TIN BUỒN , PHÂN ƯU

Moderator: dongbui

Post Reply
User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động nhận được tin buồn thân mẫu của anh Đỗ Ngọc Quảng

Bà Quả phụ: ĐỖ NGỌC QUÁN
Nhũ danh: Martha NGUYỄN THỊ HOÀNG YẾN


Sinh ngày 21 tháng 2 năm 1922
Tại Ninh Bình, Việt Nam

Đã được Chúa gọi về lúc 9h15 tối
Ngày 10 tháng 11 năm 2012
(Nhằm ngày 27 tháng 9 năm Nhâm Thìn)
Tại Garden Grove, California
Hưởng thọ 91 tuổi

Nhóm anh em Hồ Ngọc Cẩn niên khoá 59-66 & 63-70
thành thực chia buồn đến anh Đỗ Ngọc Quảng và tang quyến
Nguyện cầu cho linh hồn cụ bà Nguyễn Thị Hoàng Yến được nghỉ ngơi yên lành nơi nước chúa


Nguyễn Ngọc Tuấn , Khiếu Như Long , Nguyễn Tiến Thịnh , Nguyễn Toàn Năng
Vũ Đức Thiệu , Phạm Tiến Đức ,Phú De
Last edited by khieulong on Wed Nov 28, 2012 8:14 am, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

THÀNH KÍNH PHÂN ƯU

Vô cùng xúc động nhận được tin buồn

Cô Hồ thị Nguyệt
Cựu giáo sư Anh Văn Trường Hồ Ngọc Cẩn & Gia Long
Pháp danh: Diệu Nga
Sinh Ngày 20 tháng 4 năm 1937
Từ trần ngày 20 tháng 11 năm 2012
lúc 7:10 tối tại Santa Ana, California
Hưởng Thọ 76 tuổi.


Đại diện anh em cựu học sinh trường TH Hồ Ngọc Cẩn các niên khoá 58-65 , 59-66 , 60-67 & 63-70
Xin được thành kính chia buồn đến tang quyến
Nguyện cầu cho hương linh cô Hồ Thị Nguyệt được vãng sanh nơi miền cực lạc


Nguyễn Mạnh Dần , Phạm Tấn Quốc , Trần Chương Lương , Vũ Trung Hiền , Nguyễn Toàn Năng ,
Đỗ Quang Khanh , Nguyễn Ngọc Tuấn , Khiếu Như Long , Nguyễn Tiến Thịnh , Huỳnh Phú Hộ

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Chương Trình Tang Lễ
Cô Hồ Thị Nguyệt Tại Westminster Manor CA


Cô Hồ Thị Nguyệt
Pháp Danh: Diệu Nga
Sanh ngày: April 20th, 1937
Tạ thế ngày: November 20th, 2012
Hưởng thọ: 76 tuổi

Cựu Giáo Sư Anh Văn
Trường Hồ Ngọc Cẩn và Trường Gia Long
Việt Nam Cộng Hòa


Linh cữu hiện quàn tại : Nhà Quàn Thiên An Môn (Westminster Manor)
14041 Beach Blvd.Westminster, CA 92683. Tel: 714-224-2501


Chương Trình Tang Lễ

Chủ Nhật, Ngày 02 Tháng 12, 2012
Lễ Nhập Quan và Phát Tang: 3g30 chiều
Điếu Văn của Hội Ái Hữu Cựu Nữ-Sinh Gia-Long : 4g30 chiều – 5g30 chiều
Thăm Viếng: 5g30 chiều – 8 giờ tối


Thứ Hai, Ngày 03 Tháng 12, 2012
Thăm Viếng và Điếu Văn : 8 giờ sáng – 11 giờ sáng
Lễ Động Quan: 11 giờ sáng
Lễ Di Quan: 12 giờ trưa
Lễ Hỏa Táng: 1 giờ chiều



Linh cữu sẽ được hỏa táng tại : Loma Vista Memorial Park
701 E. Bastanchury Rd. Fullerton, CA 92835. Tel: 714-525-1575

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Xin gởi đến qúy thầy cô ,
và các bạn HNC môt vài hình ảnh tang lễ cô Hồ Thị Nguyệt
cựu giáo sư anh văn trường TH Hồ Ngọc Cẩn Gia Định
được tổ chức vào ngày Chủ Nhật 2 tháng 12 năm 2012
tại thành phố Westminster . CA . USA .
Last edited by khieulong on Sun Jul 12, 2015 10:55 pm, edited 1 time in total.

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

Thành Kính Phân Ưu

Vô cùng xúc động được tin

Cô Nguyễn Quỳnh Mai
hiền thê của anh Đặng Văn Tân

sanh ngày 12 tháng 11, 1948 nhằm ngaỳ 12 tháng 10 năm Mậu Tý
vừa tạ thế lúc
5:00 giờ chiều ngày 18 tháng 1, 2013 tức ngày 7 tháng 12 Nhâm Thìn,
thọ 65 tuổi tại nhà thương Bruxelle, (Bỉ Quốc)

Thành kính chia buồn cùng anh Đặng Văn Tân cùng hai cháu
Đặng Văn Quỳnh Châu, Đặng Văn Bảo Long và tang quyến.
Nguyện cầu hương linh Quỳnh Mai sớm được về cõi Vĩnh Hằng.



Gia đình: Nguyễn Trung Trực-Đoàn Thu Hương, Virginia
Gia đình: Trịnh Văn Kiều & Lê Kim Oanh, Virginia
Gia đình: Khiếu Như Long, San Diego
Last edited by khieulong on Tue Aug 01, 2017 3:55 am, edited 1 time in total.

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

MÙA XUÂN ĐÃ TỚI

Nguyễn Quỳnh Mai

Chi đứng trước gương ngắm lại bóng mình lần chót. Chi rất thích màu hồng phấn của chiếc áo dài mới may bằng lụa nội hóa, màu áo làm cho hai má Chi thêm ửng hồng.

Bước xuống dưới nhà, Chi gặp chị Khanh ở chân cầu thang, thấy Chi chị hỏi: “Đi đâu đó Chi” rồi chị cầm tà áo của Chi lên ngắm nghía và nói:

- Áo mới đó à, đẹp lắm, Chi chọn màu hồng đẹp lắm.

Chi bật cười:

- Ủa chị quên rồi sao? Anh Thiện tặng chị xấp vải này, chị chê màu hồng hơi quê nên cho em, chị quên rồi à?

Chị Khanh ngẩn ngơ vài giây, rồi như chợt nhớ ra, chị bật cười:

- Ừa hén, vậy mà chị quên mất tiêu, nhưng tóc Chi dài, mặc màu này lại rất hợp, mà em đi đâu đó?

- Em tới nhà Loan, nó rủ em tối nay đi chợ hoa, chị đi không?

- Có chứ, và chị ghé vào tai Chi nói nhỏ, nhưng lát nữa chị đi với anh Hùng.

Chi nháy mắt với chị rồi hai chị em nhìn nhau cười xòa.

Chiều nay 29 Tết, Chi đã hẹn tới nhà Loan chơi rồi sau đó, hai đứa sẽ đi chợ hoa như năm ngoái.

***

Nhà Loan không nằm trên đường cái mà ở vào phía trong một con đường đất bên hông, khá rộng rãi và yên tĩnh. Nhờ ở lùi vào bên trong như vậy mà nhà Loan có thêm được mảnh vườn khá rộng phía sau nhà. Phía trước nhà là một cái sân nhỏ lát gạch, dọc hai bên tường trồng bông giấy xen lẫn với tường vi, được ngăn với bên ngoài đường đất bằng cánh cửa gỗ sơn màu xanh nước biển.

Tới trước nhà Loan, Chi nhặt hòn sỏi nhỏ gõ nhè nhẹ vào cánh cửa gỗ và gọi Loan ơi. Chi còn đang lơ đãng nhìn mấy chùm bông giấy mọc nhô ra ngoài đường thì cánh cửa chợt hé ra, Chi giật mình thấy một gương mặt thanh niên với cặp kính cận ló ra giữa khoảng trống vừa hé mở, thấy Chi anh nhoẻn miệng cười và mở toang cánh cửa. Chi gật nhẹ đầu chào anh và nói lí nhí:

- Dạ chào anh, em là bạn của Loan.

Anh chợt ngưng cười, chần chừ vài giây, rồi không nói với Chi một lời nào cả, anh tỉnh bơ quay mình đi vào trong nhà, vừa đi vừa gọi:

- Loan à, có cô bé nào tới thăm kìa.

Vừa nghe tiếng anh gọi “cô bé” và nhìn phía sau lưng anh, bất chợt Chi la lên:

- Anh Tú phải không? Có phải là anh Tú đó không?

Tức thì anh quay ngoắt lại, đưa tay cốc nhẹ vào đầu Chi một cái rồi cười ha hả:

- Hà …hà…thế mà anh cứ tưởng cô bé quên anh rồi chứ ...hề hề...

Chi hớn hở reo lên:

- Trời đất, anh Tú thật đó à?

Anh trợn mắt nhìn Chi:

- Chẳng lẽ lại không thật, Chi quên anh rồi sao?

Chi úp hai bàn tay trước ngực cười rạng rỡ:

- Thế mà Chi cứ tưởng là ai kia chứ, tại nắng làm em chói mắt, với lại tại em thấy anh mang kính cận, hồi trước anh đâu có mang kính gì đâu?

Anh cười phá lên:

- Ngốc ơi là ngốc, cận thị thì phải đeo kính chứ. À, thì ra vì vậy mà Chi chẳng thèm nhận ra anh là…anh hả, hề hề…

Chi cũng bật cười theo anh và nói:

- Nhưng anh cũng đâu nhận ra em, em thấy anh thản nhiên quay vào mà.

Anh lại định dơ tay cốc vào trán Chi như thói quen của anh ngày trước, nhưng nghĩ thế nào lại thôi, anh nghiêng đầu nhìn Chi tủm tỉm cười:

- Anh chỉ định trêu Chi thôi đó mà, ngốc thật.

Chi tính nói sao anh cứ kêu em là ngốc, thì vừa lúc ấy Loan từ trong nhà chạy ra rối rít:

- Ê Chi đó à, vào đây mau lên, vào giúp tao một tay nếu không thì đến đêm cũng không xong cái nồi mứt mãng cầu này, lẹ lên.

Vừa nói Loan vừa nắm cánh tay Chi kéo vào trong nhà, khi đi ngang qua anh Tú, như chợt nhớ ra là có anh đứng đó, Loan dừng lại vừa chỉ anh vừa nói với Chi: “Anh Tú đó Chi, anh mới về phép sáng nay” rồi Loan lại quay sang nói với anh Tú “Con Chi nè anh, anh còn nhớ nó không?” và không đợi anh trả lời, Loan lôi tuột Chi vào trong bếp, Chi chỉ kịp ngoái lại thấy anh đang nhìn theo hai đứa mỉm cười.

Chị Vân đang ở trong bếp, hai má chị đỏ hồng, Chi nói “chào chị Vân, chị đang làm gì đó”. Chị vẫn không ngừng tay khuấy cái nồi trên bếp, chỉ nói:

- Chi đó à, chị đang lo cho cái nồi thịt kho tàu và nồi măng khô hầm với chân giò đây nè.

Rồi chị than:

- Tết với nhất, đến là khổ .

Chi lại gần, ghé mắt nhìn vào nồi, chị Vân đẩy Chi ra phía sau và nói:

- Ấy coi chừng đó em, đứng xa ra không thôi nó văng vào áo bây giờ.

Rồi như chợt nhận ra điều gì, chị quay hẳn lại nhìn Chi nói:

- Ái chà, hôm nay Chi lại mặc áo dài cơ à, ồ đẹp lắm, áo lụa màu hồng đẹp lắm.

Tiếng Loan lại ơi ới gọi Chi ngoài vườn. Chị Vân bảo “thôi em ra giúp nó đi, có một cái nồi mứt mà từ sáng tới giờ vẫn chưa xong” Chi cười với chị Vân và đi ra vườn.

Ở cuối vườn, Loan đang ngồi cạnh cái bàn nhỏ, dưới bóng mát của cây vú sữa. Chi lại gần ngồi cạnh Loan. Trên bàn có nồi mứt mãng cầu đã nguội, cạnh bên Chi thấy mấy xấp giấy bóng kính đủ màu đã được cắt thành những miếng nhỏ bằng nhau, kế bên là cái dĩa đựng những thỏi mứt xinh xinh như những ngón tay út.

Chi thấy thấp thoáng bóng anh Tú trên cái lan can nhìn ra vườn. Phòng của Loan ở trên lầu, giáp với lan can, có những cành bông giấy từ bên hông tường leo qua, lòa xòa mấy chùm hoa phía trước trông thật là vui mắt. Trên ấy có kê một cái bàn học và vài cái ghế. Đó là giang sơn của Chi và Loan, mỗi khi Chi tới nhà học chung với bạn. Đó cũng là nơi mà trước đây anh Tú đã chỉ bài cho hai đứa mấy tháng trước kỳ thi trung học.

***

Chi và Loan là bạn thân với nhau ngay từ năm hai đứa bắt đầu vào đệ thất. Nhà ở gần nhau và vì nhà Loan có thêm mảnh vườn phía sau rất mát mẻ nên vào những ngày nghỉ, Chi thường tới nhà bạn học chung hoặc chuyện trò vớ vẩn. Chi nhớ lại năm học đệ tứ thật là vui. Trên cái lan can kia, anh Tú đã chỉ bài cho hai đứa để sửa soạn cho kỳ thi trung học.

Từ trên lan can, Chi có thể nhìn bao quát cả khu vườn. Vườn nhà Loan không rộng lắm, có những khóm hoa mọc sát hai bên tường như hoa tường vi, bông lài, bông trang, bông sứ, và cũng có thêm vài cây ăn quả mà Chi rất thích.

Cây vú sữa ở cuối vườn, tới mùa lủng lẳng những trái no tròn, khi còn non thì trái màu xanh như ngọc thạch, càng chín thì trái trở màu tím thẫm như nhung, coi thật là đẹp mắt. Góc vườn bên phải là cây ổi rất sai trái. Tới mùa ổi chín, trên cây lúc nào cũng ríu rít tiếng chim. Chi và Loan thường đem bài ra học bên gốc ổi, hít hà cái mùi hương ngào ngạt tỏa ra từ những trái ổi chín cây. Nhưng Chi thích nhất là cây mận mọc bên tường, gần lan can. Sau mỗi cơn mưa, những chùm mận mơn mởn hai màu, phía trên màu trắng xanh, ở dưới màu hồng đào, còn đọng vài giọt nước mưa trông như những cái chuông lóng lánh, rung rinh trong nắng chiều.

Thấy Chi ngồi học mà mắt cứ hay nhìn ra vườn, có lần anh Tú đã nói đùa:

- Làm toán mà Chi cứ liếc ngang liếc dọc mấy trái mận thế kia thì các phương trình, định lý bay hết lên ngọn cây còn gì!

Chi nhìn anh bật cười, tay chỉ mấy chùm mận hồng hồng trước mặt:

- Mấy chùm mận kia là của em, em xí trước rồi đó nghe.

Anh Tú chỉ tay ra cây ổi ở góc vườn nói:

- Sao Chi không xí luôn cả cây ổi kia nữa kìa!

Biết anh chế nhạo, Chi và Loan cùng cười hỉ hả.

Những lúc hai đứa làm bài thì anh Tú ngồi đọc sách trên thành lan can đối diện hay đi xuống dưới nhà. Mỗi khi thấy vậy Chi thường nói vói theo:

- Khi nào lên anh Tú làm ơn đem cho tụi em ly nước được không?

Anh quay lại lườm Chi, cằn nhằn, nhưng miệng thì lại cười cười:

- Người ta thì “Nhất tự vi sư, bán tự vi sư”, còn anh thì vừa là Sư, vừa là nô bộc cho các cô tha hồ sai vặt, thế thì còn ra thể thống gì nữa cơ chứ!

Chi và Loan cùng phá lên cười, anh Tú cũng cười theo.

Vậy mà đã gần ba năm rồi đó, đã gần ba năm rồi Chi mới gặp lại anh kể từ ngày anh rời thành phố để gắn liền đời mình với vận mệnh nổi trôi của đất nước.

***

Hai đứa vừa làm vừa chuyện trò như bắp rang. Anh Tú lại gần hồi nào mà Chi không hay, hai tay anh cầm hai ly nước chanh có bỏ vài cục đá. Anh đặt ly trên bàn rồi lững thững đi lại ngồi trên chiếc xích đu của cu Tí, con chị Vân.

Chi ngừng tay, cầm ly nước lên uống và hít hà:

- Ồ cám ơn anh Tú, may quá, em sắp chết khát thì lại gặp chiếu manh!

Anh cười rung cả xích đu:

- Trời ơi, thế mà cũng ví von, người ta chỉ nói “Buồn ngủ lại gặp chiếu manh'", chứ khát nước thì có liên quan gì tới cái chiếu hả trời?

Chi nhăn mặt cười xòa, nhưng vẫn cố vớt vát:

- Thì đã sao nào, anh vẫn không quên cái tật nói xấu em.

Loan chen vào nói:

- Thôi thôi nhanh lên Chi ơi, trời sắp tối đến nơi rồi kìa.

Hai đứa lại vừa làm vừa tiếp tục chuyện trò lan man. Anh nhìn Chi mỉm cười vu vơ, nhớ lại hình ảnh cô bé cột tóc đuôi ngựa thuở nào, vừa lấy chân đong đưa xích đu nhè nhẹ, anh vừa góp chuyện:

- Mai mốt thi tú tài xong, Chi đã tính chọn ngành nào chưa?

- Dạ chưa, với lại còn lâu mới thi mà anh.

Anh cười bắt chước Chi:

- “Với lại” còn phải xem coi có thi đậu được không đã chứ! Mà các cô nhắm chừng xem có đậu được không hả?

Hai đứa tranh nhau trả lời:

- Đậu là cái chắc, anh đừng có lo.

Anh nhăn mặt:

- Trời ơi, chưa chi mà đã nói trước rồi, các cô không sợ bị xui xẻo à?

Chi lườm anh:

- Ơ hay, sao anh cứ trù ẻo tụi em hoài vậy? bộ anh tưởng không có anh dạy kèm thì tụi em thi rớt hết à?

Anh không trả lời mà ngước lên ngọn cây gật gù, lẩm bẩm:

- Không thầy đố…trò làm nên!

Loan biết anh Tú lại muốn trêu Chi nên chỉ tủm tỉm nhìn Chi cười. Chi cũng buồn cười vì thấy anh đã nhanh trí đổi chữ “mày” ra chữ “trò” trong câu “không thày đố mày làm nên”, nhưng vẫn cố tình cãi lại:

- Anh đừng có lo, hồi đó vì anh dạy kèm mà em chỉ đậu bình thứ thôi, nếu không là em đã đậu ưu rồi!

Anh bật cười ha hả và lấy ngón tay phất phất về phía Chi:

- À.. à..cứ lém lỉnh như thế thì coi chừng mai mốt sẽ ế.. ế.. cho mà xem!

Loan cười phá lên. Chi lườm anh:

- Đó thấy chưa, lại trù ẻo em nữa rồi, ế hay không thì cũng là chuyện của em, ai thèm nhờ anh lo dùm …

Cả ba đều cười hỉ hả.

Gói xong nồi mứt, hai đứa thở phào nhẹ nhõm. Loan thu dọn đem cái nồi đi vào bếp, Chi ôm dĩa mứt theo sau. Vừa đi Loan vừa hỏi Chi:

- Tụi mình ăn ở nhà trước rồi mới đi chợ hoa, hay là…

Chưa dứt lời thì đã nghe anh Tú nói vọng vào:

- Các cô cứ từ từ, tối nay anh sẽ bao các cô đi ăn mì quảng đặc biệt, được không?

Chi và Loan cùng reo lên mừng rỡ:

- Ồ được chứ, ngon quá, em đang thèm mì quảng đây nè.

Chi nghe tiếng anh cười nho nhỏ ngoài vườn.

***

Ở tiệm ăn ra, cả ba cùng thả bộ về phía chợ hoa. Đường phố đã đông nghẹt cả người. Hai bên lề đường đèn thắp sáng trưng trong các gian hàng bán bánh mứt và trái cây ngày Tết. Bánh chưng xanh, dưa hành, củ kiệu bày la liệt bên cạnh những thau mứt vun cao có ngọn. Mứt sen, mứt gừng, mứt dừa...không thiếu một thứ nào. Trái cây thì đủ loại, cam, táo, hồng ...nhiều nhất vẫn là dưa hấu.

Khi tới đầu chợ hoa, Chi và Loan cùng reo lên “Ồ đẹp quá”. Chi có cảm tưởng như trước mặt mình là một biển hoa. Hoa thược dược đỏ thẫm xen lẫn với cúc đại đóa vàng tươi. Những chậu quất xum xuê, lủng lẳng những trái nhỏ xinh xinh như những cái chuông vàng óng ánh. Những giò lan đủ màu bên cạnh những giò thủy tiên được cắt tỉa khéo léo tỏa hương thơm ngào ngạt. Những cành mai, cành đào mơn mởn chi chít nụ cùng nhau khoe sắc thắm. Chi có cảm tưởng như lạc vào giữa một rừng hoa.

Người đông như nêm cối. Có nhiều lúc anh Tú phải vượt lên phía trước để mở đường. Chi nắm tay Loan đi theo anh, và tự nhiên Chi thấy tay kia của Chi đã nằm trong tay anh tự lúc nào. Chi rụt rè muốn rút tay về, nhưng khi anh quay qua nhìn Chi với ánh mắt dịu dàng, Chi lại muốn cho những luống hoa cứ dài ra mãi mãi…

Anh Tú mua cho mỗi đứa một cành đào còn đầy nụ. Nhìn gương mặt hớn hở của Chi giữa rừng hoa bạt ngàn, anh có cảm tưởng như mùa Xuân đã tới.

Mai này khi sửa soạn hành trang lên đường giã từ thành phố, anh biết rằng mùa xuân vẫn ở lại trong anh với ánh mắt hồn nhiên và tiếng cười ròn rã. Và tà áo lụa màu hồng phấn sẽ quấn quýt theo bước chân anh trên khắp các nẻo đường sương gió…

Nguyễn Quỳnh Mai

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

Image

TIN BUỒN

Trong sự thương tiếc xin báo tin buồn
đến toàn thể đại gia đình cựu giáo sư và cựu học sinh trường trung học Hồ Ngọc Cẩn

Nguyên Hiệu Trưởng và Giáo Sư


Thầy NGUYỄN ĐỨC HIẾU
Đã từ trần lúc 16:00 ngày 07/03/2013 (giờ California-Hoa Kỳ)

Chúng tôi xin thành thật chia buồn cùng tang quyến và cầu xin hương linh Thầy sớm siêu thoát
.
Last edited by khieulong on Fri Nov 20, 2015 2:48 am, edited 1 time in total.

thunoa
Posts: 28
Joined: Sat Jul 07, 2012 5:57 am

Post by thunoa »

Thành Kính Phân Ưu


Image

Thầy NGUYỄN ĐỨC HIẾU

Đã từ trần lúc 16:00 ngày 07/03/2013 (giờ California-Hoa Kỳ)

Xin thành thật chia buồn cùng tang quyến và cầu xin hương linh Thầy sớm siêu thoát.

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

Thầy Hiệu Trưởng Cách nay đã lâu lắm, vào mùa hè năm 1970 không có lể " trao phần thưởng " cho học sinh xuất sắc như mọi năm, thay vào đó Thầy Hiệu Trưởng tổ chức trại Nối Vòng Tay Lớn với cán bộ Xây Dựng Nông Thôn ở Vũng Tàu. Một buổi nọ có một nhóm học sinh nhỏ bỏ trại đi "lang thang trên đồi non" như trong một bài hát vào thời đó, với cây đàn guitare cả nhóm đi trên những đồi cát mịn trong một đêm trời trong và đầy sao sáng lấp lánh thật nên thơ. Lớp trẻ vừa đi về hướng sao Bắc Đẩu - ngôi sao đang sáng chói nhất lúc đó- hay là ngồi nhìn những lớp sóng sao trên bải Dứa:

... Tôi như là con ốc , bơ vơ nằm trên cát , chui sâu vào thân xác lưu đày (trong " Nha Trang ngày về " )

Cả bọn đêm đó đã bị bắt quả tang, sáng hôm sau xếp hàng ngay ngắn chờ hình phạt từ Thầy Hiệu Trưởng. Cả nhóm học trò phạm tội còn nhớ Thầy đã không nói một tiếng nào, đứng trước mặt cả đám, vừa nhìn rất lâu từng đứa một như muốn nói một điều gì đó, vừa ... vuốt râu ! Sau đó rồi thôi, không có bất kỳ một hình phạt gì và cả một lời mắng cũng không. Trại lại tiếp tục với cái bồng bột vở bờ của tuổi trẻ. Những kỉ niệm thật sâu sắc không thể quên : ăn cơm cát, lửa trại đêm, những đêm không ngũ...

Bây giờ hơn 35 năm đã trôi qua từ cái ngày hè năm ấy, hồi tưởng lại có thể nói là hình như lúc đó thay vì phạt Thầy lại gần như đồng loã với tuổi trẻ qua cái nhìn độ lượng và ... cách vuốt râu của Thầy

Trong khi đó Thầy Hiệu Trưởng đã nhìn đám học trò "nhất quỷ nhì ma" như thế nào. Chúng ta hảy nghe Thầy kể:

Tôi vẫn còn nhớ buổi trại " Nối Vòng Tay Lớn " có cả hai ông bà Chi Hoa giúp tổ chức trại ( Ông Bà Nguyễn Chi Hoa hiện nay vẫn còn ở Pháp ).

Tôi cũng còn nhớ các cậu "xé rào" . Tôi cũng định phạt đấy, vì theo kỷ luật trại. Nhưng tôi chợt nghĩ lại : hồi còn trẻ , ngồi ghế nhà trường , tôi cũng thế. Khi các cậu về đủ , tôi mừng rồi . Nếu phạt thì sẽ có người vui người buồn , tôi không muốn vậy. Cho nên " vuốt râu " bỏ qua để toàn trại được " vui vẻ cả làng "!

Tuy các cậu " xé rào " nhưng không đến nổi làm tôi lo nhiều như khi được lệnh Bộ Giáo Dục hướng dẫn một ngàn học sinh khu III đi trại hè Nha Trang. Những buổi tắm biển , tôi phải nhờ phi cơ của quân khu Nha Trang bay vòng quanh bãi tắm, dợm chừng các học sinh bơi xa quá giới hạn. Nếu có thì phát thanh bắt họ quay về gần bờ biển .Khi được đủ số trở về Sài Gòn , tôi mới thở được những hơi thật dài thật thoải mái ...

Khi ra ngoài thì Thầy rất khoan dung độ lượng, nhưng khi về trường thì không ít học sinh Hồ Ngọc Cẩn quên được phòng "roi" với các kích thước lớn nhỏ để nạn nhân có nhiều chọn lựa tùy theo ý thích, roi càng nhỏ thì mủi roi càng đánh đau, mà vào cái tuổi thiếu kinh nghiệm đó thì đa số lại ngại roi to.

Các cựu học sinh bây giờ nhiều người đã bước vào tuổi ngũ thập tri thiên mệnh, con cái đã hoặc đang bước vào tuổi trưởng thành, nhứt là trong môi trường ở nước ngoài, quan niệm về hướng dẫn dạy dỗ con cái khác nhiều so với hơn 30 năm trước ở quê nhà, bây giờ mới nhớ nhiều đến những lời nhắn nhủ của Thầy Hiệu Trưởng dưới mái trường xưa. Tất cả các cựu học sinh, không riêng gì trường Hồ Ngọc Cẩn, đều nhớ đến Thầy như một người dẫn đường, một người cha nghiêm khắc nhưng cùng lúc rất cảm thông những trăn trở bâng khuâng của lớp tuổi vừa lớn trong giai đoạn đầy biến động của đất nước.

Chúng ta hãy nghe Thầy kể tiếp :

Tôi có nhiều tập lưu niệm cuả các trường trung học như Chu Văn An, Nguyễn Trải, Trần Hưng Đạo, Quang Trung, Hồ Ngọc Cẩn, Châu Văn Tiếp ... kể cả trường Vỏ Bị Đà Lạt và các trường tư thục, trong số 20 trường tôi đã được duyên may hướng dẩn về văn hoá.

Trường tôi ở lâu nhất là Trung học Hồ Ngọc Cẩn : từ 1964 tới 1975 ( 8 năm coi việc trường , 2 năm làm Đặc Khu Trưởng Đặc Khu học chánh Sài gòn - Gia Định , 2 năm làm Thanh Tra Trung Học tại Bộ Quốc Gia Giáo Dục ) , vẫn được lưu trú tại công ốc cuả trường vì không có nhà riêng. Sinh vô gia cư . Hiện nay ở nhà do các con mua cho. Sau này cũng sẽ " bất cầu địa táng ".

Trong trong giai phẩm Xuân HNC Quý Sửu 1973 mà chúng tôi tìm lại được đã có vài hàng nói về Thầy như sau :

Thầy Hiệu Trưởng sinh ngày 06-02-1920 tại Hải Dương. Thuở nhỏ theo học với bác ruột và thi vào trường Bưởi năm 1934. Năm 1938 đổ trung học đệ I cấp, bỏ đệ tam thi nhảy tú tài I và II. Thầy tiếp tục con đường học vấn ở Đại Học Luật ( Hà Nội ) và dạy kèm ở các tư gia. Có lần được triệu về làm hiệu trưởng Trung Học Nguyễn Bỉnh Khiêm Hải Dương. Sau đó Thầy dạy ở Thanh Miệng và năm 1948 vì nhu cầu công vụ chuyển sang làm thẫm phán tại Hải Dương cho đến năm1950. Khi Pháp tấn công vào miền này Thầy chạy ra Hà Nội dạy ở trường Nguyền Trải cho đến năm 1954 khi Thầy di cư vào Nam dạy ở Chu Văn An đến năm 1956. Sau xin đổi về trường Trần Hưng Đạo Đà Lạt. Thầy còn phụ trách môn việt văn ở trường Vỏ bị liên quân Đà Lạt, Trung học công lập Quang Trung (nay là trường nữ trung học Bùi Thị Xuân), tư thục Vinh Hoa, Bồ Đề, Trí Đức. Năm 1959 Thầy thuyên chuyển về Phước Tuy dạy ở trung học Châu Văn Tiếp, sau làm hiệu trưởng tại đó đến năm 1964 đổi về làm hiệu trưởng trường Hồ ngọc Cẩn và tại đây Thầy trải qua một thời gian phục vụ lâu dài nhất là 8 năm 2 tháng. Đến tháng 9-1972 Thầy được bổ làm Đặc Khu Trưởng Đặc Khu Học Chánh Sài Gòn - Gia Định.

Lúc nào cũng mang hoài bảo giáo dục cho con cái và học trò nên ngưởi hửu ích, tạo kiến thức căn bản để giử gìn đức hạnh, hầu có thể tuỳ theo khả năng giúp nhà giúp nước. Về tổ chức học đường bao giờ cũng theo một tinh thần trách nhiệm và ý thức kỷ luật. Sáng lập quỹ tình thương Hồ Ngọc Cẩn và đã giúp đỡ được nhiều học sinh nghèo có phương tiện học hành.

Thầy Hiệu Trưởng không quên và luôn luôn tìm cách bảo vệ các học trò của mình qua một câu chuyện kể của Thầy:

Nên nhớ rằng từ năm 1970 trở đi trường TH HNC có lớp học buổi tối (Bán Công) từ 6 giờ tới 10 giờ pm. Có cả nam sinh và nữ sinh. Do đó cũng nên nhắc tới các nữ sinh của TH HNC, nếu chúng ta quên thì họ sẽ buồn đấy . Nói về mấy cô nữ sinh có chuyện kể lại : Vào một buổi tối, mấy tên du đảng vào trường HNC quấy rối và chọc ghẹo nữ sinh. Tôi được anh em báo cho biết và tôi tới để yêu cầu (thật ra là đuổi) chúng ra xa khỏi trường. Chúng ra ngoài và thách tôi ra "chơi nhau". Tôi ra . Hai tên xông tới tấn công. Tôi đập cho chạy hết. Tôi tưởng rơi mất kính nhờ chú Sáu soi đèn kiếm dùm . Không có kính, chỉ bắt được 4 trăm đồng do hai tên du đảng đánh rơi trong khi tỉ thí với tôi . Tôi cho báo tin đó, cam đoan không trình báo gì cả để cho chúng tới nhận . Chúng không tới . Tôi bảo đem chia cho con các tùy phái, lao công ở trong trường

Khi Thầy Hiệu Trưởng về trường Hồ Ngọc Cẩn thì song song với việc học tập, Thầy đã đẩy mạnh các hoạt động thể thao và xã hội, tạo một sinh khí xôi động hẳn lên so với giai đoạn trước, Thầy đã đặt vị trí người học sinh chan hòa với môi trường sống chung quanh.

Chắc có nhiều cựu học sinh học trường Hồ Ngọc Cẩn vào những năm 1969-1970 còn nhớ, trong sân trường, sau phần cổng vào, có đoạn hành lang mà phía trên là lớp học ở tầng một, nhà trường có trưng hiệu đoàn của trường là hình con đại bàng. Hiệu đoàn này được vẽ lại trong trang chính của trạm www.hongoccan.com. Ở hai bên hiệu đoàn Thầy Hiệu Trưởng cho treo hai bài thơ viết bằng phấn trên bảng màu xanh lá cây đậm, bên phải là bài thơ "IF" bằng tiếng Anh của đại văn hào Rudyard Kipling (1865-1936), bên trái là bản dịch qua tiếng Việt của Cụ Lãng Nhân Phùng Tất Ðắc. Hôm nay chúng ta cùng đọc lại cho nhau nghe bản dịch của bài thơ mà Thầy vẫn còn cất giữ đến giờ phút này.


Ví con đã trăm lần thủ thắng
Một keo thua, tay trắng về không,
Mà lòng lại biết nhủ lòng
Cơ đồ gây lại, oán không một lời

Ví đường tình, xa nơi rồ dại
Biết nên cương mà lại nên nhu.
Chẳng ưa con cũng chẳng thù
Bền lòng tranh đấu, miễn lo việc mình

Ví có kẻ lòng manh ở ác
Ðem lời con xuyên tạc ra ngoài
Xá chi những miệng dông dài
Riêng con, con vẫn một lời thủy chung

Ví hòa mình mà không bè đảng,
Ðứng làm dân, khuyên gián quyền môn
Anh em bốn biển cho tròn,
Tình riêng chẳng để thiệt hơn một người

Ví lại biết xét coi, học hỏi
Giọng hoài nghi, phá hoại đừng nghe
Ước mơ mà chẳng sa mê
Nghĩ cho nên việc, chớ hề viễn vông

Ví lấy oai mà không nỡ dữ,
Biết gan liền, biết lựa tới lui,
Biết ngay thảo với mọi người
Mà không lên mặt dạy đời, ta đây

Ví con biết vinh thôi lại nhục
Cũng chẳng qua là cuộc hí trường
Biết đem can đảm làm gương
Giữ lòng bình thản, xốn xang mặc người

Ví theo được như lời ta nhắn,
Thì đế vương, hiền thánh khôn tầy
Vinh quang, hạnh phúc trong tay,
Lại hơn được cả điều này, con ơi :

Là: con biết đạo làm người
Thầy rất thích bài thơ này vì theo Thầy đó là phương châm cho cuộc sống, là hoài bão mà Thầy Hiệu Trưởng muốn gởi gấm vào lớp trẻ tuổi vừa lớn, làm hành trang để dấn thân vào đời, theo đó mà sống cho "ra con người" như lời Thầy nói.

Đó là ao ước mà Thầy Hiệu Trưởng chờ đợi ở các học trò của mình trong suốt quá trình hoạt động của Thầy, thế còn ao ước của riêng Thầy trong lúc này ra sao ? Chúng ta hãy nghe Thầy tự trào và kể về những niềm vui của Thầy :

86 cái xuân thu rồi, răng đi hết, tóc với râu trắng hết , lại thêm những tật bệnh của tuổi già : tai điếc, mắt mờ, tay run, lưng dưới (low back) đau, khó thở, nhức xương gân, chuột rút (vọp bẻ), tứ tung ngũ hoành (ngực, chân, bắp vế, tay, vai) tiểu đường ...không biết còn ngồi dai được bao lâu nữa ! ?

Trong nhà có con rể và cháu ngoại là y khoa bác sĩ cùng với nhiều y khoa bác sĩ cựu học sinh nữa mà "chứng nào vẫn tật nấy".

Tuy vậy mà tôi vẫn hoan nghênh tuổi già, không chán, không ngán tuổi già. Tự thấy như cái khinh khí cầu (aérostat), cần vất bỏ dần dần những túi cát , cần tháo bỏ dần dần những dây neo thì rồi mới tung bay lên cao được. Bởi vậy từ mấy chục năm trước , từ khi bắt đầu thấy cuộc sống đã làm cho thấm mệt (4 lần chạy loạn, 4 lần làm lại cuộc đời), cho nên phải tìm hướng đi cho tâm linh, ước mong rằng sau khi thân xác này vào lò (four crématoire) thì tâm linh này được về nơi thanh tịnh, bình an, không phải lang thang trong cỏi luân hồi nữa, mà lại còn được châm lo, cứu độ cho các chúng sinh thoát khỏi vô minh phiền não , nghiệp chướng đau thương.

Hồi ở Pháp (năm 1979) tôi được chính quyền Pháp cho ở ngay trong thư viện của thành phố Massy. Tôi đọc sách của A . Malraux thấy có câu "Le 21 è siecle sera spirituel ou ne sera pas" (Thế kỷ thứ 21 sẽ là thế kỷ Tâm linh hay sẽ không có thế kỷ thứ 21)

Hiện nay tôi đang để hết tâm trí vào vấn đề Tâm linh. 86 cái xuân móm rồi ! Cũng đã là muộn . Nhưng muộn còn hơn không .

Mong sao các anh chị em cựu học sinh HNC tuổi đã trên dưới 60, nên để ý tới vấn đề Tâm linh sớm hơn tôi . Ước mong sẽ có dịp gặp nhau để cùng bàn về vấn đề đó .

Mong thế đấy. Còn được hay không là một chuyện khác !

Hiện nay cái thú cuả thầy là đọc những thư từ, ngắm những hình ảnh mới của học trò, hoặc chụp riêng, hoặc cùng chụp với gia đình thì càng tốt, để thầy lưu trữ trong kho tàng vô giá của thầy. Đó là kho tàng tình nghĩa, trong lúc tuổi già thường được xem lại thư và hình của những "Tình xưa nghĩa cũ" cho lòng già thêm hơi ấm nhiều hơn", ở tuổi này thầy chỉ mong có thế mà thôi. Đó là hạnh phúc của một nhà giáo về phần cuối cuộc đời .
" Bao ân tình thuở trước chẳng hề quên,
Khiến người đọc bên đèn sa nước mắt "
Và Thầy đã dặn dò học trò cũ :

Nhưng ngày nay ở nước ngoài, nơi nào có cựu học sinh Trung Học Hồ Ngọc Cẩn thì trường Hồ Ngọc Cẩn được làm cho sống lại và được sợi dây tinh thần tương thân, tương ái, kết nghĩa, kết tình vững chắc. Ðó là điều chúng ta đã được thấy và mong sẽ giữ được như nguyện mãi mãi.

Hôm nay chúng con được dịp quây quần bên Thầy Hiệu Trưởng để thay mặt tất cả những thế hệ học sinh mà Thầy đã hướng dẫn, gởi đến Thầy những lời tri ân tự hình thành trong tâm khảm của chúng con từ khi chúng con dấn thân vào đời. Thầy không những dạy bảo chúng con khi còn ở tuổi thành niên mà Thầy còn là ngọn đuốc dẫn đường cho chúng con mãi đến bây giờ. Ngoài 8 người con ruột thịt đang phụng dưỡng Thầy Cô hiện nay, Thầy Cô còn có hàng hàng lớp lớp những người con khác ở khắp mọi nơi, vẫn nhớ và nghĩ đến Thầy Cô với lời cầu chúc thọ chân tình nhất đến Thầy Cô, hình ảnh Thầy Cô như bóng mát của tàn cây đại cổ thụ, trải rộng ra để che chở và làm chổ dựa tinh thần của chúng con mãi mãi. Xin cám ơn Thầy và Cô. Chúc hương hồn Thầy Cô được tiêu diêu nơi miền cực lạc.

Hoc Tro Ho-Ngoc-Can
http://hongoccan.com

Post Reply