuộc bàn tán bực tức của chúng tôi vào chiếc máy điện thoại vì lúc đó có một tốp người lạ và nhiều cảnh sát đến đứng ngồi loanh quanh. Chúng tôi liền hỏi ngay tại sao theo dõi chúng tôi thì anh chàng nói trớ là người làm việc trong chương trình Việt ngữ cho Đài Thái Lan ở đây. Tôi bèn đưa cho anh chàng tấm danh thiếp Đài của tôi ở San Jose rồi hỏi xin lại tấm danh thiếp như một lối xã giao lịch sự xem có thật không. Anh chàng rút trong túi áo cho tôi danh thiếp tên Thái Mạnh Hùng. Chẳng biết hai người này “thật” hay “giả” ra sao nhưng chúng tôi cứ đề cao cảnh giác là hơn, vả lại chẳng có việc gì phải sợ bọn Việt cộng hay tay sai ở đây. Chỉ lo ngại là ngày hôm nay sẽ có cuộc chuyển trại của Lý Tống mà thôi.

Từng chiếc xe bus chở tù nhân ra tòa đến chờ trước cổng, từng tốp một hai người tù bi xích tay hoặc xiềng chân đi ra. Chờ mãi đến sốt ruột mà không thấy anh Lý Tống bị dẫn ra, chúng tôi hy vọng anh sẽ được ở lại thì tốt hơn. Đang đứng rải rác mỗi người một ý nghĩ trước cửa trại giam, tôi nhìn đồng hồ đã thấy chin giờ bốn mươi lăm phút sáng. Vừa lúc đó một chiếc xe hơi mầu bạc phóng ra từ bên trong, cả bọn chúng tôi ngó sững rồi kêu to lên: Anh Lý Tống kìa! Anh Lý Tống ơi! Anh Lý Tống ơi… Anh Lý Tống ngổi hàng ghế dưới giữa hai người cảnh sát hai bên, vừa thấy chúng tôi anh cũng giơ tay làm hiệu và vẫy vẫy. Chúng tôi xúc động vừa gọi vừa chạy theo chiếc xe. Xe không ngừng lại, lao vút ra cổng. Thoáng chốc chì còn lại tiếng gọi đứt đoạn của chúng tôi rơi lạc lõng theo khói bụi xe tan loãng bên đường. Cả nhóm chúng tôi ùa ra, ngẩn ngơ mất vài giây không kịp phản ứng. May là anh Ân trấn tỉnh kịp, ngoắc một chiếc Taxi đang trờ tới. Nhanh như cắt, tôi cũng phóng lên xe ngồi bên góc trái, các chị cũng vội vàng lên xe, riêng chị Saijit ở lại vì Taxi đã quá chật. Anh Ân hối hả chiếc Taxi chạy theo dấu xe chở Lý Tống. Đi theo được một đoạn, xe cộ quá đông, vượt thêm vài ngả tư đèn đỏ, hai ba chiếc xe khác lấn vào trước mặt, thế là mất dấu… Mất dấu rồi, biết làm sao đây, đành kêu xe đi tới từng Police Station để hỏi thăm xem Lý Tống có bị đưa về đấy không. Cuối cùng tới sở Di Trú cũng không thấy nốt.

Gặp ông luật sư Worasit Piriyawiboon là người sẽ giúp anh Lý Tống trong tình trạng hiện giờ cũng đến đây đợi nhưng đã quá trưa, chờ hơn một tiếng nữa rồi vẫn không thấy đâu nên chúng tôi tạm chia tay. Ông luật sư vừa đi khỏi thì chúng tôi nhận được điện thoại từ chị Saijit đang cố gắng tìm kiếm tin tức anh Lý Tống, báo cho biết có thể anh bị đưa về ty cảnh sát di trú để làm thủ tục mãn án nơi đây. Sau khi hỏi địa chỉ, anh Ân gọi tôi và Hạnh đi theo anh, còn các chị thì anh dặn ở đây đợi xem tình hình bên kia ra sao rồi sẽ ghé qua đón để cùng về khách sạn luôn. Tưởng đi chừng mươi phút không ngờ gần cả tiếng mới đến nơi, Mặt trời đã lên cao chiếu tia nóng xuống hun người, mặt đất đã khô ran hút hết hơi nước ẩm của đêm mưa tối qua, kéo đi cái lạnh ban sáng từ hồi nào mất rồi.

Nhìn đồng hồ tôi thấy đã hơn một giờ trưa. May quá, chúng tôi gặp được một anh chàng Đại úy cảnh sát Thái còn trẻ măng và rất tử tế ở ngoài cổng. Anh Ân gọi điện thoại cho chị Saijit rồi chuyển sang để chị nói chuyện với vị sĩ quan này, sau đó anh ta vui vẻ dẫn chúng tôi đi bộ vào văn phòng tận sâu bên trong để hỏi thăm thì được dẫn ngược tới một văn phòng nhỏ khác bên phía trái gần cổng ra vào. Vừa tới cửa, chúng tôi chợt reo mừng khi thấy anh Lý Tống chững chạc trong bộ đồ Vest đang ngồi giữa phòng, đối diện với viên sĩ quan cảnh sát cao cấp của trại giam nơi đây. Anh Lý Tống đang hưởng được ít giờ phút tự do trong ngày mãn án năm năm sáu tháng nên họ dành nhiều ưu tiên biệt đãi đối với anh. Chúng tôi thoải mái chuyện trò với anh rồi quay phim chụp hình, đưa điện thoại cho anh nói chuyện với ông bà Lê Ngoạn, luật sư Nguyễn Thành (San Jose), anh Khưu Văn Phát (Washington/DC) và thính giả của đài phát thanh Quê Hương. Trong thời gian này cũng có nhiều phóng viên ký giả truyền thông Bangkok đến săn tin và phỏng vấn người tù tranh đấu cho Việt Nam Tự Do nổi tiếng có những hành động mạo hiểm phi thường

Đã an tâm rồi, chúng tôi quay lại đón chị Kim, chị Phong, chị Mai đang chờ quá lâu tại Sở Di Trú.Thật cảm động khi tới nơi thấy mấy chị đang cầu xin với Đức Phật phù hộ may mắn cho anh Lý Tống tại ngôi đền nhỏ trong sân sở Di Trú. Chúng tôi vừa hét to báo tin vui cho nhau rồi nói cười ầm ỹ trong xe, bởi không ngăn chặn được niềm vui hy vọng đang tuôn tràn như sông suối.

Trong lúc trò chuyện, anh Lý Tống chỉ cho chúng tôi xem anh mới bị gẩy một cái răng hàm trên ở bên trái vừa mới sáng nay. Chẳng biết điều đó có báo hiệu điềm gì không, chẳng biết?

Tới năm giờ rưởi thì anh phải vào trai tạm giam bên trong để ngủ lại đêm tại đó và chờ sang mai ra tòa. Chúng tôi bịn rịn chia tay với anh cũng được thêm nửa tiếng nữa. Trời mùa hè nên nắng chiều còn vương vấn chiếu xuống lòng đường xiên xiên bóng lá cây nhập ngả vào chúng tôi. Sức nóng vẫn hầm hập nhưng cũng không làm chúng tôi mệt mỏi gì lắm như mấy ngày trước.

Buổi chiều tối đó, chúng tôi ăn uống cùng với nhau thật vui vẻ và phấn khởi. Sau đó rủ nhau đi dạo Shopping tời hơn chin giờ mới về lại khách sạn. Và tôi tiếp tục tường trình cho các Đài Á Châu, Quê Hương, Chân Trời Mới và Bolsa Radio những sự kiện vừa xẩy ra trong ngày, ngày 17 tháng 5/2006, ngày quan trọng của người tù chiến sĩ Lý Tống, ngày đáng lý anh được thả tự do về với cộng đồng người Việt hải ngoại sau gần sáu năm thọ án, nhưng đáng tiếc thay lại bị giữ lại vì mưu kế sâu độc của Cộng sản Hà Nội muốn khóa buộc anh thêm một thời gian dài nữa.

Đêm đó chúng tôi cùng thức thật khuya để nói chuyện, ăn trái cây và uống…. nước lạnh. Mùa hè, đang là mùa trái cây như ở Việt Nam nên mỗi lần đi chợ là bắt mê, hôm nào tôi cũng mua nào là ổi, mít, mận, vải, dừa, chôm chôm, măng cụt, sầu riêng để ăn cho đã mà nào có đã được đâu vì sáng nào cũng phải đi sớm, chẳng lẽ điểm tâm bằng trái cây. Tối về lại vừa ăn cơm no, bụng mình thì không… đại lượng… chứa được nhiều để ăn cho hết. Ngoài ra tôi cũng rất thích ăn bắp và khoai lang. Có hôm chị Kim mua khoai lang dương ngọc mời anh Ân ăn thử nhưng anh ăn gần hết luôn một túi nhỏ, hóa ra anh ăn thiệt chứ không ăn chơi ăn thử gì cả. Nên mỗi lần mua trái cây về, chúng tôi đều nhắc mua khoai lang cho anh Ân vì anh thich. Có lần chị Kim nói chắc ông ấy thấy mình mời nên ăn cho vui chứ khoai lang mà thích sao bằng những món ngon khác. Tôi bật cười trêu lại anh Ân: “Không có đâu, anh Ân thích khoai lang thiệt đó, tuy là món dân dã nhưng chị không nghe anh kể là hồi nhỏ đi học, có lần được ăn khoai lang anh bóc vỏ ăn trước, ăn hết rồi có khi ăn thêm vỏ nữa hay sao vì cái vỏ khoai cũng bùi bùi ngon lắm chứ!”. Thế đấy, nhóm chúng tôi chỉ có một ông anh cả nên suốt cả tuần làm việc cũng thấy vui vì tha hồ chọc ghẹo anh Ân, anh chỉ cười cười mà thôi vì tính anh rất hiền lành tử tế.
Image Sáng hôm sau, thay vì có mặt tại tòa án lúc mười giờ như viên cảnh sát dặn hôm qua, nhưng ai cũng nóng lòng nên lại thức dậy sớm rồi kéo nhau đến ty cảnh sát hôm qua, mong được gặp trước để anh Lý Tống có thì giờ nói chuyện trực tiếp với các đài phát thanh hải ngoại. Nhưng đến nơi, họ không cho gặp vì không được phép. Chúng tôi lại kéo về tòa án ngồi đợi. Chờ đã hơn mười giờ, mười một giờ mà sao vẫn không thấy anh Lý Tống được đưa tới. Chúng tôi nóng ruột nhờ chị Saijit hỏi thăm thì được biết anh còn bị giữ ở ty cảnh sát chờ giấy tờ từ trại tù Rayong là nơi anh bị bắt giữ đầu tiên để hoàn tất hồ sơ. Chúng tôi nóng lòng lại kéo nhau trở lại ty cảnh sát dù biết chắc gì đã được gặp.

Lúc ấy bên ngoài trời mưa to như thác đổ. Chỉ chạy lên xe rồi chạy xuống xe, chúng tôi đều bị ướt hết cả người nhưng vẫn không màng. Tiếc thay khi vừa đến ty cảnh sát, họ cho biết vừa chuyển anh đến tòa án. Chúng tôi vội gọi điện thoại cho luật sư Worasit quay lại đón. Thật không biết gì nói đủ lời cảm tạ đến người luật sư Thái tốt bụng này đã tận tình giúp đỡ chúng tôi ngày hôm đó.

Đến nơi, chúng tôi ngồi chờ thêm gần một tiếng mới thấy bốn người cảnh sát dẫn anh vào. Anh vẫn mặc bộ đồ Vest đàng hoàng như hôm qua. Họ mở khóa tay cho anh ngồi ăn trưa tại căn tin khoảng hai mươi phút. Lúc bấy giờ đã gần hai giờ trưa, tôi và Hạnh cùng đói lả (vì buổi sáng mấy chị rủ đi ăn thì lại lo lắng quá không ăn được), nhưng gọi được hai dĩa cơm ra chưa kịp ăn thì phải bỏ đó để chạy theo cảnh sát dẫn anh Lý Tống lên lầu ký giấy tờ trước khi hầu tòa.

Chúng tôi không được vào trong nên chỉ biết đứng ngồi không yên ở ngoài đợi. Trưa nay hai chị Mai & Phong phải trở về Úc nên chúng tôi tạm biệt nhau tại tòa. Mãi đến bốn giờ chiều vẫn chưa gặp lại được anh Lý Tống, cảnh sát chuyển tới số đồ đạc của anh và nói chúng tôi là người nhà hãy giữ bớt lại hộ anh vì luật nhà tù mới không cho phép đem vào quá nhiều như thế này đâu. Nhìn đồ đạc của anh thật ra ngoài mền gối, chì có hai túi xách lớn may bằng vải bao bố và ny lông, một thùng giấy, hai cái nồi sắt lớn đựng đồ lặt vặt mà thôi. Nhưng nghe cảnh sát nói vậy, tôi và Hạnh vội soạn ra để xem thứ nào cần thiết cho gọn vào một túi xách lớn để anh có thể tạm xài trong mấy ngày đầu chuyển trại rồi từ từ tính sau.

Nhìn mấy thứ đồ đạc của anh, ngoài một số sách báo giấy tờ, chỉ đơn sơ vài bộ quần áo, ít đồ dùng cá nhân, gói thuốc men, vài cái ly, chén, thau nhựa, mấy bánh xà phòng tắm, xà bông giặt.v.v… Gia tài của anh, của người tù chiến sĩ Tự Do chỉ có bấy nhiêu đó thôi mà cũng không được phép mang hết vào khám lần này. Trời ơi… tôi không nén được sự nghẹn ngào khi nhìn thấy mấy thứ đồ đạc của anh mà tôi không thể không nhớ tới hành trang của những người “Tù Cải Tạo” năm xưa khi bị đày thân vào rừng thiêng nước độc, ra Bắc lên đường chịu đựng bao gian nan đói khổ nhục nhằn khi vận thế nước đã ngửa nghiêng. Cũng y hệt như thế này đây, cũng chỉ từng ấy chắt chiu cho đời sống lao tù khổ hạnh, thiếu thốn đủ mọi bề mọi thứ. Chứ đừng nói tới việc hưởng đời sống tiện nghi thừa thải, sung sướng thoải mái, tự do ăn, nói, đi lại đó đây .v.v… Tay vừa soạn mấy thứ đồ dùng nhỏ nhoi mòn cũ ấy, tôi lại càng thấy lòng xót xa thêm. Cuộc đời của những người dám dấn thân cho hoài bão lý tưởng của mình là phải chấp nhận những thiệt thòi hy sinh như thế đó. Họ đã phụng sự cho lý tưởng, đất nước và tha nhân dù phải chấp nhận mọi hiểm nguy gian khổ và ngay cả mạng sống của họ nữa thì không biết cuộc đời và tha nhân như chúng ta sẽ đáp trả lại thế nào cho xứng với tấm lòng của họ đây?

Đến gần năm giờ chiều chúng tôi mới được luật sư Worasit báo tin cho biết rằng anh Lý Tống sẽ phải chuyển về trại giam Bangkok Special Prision, thật ra không cách xa nhà tù cũ là mấy nhưng luật lệ nghiêm nhặt, chật hẹp tù túng hơn mà điều đáng ngại nhất là việc bị nhốt chung với tù hình sự nguy hiểm đang chờ dẫn độ.

Không biết làm gì hơn, vả lại cũng sắp đến giờ tòa án nghỉ làm việc, chúng tôi đành kéo nhau đi về, mang theo hình ảnh anh Lý Tống đứng sau mấy chấn song sắt nhà tù giơ tay vẫy chào từ biệt chúng tôi trong ánh sáng mờ mờ tối của gian phòng kín bưng lạnh lẽo. Trên đường về, hôm qua còn có tiếng cười đùa, hôm nay thì không, lòng ai cũng nặng những mối sầu ưu tư trước viễn ảnh chin mười tuần lễ dài chờ đợi cho phiên tòa mới khác mà không biết chiến sĩ Lý Tống có bị dẫn độ về Việt Nam theo yêu sách của nhà cầm quyền Cộng sản VN hoặc có được xứ ngay không hay lại kéo dài đến bao lâu nữa?!

Hơn một tuần lễ ở Thái Lan để theo dõi ngày mãn hạn tù của chiến sĩ Lý Tống lật bật rồi cũng qua nhanh. Chiều thứ Bẩy (May-19) chúng tôi sẽ về lại Mỹ nên nhờ chị Saijit hướng dẫn đi thăm ngôi Chùa Hoàng Cung. Một danh lam thắng cảnh nổi tiếng về di tích lịch sử, màu sắc văn hóa và nét độc đáo nghệ thuật của vương triều Thái Lan.

Sáng hôm nay trời đẹp và nắng ấm, tôi hân hoan được đi viếng Chùa, nhân dịp gởi lời cầu nguyện đến Ơn Trên Cao Cả Phật Trời cho quê hương Việt Nam tôi sớm có niềm vui thanh bình Tự Do như nắng đẹp an lành đang rải sắc vàng óng ả trên hàng lá me xanh, chùm phượng tím dọc suốt đường phố lớn và cũng để cầu nguyện cho chiến sĩ Lý Tống cùng những người tranh đấu cho Tự Do Dân Chủ Việt Nam thêm dũng mạnh và nghị lực để tiếp tục thắp sáng ngọn lửa tin yêu trong lòng mọi tầng lớp người dân giòng giống Tiên Rồng.
Ngọc Thủy

Nhà văn Ngọc Thủy là chủ bút tạp chí
Suối Văn và đảm trách chương trình
Radio Tiếng Việt Mến Yêu, San José,
California suoivan2003@yahoo.com

Post Reply