Tin Trong Nước

Xin nhớ: tin cần có "nguồn", trích từ đâu ra!!!
User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Sài Gòn: Ngày càng nhiều thiếu niên chơi “thuốc lắc”
Sunday, April 10, 2005 tuyen


SÀI GÒN 10-4 (TH) - “Thuốc gây nghiện Ecstacy, thường được gọi tắt là E hay từ phổ thông khác là “thuốc lắc” rất phổ biến trong đám thiếu niên con nhà giàu có ở Sài Gòn.”

Báo Thanh Niên ấn bản Anh ngữ điện tử ngày 10-4-2005 viết như vậy khi lập lại lời nói của một viên chức địa phương.

Vì loại thuốc này được ưa chuộng, giá nó khá đắt, từ 230,000 đồng (lối $14.5 USD) đến 250,000 đồng (lối $15.80 USD) một viên nên đây là một thị trường béo bở cho các con buôn ma túy.

Tháng trước, gần sáng ngày 10-4-05, Công An ở Sài Gòn đã đột nhập vào hai “tụ điểm ăn chơi” ở đường Nguyễn trung Trực và Phạm ngũ Lão thuộc quận I đã bắt giữ 650 người trong số này có hơn 100 người bị xác nhận qua thử nghiệm là dùng các loại ma túy tổng hợp.

Ðiều đáng nói là khi tin tức bị bố ráp gây ra, một số kẻ thuộc loại con ông cháu cha đã “đi xe hơi đời mới, xe tay ga từ các quận khác dồn dập đổ về nghe ngóng thông tin và gọi điện thoại “cứu” các“chiến hữu” bị tạm giữ.”

Tờ Thanh Niên không đưa ra con số ước lượng bao nhiêu thanh thiếu niên ở Sài Gòn sử dụng “thuốc lắc”, nhưng nói rằng “nhiều sinh viên học sinh, người mẫu, diễn viên và cả Việt kiều đã dùng thuốc lắc tự do và họ không coi loại thuốc này nguy hiểm như heroin.

Chính vì vậy, giới buôn ma túy đã coi thành phố Sài Gòn là trọng điểm tiêu thụ của thuốc lắc. Bởi vì các con nghiện thuộc các gia đình giàu có muốn thụ hưởng cảm giác trong những đêm ăn chơi bất tận.

Bên cạnh đó, các quán Karaoke, khách sạn, mở cửa tới 12 giờ đêm, cũng là các tụ điểm lý tưởng cho giới con nghiện dùng làm chỗ ăn chơi và sử dụng ma túy.

Hậu quả của thuốc lắc có nguy hiểm không? Nó làm cho con người biến đổi cách cư xử trở nên bất thường và nguy hiểm cùng với các hậu quả khác.

Tờ báo kể ra thí dụ như một cô gái chết đột ngột vì chơi thuốc lắc trong khi một thiếu niên khác khi phê thuốc đã nhảy từ một lầu cao xuống đất, theo lời viên chức Công An.

“Nhiều cô gái tham dự tiệc sinh nhật tại một tiệm Karaoke đã phải đưa vào cấp cứu ở bệnh viện vì bị “sốc” sau khi chơi thuốc lắc lần đầu.” Một viên chức nói.“ Tệ hơn nữa, có nhiều kẻ dùng thuốc lắc còn nhảy múa trần truồng trong cuồng loạn.”

Hàng năm khoảng trên dưới 100 người bị kết án tử hình và cũng tương đương với số này bị hành quyết vì nhiều thứ tội phạm khác nhau ở Việt Nam, nhưng phần lớn là các kẻ buôn bán ma túy.

Luật lệ hình sự CSVN lên án tử hình đối với những ai vận chuyển, buôn bán hoặc tàng trữ từ 500 gam heroin hoặc 10 kí lô thuốc phiện, nhưng với các loại thuốc lắc - Ecstasy - thì lại không mấy rõ rệt.

Việt Nam có khoảng 140,000 con nghiện nằm trong danh sách kiểm soát của nhà nước. Một số khá đông trong số này bị giam giữ trong các trung tâm cai nghiện ít nhất là 2 năm. Hồi Tháng Giêng 2005, 28 người bị lên án tử hình ở Sài Gòn trong một phiên xử đường dây buôn lậu 2,354 bánh heroin, theo báo điện tử VNNet.

Mới ngày 30-3-05, báo Thanh Niên cho hay trùm buôn lậu 5,000 bánh heroin vào Việt Nam đã bị bắt bên Lào nhờ sự phối hợp của công an nước này.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Công An Bắt Cóc Hụt 1 Vị Sư Sau Khi Vị Này Thăm HT Quảng Độ GENEVA -- Bản tin sau đây của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, cho thấy công an vô cớ vây bắt một nhà sư sau khi vị này thăm Hòa Thượng Thích Quảng Độ, và may mắn thầy đã chạy kịp vào lại Thanh Minh Thiền Viện. Toàn văn bản tin như sau.
“Công an vây bắt Đại đức Thích Nguyên Vương tại Thanh Minh Thiền viện ở Saigon.
Làm Tại Genève ngày 11-4-2005
Trong khi Ủy hội Nhân quyền LHQ họp tại Genève để bàn thảo việc nhân quyền trong thế giới, thì tại Saigon công an vây bắt Đại đức Thích Nguyên Vương như họ đã làm với Đại đức Thích Viên Phương hôm 29.3 vừa qua.
Sáng nay, thứ hai 11.4.2005, Đại đức Thích Nguyên Vương đến vấn an Hòa thượng Thích Quảng Độ, Viện trưởng Viện Hóa Đạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất, tại Thanh Minh Thiền viện. Khi rời Thiền viện để về chùa Quảng Hương Già Lam bằng xe Honda, thì công an chận bắt tại ngã tư đường Nguyễn Văn Trỗi và Trần Huy Liệu vào lúc 10 giờ 30 sáng.
Thoạt đầu cảnh sát giao thông chận hỏi giấy tờ xe Honda. Đại đức Nguyên Vương nói rằng tôi quên ở Thanh Minh Thiền viện, cho tôi trở về lấy ra trình. Cảnh sát giao thông ngập ngừng như muốn đồng ý. Nhưng lúc ấy, một số công an mặc thường phục ra lệnh không cho Đại đức đi và chỉ thị cảnh sát giao thông lập biên bản tạm giữ xe Honda, rồi bắt Đại đức Nguyên Vương theo họ về đồn cảnh sát. Đại đức phản đối và yêu cầu cứ lập biên bản dù có phải phạt vi cảnh, Đại đức sẽ về chùa lấy giấy tờ đem trình sau. Nhóm công an mặc thường phục không chịu, xô Đại đức lên xe taxi chở đi. Nhưng Đại vùng vẫy không chịu lên taxi, nói rằng: "Nếu các ông muốn tôi về đồn, tôi sẽ đi bằng xe Honda của tôi." Nhóm công an đồng ý và một tên nhảy lên ngồi sau yên xe hướng dẫn. Đại đức Nguyên Vương lại phản đối: "Tôi không quen chở người, yêu cầu để tôi đi một mình." Nhóm công an mặc thường phục theo hai bên áp giải Đại đức đưa về đồn cảnh sát phường nằm đối diện cổng Thanh Minh Thiền viện.
Đến nơi, Đại đức Thích Nguyên Vương xuống xe và tự động đi vào Thanh Minh Thiền viện tìm giấy tờ quên ở đấy. Nhưng 20 công an mặc thường phục đứng chắn ngang không cho vào cổng Thiền viện, hai tên công an xông tới kẹp nách Đại đức cưỡng bức lôi sang bên kia đường đưa vào đồn cảnh sát. Nhân lúc đường xe ích tắc, Đại đức Nguyên Vương vùng vẫy thoát thân. Ngay lúc ấy, Phật tử trong Thanh Minh Thiền viện nghe tiếng la ó, tuôn ra giải vây, đưa Đại đức vào Thiền viện bảo vệ.
Tin khẩn báo vừa chuyển đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế và Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam hiện đang tham dự khóa họp Nhân quyền LHQ tại Genève để nhờ thông tri cho thế giới được biết cái gọi là "tự do tôn giáo và tôn trọng nhân quyền" mà Phái đoàn Hà Nội đang rêu rao tại Điện Quốc liên, hòng che giấu những âm mưu mà Ủy ban Bảo vệ Quyền làm Người Việt Nam vừa tố giác trước LHQ với chứng liệu trích từ Tài liệu Mật của Bộ Công an chỉ thị đàn áp Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất như một chính sách bất di bất dịch.
Trong khi Thông cáo báo chí này đánh đi, thì 20 công an đang vây chặt quanh Thanh Minh Thiền viện, chờ Đại đức Thích Nguyên Vương ra để bắt. Lời than cuối cùng của Đại đức qua đường dây viễn liên là: "Chưa biết làm sao để trở về Quảng Hương Già Lam một cách an toàn đây!"
Bản tin chấm dứt với nỗi lo sợ đó. May mắn, nhiều giờ đồng hồ sau, theo một nguồn tin riêng từ Sài Gòn gửi ra, kể cho biết rằng nhiều vị thầy khác đã vào Thanh Minh Thiền Viện để đưa thầy Nguyên Vương về lại Chùa Già Lam vào chiều Thứ Hai. Lúc này không thấy công an ngăn trở gì. Bản email viết rằng vào khoảng 16g30 thì nhiều vị thầy đã cùng bước vào để giải vây cho Đại Đức Thích Nguyên Vương về Già Lam Tự. Thầy Nguyên Vương vào cổng tam quan Già Lam an toàn đúng 17g00 cùng ngày 11-4-2005, giờ Việt Nam.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Tòa Phúc Thẩm Y Án MS Quang, Truyền Đạo Thạch Image Washington DC ngày 12 tháng 4, 2005 -- Ủy Ban Tự Do Tôn Giáo Cho Việt Nam (CRFV).
Mặc dù LS Nguyễn Văn Đài đã làm tròn nhiệm vụ tốt đẹp, chánh án phiên tòa phúc thẩm vẫn theo lệnh trên giữ y bản án của hai người tù nhân lương tâm:
- Ms Nguyễn Hồng Quang 3 năm tù
- Truyền Đạo Phạm Ngọc Thạch 2 năm tù.
Chỉ có 4 người thân được vào tham dự là Bà Ms Quang, người cha già của TĐ Thạch, và hai mục sư, trong đó có Ms Khoa Tổng Thư Ký Hiệp Hội Tin Lành và 6 nhân chứng.
Nhân viên của 3 tòa lãnh sự Mỹ, Ý, và Canada đều có mặt nhưng phải đứng ngoài cổng cho đến hết phiên xử và không được vào phòng xử. Có bảy , tám phóng viên VN đến tòa nhưng có vài tờ báo được vào, vài tờ không.
Các mục sư Tin Lành hiện diện đầy đủ cùng các tín hữu; đặc biệt là tín hữu từ xa về rất đông. Họ đứng chật sân tòa đến khoảng 200 người.
Ngoài LS Nguyễn Văn Đài được phép biện hộ cho bị can, LS Nguyễn Trường dù đã ghi tên xin biện hộ, nhưng đến phút chót chính quyền không chọ Họ viện đủ mọi lý do để từ chốị Thật ra dù có 5, 7 LS thì bản án cũng không thay đổi vì LS Nguyễn Văn Đài đã làm nhiệm vụ thật hoàn hảọ Nhưng cũng như những phiên tòa tương tự, chánh án chỉ ngồi lơ đãng có cần nghe lời biện hộ của luật sư đâu!
Ms Quang sức khỏe tốt, vẫn rất kiên cường dũng cảm. TĐ Thạch thì có phần yếu hơn, nhưng cũng không có vấn đề gì quan trọng.
Bà Ms Quang sau khi thay chồng hướng dẫn giáo hội Mennonite đã tỏ ra vững chải, chuẩn bị tinh thần nên tỏ ra bình tỉnh. Riệng người cha già của TĐ Phạm Ngọc Thạch thì có nhiều xúc động.
Về mặt pháp lý, theo đúng luật thì tòa án phải thông báo cho bị cáo 15 ngày trước phiên xử, nhưng CS hoàn toàn không cho MS Quang và TĐ Thạch biết trước. Mãi đến sáng thứ ba 12-4 trước khi được chở ra trình diện tại tòa họ mới được báo tin ! Tuy nhiên không ai ngạc nhiên về thái độ tùy tiện của đảng CSVN.
Tin riêng cô Nguyễn Thị Hồng Liên từ ngày đưa vào nhà thương Biên Hòa, có lẻ vì không còn bị đánh đập, nên cô có phần tỉnh hơn, đã nhận diện được cha me.. Nhà cầm quyền "nhân đạo" cho gia đình được vào thăm nuôi mỗi tuần vài lần.
Sở dỉ CS đã "hiên ngang" giữ nguyên bản án của hai vị, vì theo một nguồn tin thông thạo từ Bộ Ngoại Giao Mỹ thì chính phủ Hoa Kỳ nhận định là chính quyền CSVN đã có "nhiều tiến bộ" đáng kể và có thể một vài tuần nữa sẽ thông báo quyết định miễn trừng phạt VN về vấn đề các quốc gia đáng quan tâm đặc biệt (CPC). Tuy nhiên, cũng theo lời khuyên của người cho tin thì từ đây đến ngày quyết định được thông báo, cộng đồng VN cũng nên tiếp tục vận động TT Bush và Bộ Ngoại Giao; vì dù mong manh, chúng ta vẫn còn hy vọng để thay đổi thế cờ. Vả lại không có ai có thể biết được những tương nhượng nào của Hoa Kỳ nếu chúng ta im tiếng.
Trân trọng kính báo
Ngô Thị Hiền

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

LHQ chấp thuận ưu tiên điều tra đàn áp tôn giáo tại Việt Nam
Wednesday, April 13, 2005 Nguyen trong Tuyen

(Tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế)

GENEVA 13-04.- Phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất ở hải ngoại đã đề nghị và được “Ủy Ban Bảo Vệ Những Người Ðấu Tranh Cho Nhân Quyền Trên Thế Giới”, một cơ quan của Ủy Ban Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc chấp thuận ưu tiên đến Việt Nam điều tra về tình hình đàn áp tôn giáo tại đây. Dưới đây là bản tin của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế phổ biến ngày 13 Tháng Tư năm 2005:


2005-04-13

Khóa họp thường niên lần thứ 61 của Ủy Hội Nhân Quyền Liên Hiệp Quốc đang diễn ra tại Ðiện Quốc Liên ở Genève cho đến ngày 22 Tháng Tư năm 2005, quy tụ đại diện 164 quốc gia ở cấp ngoại trưởng và 149 tổ chức phi chính phủ có quy chế tham vấn tại Liên Hiệp Quốc. Tổng cộng gần 2,500 đại biểu phó hội.

Năm nay phái đoàn Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất đã đến Genève để theo dõi các khóa họp và thông tin về hiện trạng tôn giáo ở Việt Nam. Phái đoàn do Hòa Thượng Thích Chánh Lạc, Phó Viện Trưởng Viện Hóa Ðạo kiêm Phó Chủ Tịch Hội Ðồng Ðiều Hành Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo cầm đầu. Cùng đi có Thượng Tọa Thích Viên Lý, Tổng Thư Ký Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Thượng Tọa Thích Giác Ðẳng, Tổng Vụ Trưởng Tổng Vụ Truyền Thông Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, Ðạo Hữu Võ Văn Ái, Tổng Vụ Trưởng Ngoại Vụ Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất Hải Ngoại tại Hoa Kỳ - Văn Phòng II Viện Hóa Ðạo, kiêm Giám Ðốc Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế, và Ðạo Hữu Penelope Faulkner, Ðặc Trách Vụ Quốc Tế của Phòng Thông Tin Phật Giáo Quốc Tế.

Phái đoàn được mời tham dự cuộc hội luận “Tự do tôn giáo bị bách hại tại Á Châu” tổ chức ở Ðiện Quốc Liên để trình bày hiện trạng đàn áp tôn giáo tại Việt Nam bên cạnh các đại biểu Lào và Trung Quốc. Cuộc hội luận đã vinh danh Việt Nam với thông điệp mở đầu bằng Anh ngữ của Hòa Thượng Thích Quảng Ðộ từ Saigon gửi sang, gây xúc động hội trường. Nhiều phái đoàn Âu Mỹ và một số các vị báo cáo viên đặc nhiệm Liên Hiệp Quốc đã đến xin băng ghi âm để nghiên cứu nội dung thông điệp qua tiếng nói đầy uy lực của vị cao tăng Phật Giáo. Các hãng thông tấn và báo chí quốc tế cũng đã loan tải rộng rãi với cảm tình sâu rộng.

Thành quả hoạt động của phái đoàn kỳ này, là tiếng nói của giáo hội trong nước, thông qua các đại biểu ở hải ngoại, được chính thức nói lên trước hội trường Liên Hiệp Quốc. Ðặc biệt, lần đầu tiên tài liệu mật của Bộ Công An được tiết lộ và công bố trước Liên Hiệp Quốc. Tài liệu này là bằng chứng cho chủ trương đàn áp hoàn chỉnh, có kế hoạch, điều hành bằng một bộ máy nhà nước tỏa rộng khắp nơi với mục tiêu duy nhất là hủy hoại sức sống dân tộc, mà tôn giáo đang là những xã hội dân sự còn sót lại. Một chủ trương biến tôn giáo thành “Tôn giáo theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”, biến Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất thành “Phật Giáo theo định hướng Xã Hội Chủ Nghĩa”. Tài liệu mật này dày 602 trang do Viện Khoa Học Công An ở Hà Nội phát hành một triệu bản, lưu hành nội bộ nhằm giáo dục và chỉ đạo đường hướng Mác-Lênin cho công an và bộ đội hoạt động trong các vùng tôn giáo.

Tuy nhiên, vấn đề không chỉ nói lên sự kiện bị đàn áp là đủ, mà còn phải tìm những biện pháp gỡ rối, tức tiếp xúc các phái đoàn các chính phủ phó hội để thông tin và trao tài liệu. Ðặc biệt là gặp gỡ những cơ chế của Liên Hiệp Quốc có thể can thiệp hữu hiệu cho hàng giáo phẩm bị đàn áp trong nước. Cho nên, phái đoàn đã hoạt động rất tích cực trên phương diện này. Ðiều quan trọng là phái đoàn đã tiếp xúc văn phòng bà Jiliani, Tổng Thư Ký Ðặc Nhiệm Liên Hiệp Quốc chuyên lo bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới. Ðây là cơ chế mới nhất của Liên Hiệp Quốc, ra đời kể từ khi Ðại Hội Ðồng Liên Hiệp Quốc quyết nghị thông qua, vào Tháng Mười Hai năm 1998, bản “Tuyên ngôn quốc tế bảo vệ những người đấu tranh cho nhân quyền trên thế giới” nhân kỷ niệm 50 năm “Tuyên ngôn quốc tế nhân quyền”. Quan trọng hơn nữa, là sự kiện bà Asma Jahangir, Báo Cáo Viên Liên Hiệp Quốc Ðặc Nhiệm Tự Do Tôn Giáo Trên Thế Giới tiếp phái đoàn Phật Giáo để nghe phúc trình về tình hình tôn giáo nói chung tại Việt Nam và Giáo Hội Phật Giáo Việt Nam Thống Nhất bị đàn áp nói riêng. Phái đoàn giáo hội đề xuất với cả hai cơ quan Liên Hiệp Quốc này đưa Việt Nam vào danh sách các nước ưu tiên phải đến điều tra. Và đã được chấp nhận. Ðây chính là một thành quả khác mà phái đoàn đã thu đạt tại Liên Hiệp Quốc ở Genève.

Ðây cũng là cung cách hoạt động mà Ủy Ban Bảo Vệ Quyền Làm Người Việt Nam đã từng thực hiện, đưa tới việc năm 1994, Tổ Hành Ðộng Chống Bắt Bớ Trái Phép của Liên Hiệp Quốc do ông Chủ Tịch Louis Joinet cầm đầu, và năm 1998, ông Afdelfattah Amor, vị tiền nhiệm của bà Asma Jahangir, đã về Việt Nam điều tra hệ thống luật pháp bắt giữ người, hệ thống quản lý tù nhân chính trị và điều hành các nhà tù cùng trại cải tạo, và đàn áp các tôn giáo. Nhà cầm quyền Hà Nội đã ngăn cản không cho ông Afdelfattah Amor gặp nhị vị Hòa Thượng Thích Huyền Quang và Thích Quảng Ðộ. Nhưng ông đã vào Trại Z30D ở Xuân Lộc, Ðồng Nai, gặp và phỏng vấn hai Thượng Tọa Thích Không Tánh và Thích Thiện Minh. Hai bản phúc trình tố cáo vào năm 1995 và 1999 của hai vị trước diễn đàn Liên Hiệp Quốc đã dự phần cho thế giới biết rõ tình hình đàn áp nhân quyền và tôn giáo tại Việt Nam, từ đó tạo ra những áp lực mạnh mẽ trong chính giới Âu Mỹ và công luận thế giới.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

VN Tới Năm 2007 Mới Cản Nổi Cúm Gà Đang Cấm Riêng Sài Gòn, Giờ Cấm Nuôi Gà Vịt Thêm 15 Tỉnh Thị
HANOI -- Đài VOA loan tin hôm Thứ Hai rằng theo tin của AFP, hôm thứ ba, bộ nông nghiệp Việt Nam cho biết trong nỗ lực phòng chống bệnh cúm gà, lệnh cấm nuôi gà vịt ở các vùng thành thị Việt Nam được áp dụng thêm tại 15 tỉnh thành.
Các biện pháp được loan báo sau một cuộc họp chính phủ có sự tham dự của phó thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng để bàn về sách lược tận diệt virut H5N1.
Trước đó, lệnh cấm chỉ áp dụng ở thành phố Sài Gòn. Nay lệnh được áp dụng tại nhiều tỉnh thành khác, trong đó có Hà Nội, Huế, Đà Nẵng, Quảng Ninh, và Cần Thơ.
Các chợ nhỏ mua bán gà vịt sống ở những vùng đô thị sẽ bị đóng cửa và thay thế bằng những lò giết gà vịt lớn và theo quyết định của bộ nông nghiệp, việc nuôi thủy cầm chạy đồng sẽ bị cấm hoàn toàn.
Các số liệu chính thức cho thấy dịch cúm gà đã buộc Việt Nam tiêu hủy gần 46 triệu gia cầm tính từ cuối năm 2003 với tổn thất tài chính lên tới 220 triệu đôla. Cuộc khủng hoảng hồi đầu năm 2004 đã khiến tổng sản lượng quốc dân sụt 0,5%.
Virut gây cúm gà cũng làm thiệt mạng 36 người ở Việt Nam, 3 người ở Kampuchea và 12 người ở Thái Lan.
Bản tin khác cho biết, Reuters hôm thứ Hai trích lời các viên chức Việt Nam tuyên bố rằng có thể phải đến năm 2007 mới có thể chặn đứng được dịch bệnh cúm gia cầm từng làm cho 36 người thiệt mạng tại Việt Nam, vì các chuyên gia vẫn đang lúng túng trong việc tìm hiểu phương thức lây lan của dịch bệnh này.
Tin trên nói rằng Thứ Trưởng Canh Nông Buì Bá Bổng tuyên bố trước một hội nghị duyệt xét cuộc chiến chống dịch bệnh cúm gia cầm tại Việt Nam, nước bị ảnh hưởng nặng nhất của dịch bệnh này, rằng chính phủ dự tính chặn đứng loại virút H5N1 vào năm tới hay trong năm 2007, và loại trừ loại virút này trong năm 2010.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

1 Người Úc Giao VC Hồ Sơ Mật, Bị Úc Điều Tra Tội Gián Điệp Một ông người Úc làm gián điệp cho Việt Cộng thiệt sao? Câu chuyẹän một ông người Úc vào Sài Gòn làm dịch vụ môi giới hôn nhân gái Việt với trai Úc, thế rồi bị quân báo Úc điều tra vì tình nghi làm điệp viên cho phía Hà Nội. Câu chuyện ly kỳ như tiểu thuyết, về nghi can người Úc có vợ Việt Nam này, được thông tấn VOA kể hôm 20-4-2005 như sau.
Một người Australia bị điều tra vì nghi làm gián điệp cho Việt Nam .
Một người Australia ở vùng Lãnh thổ phía Bắc đã bị giới hữu trách ngành an ninh quân đội nước này điều tra vì bị nghi làm gián điệp cho Việt Nam.
Tường thuật hôm thứ tư của tờ The Courier-Mail ở Queensland cho biết ông Ian Nancarrow, 39 tuổi, là chuyên viên bảo trì máy bay trực thăng thuộc công ty Helitech ở Queensland và làm việc tại căn cứ Darwin của quân đội Australia.
Theo tố cáo của nhà chức trách, người đàn ông lấy vợ Việt Nam và từng đến Việt Nam 9 lần này đã bán cho chính phủ ở Hà nội những thông tin bí mật của quân đội Australia. Ông Nancarrow phủ nhận cáo giác vừa kể và nói thêm rằng ông bị vu oan vì ông từng tố cáo những binh sĩ Australia giả mạo chữ ký của ông để đưa ra những bản báo cáo không đúng sự thật về điều kiện an toàn của máy bay trực thăng.
Cũng theo lời ông Nancarrow, ông chỉ biết sửa chữa máy móc mà không có điều kiện để tiếp xúc với những thông tin liên quan tới vũ khí hay trang bị điện tử.
Trong vài năm qua, ông Nancarrow đã đưa khoảng 50 binh sĩ Australia đến Việt Nam nghỉ mát và bị tố cáo là người điều hành một đường giây môi giới hôn nhân.

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Kon Tum: Xe lao xuống vực, 32 cựu chiến binh tử vong Các nhân viên cứu cấp nhanh chóng đưa người bị nạn đi cấp cứu
Vào lúc 7h30 ngày 21/4, một vụ tai nạn giao thông nghiêm trọng đã xảy ra trên đường Hồ Chí Minh. Xe ô tô mang biển số 29L-6472 chở 35 người gồm cựu chiến binh và gia đình cựu chiến binh phường Kim Liên và phường Trung Tự, Q.Đống Đa, Hà Nội về thăm lại chiến trường xưa trên đường Hồ Chí Minh, đến km số 346+500 thuộc địa phận làng Măng Khên, Đăk Man, Đăk Glei (Kon Tum) đã lao xuống vực sâu, làm 32 người bị thiệt mạng.
Đến 17h00 hôm nay, lực lượng cứu hộ đã đưa lên khỏi vực 31 tử thi (trong đó có tài xế và 14 nữ), còn 1 người bị mắc kẹt dưới gầm xe, 3 người bị thương rất nặng đã được chuyển đến Bệnh viện Kon Tum. Phó Văn phòng UBND tỉnh Kon Tum Nguyễn Văn Bình cho biết, 31 tử thi đã được đưa về Bệnh viện Kon Tum nhưng do nhà xác quá chật nên tử thi phải để ở ngoài nhưng cũng được giữ lạnh. Theo 1 nguồn tin khác, 2 trong 3 cựu chiến binh may mắn sống sót là các ông Cao Đức Nguyên, Đỗ Đình Vạn.
Theo thiếu tá Nguyễn Văn Nam, đội trưởng Đội CSGT, công an huyện Phước Sơn (Quảng Nam), xe mang biển số 29L-6472 đổ dốc đã đâm vào 3 cây cọc tiêu, 1 biển báo giao thông về phía ta-luy dương, sau đó lạc tay lái (hoặc mất thắng) sang phía ta-luy âm và lao xuống vực sâu hơn 50m.
Chiếc xe mang biển số 29L-6472 của Công ty cổ phần Hà Linh, TP Hà Nội chở 35 người (gồm 33 cựu chiến binh và gia đình cựu chiến binh phường Kim Liên và phường Trung Tự, quận Đống Đa, Hà Nội và hai lái xe) về thăm lại chiến trường xưa. Đoàn do ông Trần Trọng Cáp, Phó chủ tịch Hội Cựu chiến binh phường Kim Liên làm trưởng đoàn. Được biết, mỗi cựu chiến binh góp 3 triệu đồng để tổ chức chuyến đi này. Lịch trình của đoàn sau khi thăm Tây Nguyên sẽ đến TP Hồ Chí Minh, tiếp đó sẽ đi Tây Ninh và Cà Mau rồi theo Quốc lộ IA về Hà Nội (xuất phát 18/4 và về Hà Nội vào 2/5). Vào lúc 8 giờ ngày 21/4, xe đến km số 346+500 thuộc địa phận làng Măng Khênh, Đăk Man, Đăk Glei, Kon Tum (giáp ranh Quảng Nam và Kon Tum theo tuyến đường Hồ Chí Minh), đã lao xuống vực sâu làm 32 người chết, 3 bị thương rất nặng như đã đưa tin.
Theo anh Trường Trung Tín, Trưởng phòng Thời sự Đài PT-TH Kon Tum, người có mặt tại hiện trường đến giờ chót cho biết do tài xế lạ đường, đường đèo Lò Xo quanh co liên tục nên có thể tài xế hoảng loạn, vết thắng kéo dài đến 80m.
17h00, UBND tỉnh Kon Tum đã có công điện (do Phó chủ tịch Trần Quang Vinh ký) gửi UBND TP Hà Nội chính thức báo tin về vụ tai nạn thương tâm này đã làm 31 người chết (chưa kể 1 người mắc kẹt dưói gầm xe), 3 người bị thương. Công điện viết: "Ngay sau khi vụ tai nạn xẩy ra, UBND tỉnh Kon Tum đã chỉ đạo các ngành Y tế, Giao thông, Công an, Lao động-Thương binh và Xã hội phối hợp với UBND huyện Đắc Glei tham gia công tác cứu hộ và khắc phục hậu quả trước mắt, đưa người bị nạn đi cấp cứu, bảo quản thi hài, bảo vệ tài sản...UBND tỉnh Kon Tum xin chia buồn sâu sắc đến đảng bộ, chính quyền TP Hà Nội, quận Đống đa và các gia đình nạn nhân. Đề nghị UBND TP cử các cơ quan chức năng và thân nhân của các nạn nhân khẩn trương đến tỉnh Kon Tum để cùng phối hợp giải quyết". 17h30 phút cùng ngày, bác sĩ Thạnh, Phó giám đốc Bệnh viện Đà Nẵng cho biết, tỉnh Kon Tum đã liên hệ để chuyển tử thi các nạn nhân về Bệnh viện Đà Nẵng và Bệnh viện quân đội C17 trong đêm 21/4.
Ngay sau khi tai nạn xảy ra, Thủ tướng CSVN đã gửi lời chia buồn đến Hội Cựu Chiến binh Việt Nam và gia đình thân nhân các cựu chiến binh bị nạn. Trong công điện khẩn gửi Bộ trưởng các Bộ Công an, Giao thông vận tải, Lao động-Thương binh và Xã hội, Chủ tịch UBND thành phố Hà Nội và tỉnh Kon Tum, Thủ tướng yêu cầu: UBND tỉnh Kon Tum chỉ đạo các cơ quan chức năng tập trung lực lượng, phương tiện tốt nhất bảo đảm công tác cứu hộ, cứu nạn, chữa trị tốt nhất cho người bị thương. UBND thành phố Hà Nội, Bộ Lao động-Thương binh và Xã hội, Bộ Giao thông vận tải, Hội Cựu chiến binh Việt Nam cử ngay đoàn công tác vào tỉnh Kon Tum để phối hợp với UBND tỉnh Kon Tum khắc phục hậu quả vụ tai nạn trên. Bộ Công an chỉ đạo công tác điều tra, xử lý vụ tai nạn trên.
Ông Hà Ban, Chủ tịch UBND tỉnh Kon Tum đã có mặt tại hiện trường chỉ huy công tác cứu hộ nhưng do địa hình có dốc cao, nguy hiểm nên các lực lượng chức năng của huyện Đăk Glây, của tỉnh Kon Tum và của huyện Phước Sơn (Quảng Nam) gặp rất nhiều khó khăn trong công tác cứu nạn.
Báo Thanh Niên xin gửi lời chia buồn sâu sắc đến gia đình các cựu chiến binh bị nạn và kêu gọi bạn đọc khắp nơi cùng chung tay, góp sức giúp đỡ các gia đình cựu chiến binh có người cấp cứu tại bệnh viện đang trong cơn nguy kịch và đưa các cựu chiến binh tử nạn về nơi an nghỉ cuối cùng tại quê nhà.
Chúng tôi đã liên lạc với Hội cựu chiến binh quận Đống Đa và phường Kim Liên nhưng vẫn chưa có danh sách chính thức của những người đi trên chuyến xe trên. Theo anh Hà, cán bộ trực của phường Kim Liên, hiện ông Nguyễn Bình - Bí thư Đảng ủy phường Kim Liên và ông Ngô Văn Diệm, Chủ tịch Hội cựu chiến binh (CCB) phường Kim Liên (đã 80 tuổi nên không theo chuyến đi này), sau khi nhận được điện thoại nóng của ông Hà Ban, đã và đang đi xuống từng nhà các nạn nhân để nắm lại danh sách cụ thể (do có người đi thay so với danh sách ban đầu) và có thể tổ chức cho người thân các nạn nhân đi bằng máy bay hoặc đường bộ vào hiện trường ngay trong đêm nay, 21/4/2005.
Danh sách những cựu chiến binh do lực lượng cứu hộ nhặt tại hiện trường (Do Hội Cựu chiến binh và chính quyền địa phương đang rà soát lại danh sách người đi, người không đi, người đi thay nên chưa thể cung cấp thông tin chính thức những người bị tai nạn, danh sách này chỉ có tính tham khảo. Thực tế đi trên xe nhiều hơn trong danh sách) ( Báo Thanh Niên)

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Giới đầu tư ngoại quốc chê CSVN: Luật lệ vẫn rườm rà, tham nhũng
Thursday, April 21, 2005 Nguyen trong Tuyen

HÀ NỘI 21-4 (TH) - Giới đầu tư ngoại quốc kêu rằng vấn đề đầu tư tại Việt Nam vẫn còn rất nhiều trở ngại trong thực tế dù nhà cầm quyền trung ương CSVN hàng năm hứa hẹn cải tiến nhiều lần.

Trong cuộc họp ở Hà Nội với giới đầu tư ngoại quốc hôm Thứ Tư 20-4-2005, Vũ Khoan, Phó Thủ Tướng CSVN được báo Lao Ðộng thuật lại nói rằng “Việc cải thiện môi trường đầu tư nước ngoài đã và đang được chính phủ Việt Nam ráo riết thực hiện với những giải pháp quyết liệt ngay trong năm nay”.

Ðây không phải là lần đầu tiên một viên chức cao cấp Hà Nội nói như vậy mà người ta được nghe những lời như vậy suốt nhiều năm qua.

Ngày 17-8-2004, Phan văn Khải, Thủ Tướng CSVN, cũng đã hứa hẹn sẽ cải tiến luật lệ, thủ tục để hấp dẫn đầu tư ngoại quốc khi đến chủ tọa một hội nghị lấy tên là “Diễn Ðàn Ðầu Tư Vào Việt Nam, Thực Trạng, Chiến Lược và Triển Vọng”. Khải nói trong dịp này là sẽ tạo môi trường thể chế ổn định, nhất quán để doanh gia ngoại quốc cũng như người trong nước yên tâm làm ăn.

Những năm trước đó, các định chế tài chính quốc tế cấp tín dụng phát triển hạ tầng cho CSVN khuyến cáo hàng năm và chỉ thấy chế độ Hà Nội nhích nhích từng chút một.

Cho tới nay, sau nhiều lần sửa đổi luật lệ và cải tiến thủ tục đầu tư của Hà Nội, giới đầu tư Hà Nội đã “yên tâm làm ăn” chưa?

Báo Lao Ðộng ra ngày Thứ Năm 21-4-2005 dẫn lời Walter Blocker, đại diện Phòng Thương Mại Mỹ ở Việt Nam, phát biểu: “Hệ thống hành chính công vụ của Việt Nam cần phải minh bạch hóa, thể hiện ở 3 trụ cột: Công chức phải liêm khiết - làm việc hiệu quả - và có sự giám sát của người dân. Chính phủ cần có bộ phận đặc nhiệm để xem xét nền hành chính công vụ, tránh các tiêu cực trong cấp phép, đất đai, quota, thuế, hải quan,... Ðặc biệt, những luật nào liên quan đến các nhà đầu tư phải thông báo đến các đối tác liên quan ít nhất 6 tháng trước khi có hiệu lực để họ chủ động. Ngoài ra nên có các chế tài minh bạch xử lý những vi phạm về thanh toán, hợp đồng, lao động...”

Atsushi Mise, Chủ Tịch Hiệp Hội Doanh Nghiệp Nhật Bản ở Việt Nam nêu ý kiến: “Thiếu sự ổn định và minh bạch các chính sách liên quan đến đầu tư. Nhiều khi chính sách của chính phủ thì cởi mở nhưng khi về địa phương lại không được hiểu thấu đáo hoặc gây trở ngại.”

Alain Canny, Chủ Tịch Phòng Thương Mại Âu Châu tại Việt Nam phát biểu về phát triển hạ tầng tại Việt Nam là “còn thiếu và yếu và là gánh nặng cho các nhà đầu tư”.

Mai thanh Hải, đại diện hiệp hội có vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (trùng tên với con trai Thứ Trưởng Thương Mại Mai văn Dâu bị bắt từ 30-9-04 vì bán quota xuất cảng hàng dệt may. Cả ông Dâu cũng đang bị giam về vụ này) cũng nói: “Nhiều khi các cán bộ cố tình không hiểu luật hoặc cố tình gây khó dễ cho nhà đầu tư. Trong nhiều trường hợp, ngành đầu tư phải trả thêm các phí khoản phát sinh (tức hối lộ) rất tốn kém”.

Báo Lao Ðộng khoe rằng “chỉ tính riêng 3 tháng đầu năm nay, số vốn (đầu tư ngoại quốc) đăng ký mới và bổ sung đã tăng gấp 2.4 lần so với cùng kỳ và đạt tới $1.732 tỉ USD”.

Ngày 22-2-2005, Mathias Haase, Giám Ðốc khu vực ASEAN của tổ chức OAV (Hiệp hội doanh nghiệp Ðức ở khu vực Á Châu Thái bình Dương) trả lời cuộc phỏng vấn của báo Tuổi Trẻ rằng: “Tham nhũng ở Việt Nam đang có dấu hiệu tăng lên và điều này làm cho các nhà đầu tư của Ðức ngán ngại”.

Ngày 8-4-05, Phan văn Khải đưa ra chỉ thị cho các bộ ngành liên quan và các địa phương hối thúc tạo ra “bước chuyển biến mới trong thu hút đầu tư trực tiếp nước ngoài vào Việt Nam.”

Tính đến hết năm 2004, sau khi CSVN đưa ra chương trình “đổi mới” và kêu gọi ngoại quốc đầu tư sản xuất, đã có 5,110 dự án đầu tư từ nước ngoài với tổng số vốn khoảng $45.8 tỉ USD. Tuy nhiên chỉ có 58.15% vốn “đăng ký” là thực sự bỏ vào, theo con số của báo Ðầu Tư, cơ quan thông tin tuyên truyền của Bộ Kế Hoạch và Ðầu Tư CSVN, ngày 14-4-2005.

Tổ chức tham vấn đầu tư PERC ở Hongkong xếp CSVN tham nhũng hàng thứ ba tại Á Châu.( NTT)

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Báo L.A.Times: “Không dễ tìm ra tiệm phở gà ở Sài gòn vào lúc này...”
Friday, April 22, 2005 L.E THUY


SAIGON, Việt Nam - Ðể hiểu rõ hậu quả của bệnh cúm gà đã lên đến mức nào tại Sài gòn hiện nay, thì người ta chỉ cần đi tìm một tiệm phở gà để ăn, song khó có cách nào để tìm ra được một tiệm cả.

Kể từ hồi năm qua, phở gà đã hầu như biến mất tại thành phố mà dân chúng cũng đều thích ăn phở gà này, mà tính theo tỷ lệ thì thành phố này còn có nhiều tiệm phở gà hơn là thành phố Seattle (tiểu bang Washington, Hoa Kỳ) có tiệm cà phê espresso.

Trên đây là sự ghi nhận của đặc phái viên Charles Piller của báo Los Angeles Times, đăng ngay nơi trang nhất trên số báo phát hành hôm 22-4-2005, khi ông có ý so sánh số tiệm phở gà ở Sài gòn, có khi còn nhiều hơn số tiệm cà phê espresso của thành phố kỹ nghệ Seattle, mà hầu như con đường, khu phố nào, cũng có đầy tiệm cà phê ngon.

Theo Piller thì ngay tiệm “Phở 2000” được nổi tiếng với món phở gà, mà cách đây 5 năm, khi nguyên Tổng Thống Hoa Kỳ Bill Clinton đến thăm Sài gòn, cũng ghé qua nơi đây, để ăn tô phở gà, nay món phở gà đã bị xóa bỏ khỏi thực đơn của tiệm này.

Bài báo cũng cho biết nhiều tiệm phở gà, cháo gà nổi tiếng của thành phố Sài gòn này, cũng đã lần lượt đóng cửa.

Cho đến nay bệnh cúm gà, còn được gọi là bệnh cúm gà H5N1, đã làm cho 51 người chết trong vùng Ðông Nam Á, trong đó Việt Nam có số người chết cao nhất, với 36 nạn nhân, kế đó là Thái Lan với 12 nạn nhân, Cambodia 3 nạn nhân. (L.T.)

User avatar
khieulong
Posts: 6757
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Đình chỉ điều tra vụ phóng viên Lan Anh Image Ngày 18/4, Vụ phó Vụ thực hành quyền công tố kiểm sát điều tra án an ninh VKSND Tối cao Vũ Trọng Thưởng đã ký quyết định đình chỉ vụ án hình sự chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước tại Bộ Y tế. Hai bị can Lan Anh (phóng viên báo Tuổi Trẻ TP HCM) và Nguyễn Mạnh Cường (cán bộ Bộ Y tế) cũng được đình chỉ điều tra vì không đủ cơ sở buộc tội. VKSND Tối cao nhận định, việc Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an ra quyết định khởi tố vụ án, khởi tố bị can với phóng viên Lan Anh là đúng pháp luật. Tuy nhiên, không có đủ căn cứ kết luận người này về hành vi chiếm đoạt tài liệu bí mật Nhà nước (Điều 263 Bộ luật hình sự).

Theo cơ quan công tố, bài viết của Lan Anh trên báo Tuổi Trẻ với tiêu đề Đề nghị thanh tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma là muốn thông tin kịp thời những chủ trương mới của Bộ Y tế nhằm bình ổn giá thuốc tại thời điểm mà dư luận đang đặc biệt quan tâm. Lan Anh đi thu thập tài liệu để viết bài với động cơ phục vụ độc giả, chứ không có mục đích nào khác. Bài báo đề cập đến một công văn của Bộ trưởng Y tế Trần Thị Trung Chiến đề nghị Thủ tướng giao Bộ Kế hoạch và Đầu tư làm đầu mối phối hợp với các bộ, ngành tổ chức, thanh tra, kiểm tra toàn diện Công ty Zuellig Pharma VN. Tuy nhiên, Cơ quan An ninh điều tra Bộ Công an nhận định, công văn này nằm trong danh mục tài liệu mật của Bộ Y tế, do đó, việc đăng tải nội dung là vi phạm quy định của pháp luật. Ngày 6/1, cơ quan điều tra khởi tố Lan Anh theo điều 263. Ngày 6/3, cơ quan chức năng tống đạt quyết định.

VKSND Tối cao cho rằng, tính chất và hậu quả của vụ án có mức độ, nên miễn truy cứu trách nhiệm hình sự cho phóng viên Lan Anh cùng ông Nguyễn Mạnh Cường. Chiều 22/4, Lan Anh đã được mời đến VKSND Tối cao nhận quyết định này.

Việc ra quyết định đình chỉ điều tra vụ án vào thời điểm này là đúng theo quy định tố tụng hình sự. Tròn 30 ngày sau khi ra kết luận điều tra và 10 ngày gia hạn, do không đủ chứng cứ buộc tội, vụ án đã được đình chỉ điều tra.Anh Thư
Last edited by khieulong on Sat Apr 23, 2005 11:27 pm, edited 1 time in total.

Post Reply