Góc nhỏ của anh 3 Giang

Tung cánh chim tìm về mái trường xưa. Mong tìm bạn học cũ, nay ở đâu xin nhắn đôi lời!!!

Moderator: CNN

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

khieulong wrote: Bác Lính Già à !!!

Phải noí tui là người gần gũi với anh Thanh Trang nên được nghe nhiều nhạc và biết nhiều chiện lắm lắm , Cũng như anh Thanh Trang nói cái thằng cha mà nhút nhát yêu mà không dám nói là yêu cứ ỡm à ỡm ờ là tui đó chứ ai trồng dưa chuột đất này .
Sáu Long Thong
Ha ha ha,

Như vậy là tui cũng giống Bác Sáu, tuy nhiên có khác 1 chút là tui tham lam hơn, thấy bất cứ em nào trẻ trẻ đẹp đẹp một chút là muốn yêu liền, còn giống Bác Sáu là không nói nên lời, vì sợ Em khoái... Già Dich...thì tan nhà nát cửa...

hì hì hì

3G
Last edited by linhgia on Sun Apr 24, 2005 6:21 pm, edited 3 times in total.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

Nghị Quyết Lưỡng Viện Hoa Kỳ Về Ngày Lễ Tưởng Niệm 30 Tháng 4, 1975

22/04/2005

Tưởng Niệm 30 Năm Quốc Hận (1975 - 2005)
Uỷ Ban Tổ Chức Ngày Đấu Tranh Cho Tự Do Việt Nam
P.O. Box 2113, Saratoga, CA 95070 –
Tel/Fax: (408) 904-4617

Ngày 21 tháng 4 năm 2005
Liên Lạc: Hoàng Tứ Duy
Tel: 202.262.4600



Theo tin mới nhất là ngày hôm nay Nghị Quyết của Lưỡng Viện Hoa Kỳ (House Concurrent Resolution) "Tưởng Niệm Thứ 30 Ngày Việt Nam Cộng Hòa Rơi Vào Tay Cộng Sản Bắc Việt" sẽ được đề nạp vào Hạ Viện Hoa Kỳ để biểu quyết.

Nghị Quyết này ghi nhận tầm ảnh hưởng sâu rộng của biến cố 30 tháng 4 lên đất nước và người dân Việt Nam, khiến hơn ba triệu người phải bỏ nước ra đi và hàng trăm ngàn người đã bỏ thây trên đường tìm tự do. Nghị Quyết còn ghi nhận những nỗ lực không ngừng nghỉ của người Việt tại Hoa Kỳ và khắp nơi để tranh đấu cho một đất nước Việt Nam tự do, dân chủ, cũng như các đóng góp tích cực của cộng đồng người Mỹ gốc Việt vào đất nước Hoa Kỳ. Đồng thời Nghị Quyết vinh danh các chiến sĩ Hoa Kỳ và QLVNCH đã hy sinh vì lý tưởng tự do tại Việt Nam và ủng hộ sự tranh đấu của người Việt cho một nước Việt Nam tự do và tôn trọng quyền sống căn bản của con người. Nghị Quyết ghi nhận và ủng hộ mọi tổ chức khắp nơi để tưởng niệm biến cố 30 tháng 4, 1975.

Trong thời gian qua Ủy ban tổ chức Ngày Tranh Đấu Cho Tự Do Việt Nam (Vietnam Freedom March) đã làm việc cùng qúy vị dân biểu trong nhóm Congressional Caucus on Vietnam để vận động cho Nghị Quyết này được thông qua. Trong nỗ lực chung với thời gian hạn hẹp còn lại, chúng tôi kêu gọi đồng hương gấp rút gởi email, fax hay điện thoại tới văn phòng các dân biểu vùng mình cư ngụ để yêu cầu ủng hộ Nghị Quyết. Đặc biệt xin quý vị vận động Dân Biểu Tom DeLay, lãnh tụ khối đa số tại Hạ Viện, để ủng hộ đem Nghị Quyết ra Hạ Viện để biểu quyết. Số điện thoại của ông DeLay là (202) 225-4000 và số fax là (202) 225-5117. Chi tiết liên lạc với các Dân biểu xin vào trang nhà http://www.capwiz.com/rollcall/home/

Chúng ta đã vận động được qúy vị Dân biểu sau đây cùng bảo trợ Nghị Quyết: Tom Davis, Zoe Lofgren, Loretta Sanchez, Chris Smith, Xavier Bacerra, Hilda Solis, Diane Watson, Lucille Roybal-Allard, Maxine Waters, Juanita Millender-McDonald, Grace Napolitano, Linda Sanchez, Bob Filner, Sam Farr, Todd Akin, Lynn Woelsey, Chet Edwards, Mike Honda, Jim Moran, Frank Wolf, Lincoln Diaz-Balart.
Last edited by linhgia on Fri Apr 29, 2005 6:53 am, edited 1 time in total.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Góc nhỏ của anh 3 Giang

Post by linhgia »

THÔNG CÁO BÁO CHÍ LÀM TẠI PARIS NGÀY 31.3.2005

Ðể nói lên thực trạng đàn áp tôn giáo đã và đang xẩy tại Việt Nam
và phá bỏ giới hạn giữa cái gọi là vấn đề nội bộ và lương tâm nhân loại,
Thượng tọa Thích Thanh Huyền viết thư gửi ông Ðại sứ Hoa Kỳ Michael W. Marine



Phản ứng câu trả lời của ông Ðại sứ Hoa Kỳ về trường hợp Mục sư Nguyễn Hồng Quang trong buổi tiếp xúc với Cộng đồng người Việt tại Trung Tâm Cộng Ðồng Ðông Nam Á ở San Francisco hôm 21.3.2005, Thượng tọa Thích Thanh Huyền viết thư trình bày thực tại đàn áp tôn giáo đang diễn ra cho chính bản thân Thượng tọa và hàng giáo phẩm thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất.
Thượng tọa Thích Thanh Huyền là Tổng vụ trưởng Tổng vụ Thanh niên trong Ban Chỉ đạo Viện Hóa Ðạo, Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất. Sau khi tham dự Ðại hội Bất thường tại Tu viện Nguyên Thiều, tỉnh Bình Ðịnh, vào ngày 1.10.2003, Thượng tọa cùng với hàng giáo phẩm Hội đồng Lưỡng viện trở về Saigon thì bị chận bắt tại Lương Sơn gần thành phố Nhatrang hôm 9.10.2003. Từ đó đến nay, Thượng tọa vẫn chưa biết mình phạm tội gì để phải chịu "cảnh đấu tố của chính quyền quận Gò vấp hai ngày sau cuộc bắt bớ, rồi nghe đọc và nhận lệnh quản chế hai năm, trước một số đông cán bộ và đại diện các hội, đoàn mà không có bất cứ văn bản điều tra và thẩm vấn về hành vi được xem là phạm pháp, không có bất cứ giải thích cụ thể có cơ sở nào của Chính quyền, cũng không có bất cứ lời biện hộ nào của người bị kết án".
Bức thư gửi ông Ðại sứ Hoa Kỳ là tiếng nói của một chứng nhân bị đàn áp thường trực suốt 30 năm qua, hiển nhiên cũng là tiếng nói của một Tăng sĩ Phật giáo trước các lời tuyên bố của Ðại sứ Michael W. Marine trong cuộc tiếp xúc với Cộng đồng người Việt tị nạn tại San Francisco, bang California.
Thượng tọa Thích Thanh Huyền vừa chuyển thư này đến Phòng Thông tin Phật giáo Quốc tế, chúng tôi xin đăng nguyên văn sau đây :

Thích Thanh Huyền
Tu viện Quảng Hương Già Lam
498/11 đường Lê Quang Ðịnh
Quận Gò vấp

Tp. Hồ Chí Minh Tháng Ba, 25, 2005


Kính gửi Ông Michael W. Marine
Ðại Sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam
7 đường Láng hạ, quận Ba đình.
Hà Nội

Thưa Ông Ðại sứ,

Trước hết tôi có lời xin chúc mừng Ông Ðại sứ, trong một giới hạn nào đó, đã đạt được những thành quả to lớn trong sự kiện làm cho hai Chính quyền, Việt nam và Hoa kỳ, chia xẻ nhiều hơn các quyền lợi chung. Tôi cũng xin thưa ngay với Ông Ðại sứ rằng tôi hiện đang bị quản thúc tại gia theo quyết định của Ủy ban Nhân dân thành phố Hồ Chí Minh kể từ ngày 9.10.2003 (đồng thời và cùng bị tình trạng như tôi, có các Thượng tọa Thích Nguyên Lý, Thích Tuệ Sỹ, Ðại đức Thích Ðồng Thọ (bằng văn bản) ; quý Hòa thượng Thích Huyền Quang, Thích Quảng Ðộ, Thích Thiện Hạnh, và các Thượng tọa Thích Viên Ðịnh, Thích Thái Hòa, Thích Hải Tạng v.v... (bằng khẩu lệnh), do đó tôi không có đầy đủ quyền công dân để có thể tự do bày tỏ quan điểm của mình. Nhất là sự liên hệ với một vị Ðại sứ nước ngoài - như Ông Ðại sứ - có thể bị quy kết là bất tuân pháp luật. Tuy nhiên, trong tất cả mọi quyền công dân và quyền con người mà tôi bị Chính quyền nhân danh pháp luật để tước đoạt hoặc hạn chế, có một điều không có bất cứ bạo lực nào, nhân danh bất cứ pháp luật nào, có thể tước đoạt : đó là phẩm giá của con người. Vì để xác định phẩm giá đó, tôi mạo muội gởi đến Ông Ðại sứ bức thư này.

Thưa ÔngÐại sứ,

Qua bài nói chuyện của Ông đọc tại buổi Hội thảo về Việt Nam được tổ chức ba năm một lần, lần thứ 5 tại Texas Tech vào ngày 17/3/2005, và đã được công bố trên trang Web của Ðại sứ quán Hoa Kỳ tại Hà nội ; cũng như các trả lời của ông trong buổi tiếp xúc với Cộng đồng người Việt Nam ở vùng San Francisco vào buổi chiều ngày Thứ Hai 21 Tháng Ba năm 2005 tại Trung Tâm Cộng Ðồng Ðông Nam Á. Trong đó tôi được biết quan điểm của Ông Ðại sứ khi đề cập đến trường hợp Mục sư Phạm Hồng Quang, về điều mà Ông Ðại sứ nói rằng "Ở Mỹ, ai chống lại cảnh sát đều bị bắt." Tôi không phải là chứng nhân của vụ án, nên không thể biểt rõ hậu quả thế nào đối với bản thân Mục sư Nguyễn Hồng Quang. Tôi cũng biết Chính quyền Việt nam có đầy đủ quyền hạn để xử lý các công dân phạm pháp của mình mà không để bị chi phối bởi bất cứ tác động nào từ bên ngoài.

Nhưng qua phát biểu của Ông Ðại sứ, tôi liên tưởng đến trường hợp của bản thân : Ngày 09 tháng 10 năm 2003, tôi bị Cảnh sát Khánh hòa chận đường bắt giữ, khám xét thân thể và tịch thu hành lý với lý do được nêu là "Không chấp hành yêu cầu của nhân viên thi hành công vụ". Nghĩa là chống lại Cảnh sát. Mặc dù tôi đã tuyệt thực phản đối hành vi tùy tiện của Cảnh sát, và yêu cầu giải thích, nhưng không hề nhận được bất cứ giải thích nào. Tiếp theo tôi được chuyển giao đến đồn Công an quận Gò vấp, TP Hồ Chí Minh. Tại đây chúng tôi bị giam giữ hai ngày, cũng với lý do "Không chấp hành yêu cầu của nhân viên thi hành công vụ". Và cũng không có bất cứ giải thích nào để tôi biết rõ tôi đã làm gì với tội danh đã nêu. Sau đó, tôi được áp tải ra trước một loại Tòa án Nhân dân để mở cuộc đấu tố tôi của chính quyền quận Gò vấp, tôi được nghe đọc và nhận lệnh quản chế hai năm, trước một số đông cán bộ và đại diện các hội, đoàn mà không có bất cứ văn bản điều tra và thẩm vấn về hành vi được xem là phạm pháp, không có bất cứ giải thích cụ thể có cơ sở nào của Chính quyền, cũng không có bất cứ lời biện hộ nào của người bị kết án.
Tôi không có ý đồng nhất trường hợp của tôi với trường hợp của Mục sư Nguyễn Hồng Quang để đánh giá lời phát biểu của Ông Ðại sứ liên quan đến bản thân tôi. Nhưng tôi muốn nói lên thảm trạng xẩy ra hằng ngày trên đất nước chúng tôi tương tự như đã xẩy ra với tôi và chư Tăng thuộc Giáo hội Phật giáo Việt Nam Thống nhất của chúng tôi. Hành vi của Chính quyền hợp pháp hay phi pháp đối với công dân của mình, hiển nhiên không phải là chuyện của Ông Ðại sứ mà đó là vấn đề của chúng tôi . Hoặc chúng tôi cúi đầu chấp nhận mọi áp bức, hay đứng lên phản kháng để thế giới nhân loại nghe được tiếng nói của mình, để những ai tôn trọng phẩm giá của con người sẽ lắng nghe và hỗ trợ những người bị áp bức. Ðó là giới hạn giữa cái gọi là vấn đề nội bộ và lương tâm nhân loại.

Thưa Ông Ðại sứ,

Tôi biết chắc một điều, là bức thư này sẽ không làm thiệt hại gì đến quan hệ giữa hai Chính quyền Việt nam và Hoa kỳ. Nếu có hậu quả xấu cho bản thân tôi do bức thư này, điều đó tùy thuộc cách xử lý riêng của Chính quyền đối với công dân. Trong ý nghĩ đó, tôi mạo muội gửi thư này đến Ông Ðại sứ để nói lên một trong những thực trạng đã và đang xẩy ra trên đất nước chúng tôi, nó chỉ được xem như một trường hợp hợp cá biệt để tham khảo, và để suy nghĩ về tính hiện thực của phẩm giá con người trong quan hệ quốc tế giữa các Chính quyền.

Trong bài Diễn văn dẫn thượng tại Texas Tech vào ngày 17/3/2005, Ông Ðại sứ có tuyên bố một điều mà chúng tôi lấy làm tâm đắc khi nhắc nhở đến vấn đề tôn giáo, đặc biệt là vấn đề Tây nguyên :

"Trong việc giải quyết những bức xúc đó và những vấn đề khác chúng ta phải quan tâm - và chắc chắn sẽ có những vấn đề khác mà chúng ta thậm chí chưa nghĩ tới nhưng chúng ta cũng cần phải quan tâm".

Ðiều làm cho tôi tin tưởng vào Ông Ðại sứ để viết bức thư này trong tình trạng mà luật pháp Việt Nam ngăn cấm với một người bị quản chế, là lời khẳng định của Ông Ðại sứ, khẳng định đó đã nói lên tính chất của Con người dân chủ đại diện một cường quốc dân chủ là Hiệp chủng quốc Hoa Kỳ :

"Chính phủ Việt Nam đã yêu cầu chúng ta tập trung vào đa số những người đã hài lòng và những người được tự do theo đạo hoặc không theo đạo mà họ cho là phù hợp chứ không nên tập trung vào một số ít người phàn nàn rằng họ bị đàn áp. Nhưng chính việc đối xử với nhóm thiểu số và việc tôn trọng quyền của những người có thể phản đối chính phủ mới xác định quốc gia đó có tôn trọng quyền con người hay không. Và mặc dù điều đó có thể khiến các nhà chức trách Việt Nam tức giận, nhưng chúng ta cũng sẽ không ngừng ủng hộ cho những ai phải chịu thiệt thòi vì niềm tin của họ".

Thành thật cầu chúc Ông Ðại sứ đạt nhiều thành tích xứng đáng hơn nữa trong mối quan hệ tốt đẹp giữa hai Chính quyền Việt nam và Hoa kỳ.

Kính chào Ông Ðại sứ.
(ký tên)
Thích Thanh Huyền

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Góc nhỏ của anh 3 Giang

Post by linhgia »

Giới thiệu phim

Journey From The Fall (Vượt Sóng)
(Đào Vũ Anh Hùng - phỏng dịch)
Phim màu 35mm
Thời lượng 135 phút
Quay tại Thái Lan và Hoa Kỳ
Nói tiếng Việt, phụ đề Anh ngữ
Âm thanh Dolby Digital / Stereo
Website Anh ngữ: www.journeyfromthefall.com



Lời Ngỏ:

30-4-2005 là ngày truy niệm 30 năm Saigon sụp đổ. 30 năm chúng ta vẫn chưa có lời giải đáp cho câu hỏi, “Khi nào mới là lúc nói ra tất cả sự thật về những gì đã xảy ra sau biến cố đau thương của lịch sử khiến nên cuộc đổi đời của hàng triệu người dân miền Nam Việt Nam sống sót?” Điện ảnh Hollywood không biết đến chừng nào mới có một tác phẩm nói lên tất cả sự thực về nỗi khổ đau vĩ đại của cả một dân tộc? Trước đây người ta cũng có làm những phim về Việt Nam nhưng người Việt nam nhân chứng sống chỉ là những bóng mờ không ai nhìn thấy dung nhan, chỉ có giá trị làm ‘nền’ cho màn ảnh, không thấy mặt ai, không ai được lên tiếng nói. Tiếng nói của những nạn nhân thống khổ nhận chịu tất cả mọi thứ tai ương tàn khốc do hành động trả thù. Trong suốt 30 năm đó, thế giới không hề biết đến những thảm cảnh của hàng triệu người dân miền Nam bị tù đầy, bị tra tấn, bị hành hạ trong những cái gọi là “trại tập trung cải tạo”. Họ cũng không hề biết đến hàng triệu người khác vượt biển bằng những con thuyền mỏng manh, nhịn đói chịu khát, bị dập vùi vì sóng gió và những cơn bão biển kinh hoàng, bị cướp bóc, phụ nữ bị hãm hiếp, bị chém giết dã man bởi hải tặc? Điện ảnh Mỹ không bao giờ trình bày những cảnh tượng hãi hùng đó, trình bầy lòng quả cảm vượt thoát cùng sự hy sinh vĩ đại này. Tại sao không nói?

Journey From The Fall là phim dành cho người Việt Nam, cũng như phim Schindler’s List dành cho dân Do Thái. Đây là minh chứng của Lòng Tin vượt thắng ách Độc Tài. Chiến tranh nào thì cũng mang yếu tính của tàn phá hủy hoại như nhau và sự thinh lặng khiến ta ý thức được sự hiện diện của mình là những người trong cuộc, không thể để cho thế hệ tương lai mãi băn khoăn về những bí ẩn bị chìm khuất trong bóng tối. Bởi lý do đó, chúng tôi thấy cái phần quá khứ bị thờ ơ kia phải được phơi bầy ra ánh sáng để những thế hệ người Mỹ gốc Việt sau này thấu hiểu và hết băn khoăn, bước tới. Đó là lý do tại sao chúng tôi đã bỏ ra ba năm ròng rã cho việc tham cứu những phim tài liệu, sách vở, hình ảnh, phỏng vấn nhiều người, nhiều gia đình sống sót sau biến cố 75. Chúng tôi thâu góp từng chuyện kể của hàng ngàn tù nhân chính trị và vô số chuyện nghe kể đi kể lại về “thảm nạn thuyền nhân”. Chúng tôi thấu hiểu tâm trạng và cuộc sống của người Việt tị nạn trên đất Mỹ này ra sao. Tất cả những mẩu truyện đó là những mảnh lịch sử tạo nên chúng tôi, những chuyện mà chúng tôi còn quá trẻ không thể ghi nhớ hết, và cũng không quá già để lãng quên đi. Đó là chủ đề của Journey From The Fall.

:: SƠ LƯỢC TRUYỆN PHIM ::

Phim trình bầy bối cảnh miền Nam Việt Nam vỡ đổ tan hoang sau cuộc chiến quá dài và mệt mỏi. Trình bầy hình ảnh những trại “học tập cải tạo”, thực chất là những trại tù kinh khiếp do con người dựng lên đầy đọa con người. Trình bầy thảm cảnh một trong những cuộc vượt thoát đi tìm đời sống và đất sống bên ngoài miền đất quê hương chẳng biết dung người ấy.

“Journey From The Fall” đưa dẫn chúng ta theo bước truân chuyên hoạn nạn của một gia đình liều chết đi tìm Tự Do. Đây cũng là phim riêng tặng hàng triệu đồng bào vượt biển và tù cải tạo, nạn nhân nhân chứng của xã hội và của hệ thống tù cộng sản. Họ may mắn sống còn và nói lên truyện của họ.

Ngày 30 tháng 4, 1975

Cộng sản ào ạt tấn công tiến chiếm Saigon. Nguyễn Long quyết định ở lại tiếp tục chiến đấu bảo vệ miền Nam thân yêu, dù vợ anh không muốn và dù Long biết rõ chọn lựa này có nghĩa là chấp nhận phải chia biệt gia đình vĩnh viễn. Long hối thúc vợ tìm cách ra đi, tìm đất sống ở một nơi chốn yên bình. Mai cuối cùng đành gạt nước mắt vâng lời, miễn cưỡng cùng mẹ chồng và đứa con trai bước chân trĩu nặng với lòng tan nát leo lên chiếc tàu đánh cá nhỏ bé tìm đường vượt biển. Hành trình vượt thoát tìm tự do của mẹ con bà cháu Mai thật gian nan nguy hiểm. Họ ra đi với hai bàn tay trắng, không đem theo được thứ gì ngoài hy vọng mong manh là tìm ra đời sống và đất sống.

Miến Nam hoàn toàn rơi vào tay cộng sản. Long bị chúng bắt giam, bị đưa qua những trại tù cải tạo, bị biệt giam, đầy đọa. Tại những nơi này, Long chứng kiến bao nhiêu cái chết bi thảm của anh em đồng cảnh khiến tinh thần anh rũ liệt và tuyệt vọng. Không nghe tin tức gia đình, anh nghĩ vợ con anh đã vùi thân trên đường vượt biển… Cho đến một hôm Long gặp một người lạ đến thăm tù, đem tin mẹ và vợ con anh đã đi trót lọt, đến được bờ bến tự do. Long rúng động trước tin vui. Tinh thần anh phấn chấn như được hồi sinh. Anh quyết tâm tìm cách trốn tù tìm gặp vợ con, để được cùng gia đình sống tự do, sống đời xứng đáng của con người.

“Vượt Sóng” là tiêu biểu cho hoàn cảnh bi thương của hàng triệu thuyền nhân tị nạn và của dân chúng miền Nam bị cộng sản trả thù, áp bức ngoài xã hội và đầy ải trong các trại tù kinh khiếp mệnh danh là trại “học tập cải tạo” nhưng họ may mắn vẫn sống còn. Đây là truyện của những con người bất hạnh đó.

:: DIỄN VIÊN ::

Kiều Chinh (vai Bà Nội)

Suốt 45 năm thăng trầm, qua bao nghịch cảnh, truân chuyên, tiếp xúc với đủ mọi người mọi giới, mọi màu da, quốc tịch, văn hóa và ngôn ngữ khác… tên tuổi và hình ảnh Kiều Chinh được thế giới biết đến qua hơn 100 tác phẩm điện ảnh và qua khung kính truyền hình, trong những phim như The Joy Luck Club, Catfish in Black Sauce, và Green Dragon. Năm 1996, Kiều Chinh nhận được giải Emmy của The Academy of Television Arts and Science với phim tài liệu A Journey Home chiếu trên đài truyền hình Fox.

Kiều Chinh là một trong những tài tử đầu tiên ký giao kèo đóng một vai trong phim Journey From The Fall “Đây là một phim tôi rất tin tưởng”. Chị nói thêm, “Truyện phim là truyện của chính chúng ta. Tất cả những người Mỹ gốc Việt khi xem phim này đều có chung nỗi xúc động, bởi là những truyện trực tiếp hay gián tiếp xảy ra cho chính mình hoặc cho người thân của mình sau ngày Saigon sụp đổ. Người bị đọa đầy trong các trại tù cải tạo. Người phải lìa bỏ quê hương, khổ đau, hoạn nạn trên bước đường vượt thoát bằng thuyền, bằng đường bộ… Tôi từ lâu có ước mong được thủ diễn một vai như vai trò trong phim này nhưng mãi đến bây giờ ước muốn đó mới thành hiện thực. Tôi hết sức vui mừng.”

Tài tử Kiều Chinh hiện sống tại nam Cali.. Chị đóng góp tích cực trong các hoạt động văn hóa và xã hội. Năm 1992, Kiều Chinh đã cùng với ký giả Terry Anderson, đồng sáng lập ra tổ chức “Vietnam Children’s Fund”, gây quỹ hàng triệu Mỹ kim để xây cất 61 ngôi trường cho trẻ em Việt nam được học hành.

Nguyễn Long (vai Long Nguyen)

Trời sinh anh ta để đóng phim này!” – đó là lời ca ngợi của đạo diễn Trần Hàm. Nguyễn Long đã xuất hiện trong hơn chục phim ngắn, trong đó có phim Heaven and Earth của đạo diễn Oliver Stone và phim Green Dragon của đạo diễn Việt Nam Timothy Bùi. Anh không phải là khuôn mặt mới lạ của giới điện ảnh.

Anh bị xúc động, bị kích thích bởi truyện phim. Sinh trưởng ở Việt nam, Nguyễn Long cùng gia đình lìa bỏ quê hương năm 1975 theo làn sóng di tản của cả triệu người Việt chạy trốn cộng sản. Ngay từ phút bắt đầu nhập cuộc, anh đã bị lôi cuốn bởi cốt truyện và khi đọc xong bản thảo, anh không do dự, nhận lời thủ diễn vai chính ngay. “Tên tôi là Nguyễn Long. Tôi muốn đóng vai Long Nguyen!”. Anh nói thêm, “Phim này không phải chỉ nói về chế độ và chủ nghĩa cộng sản. Cái thông điệp chính Vượt Sóng chuyên chở là hai chữ “Tình Yêu”. Tình Yêu giữa những người ruột thịt trong gia đình, Tình Yêu giữa con người với con người!. Tình yêu hàm chứa những điều bí ẩn và Journey From The Fall đã giúp chúng ta khám phá ra những bí ẩn đó của tình cảm yêu thương đối với người ruột thịt và đối với người chung quanh...”

Nguyễn Long tốt nghiệp ngành Mỹ thuật. Anh là họa sĩ kiêm điêu khắc gia, có bằng Master of Fine Arts về Hội họa (và thêm bằng kỹ sư Công Chánh nữa), từng có một vài cuộc triển lãm riêng lẻ hay chung với các họa sĩ hay điêu khắc gia khác, trong đó, phải kể đến cuộc triển lãm họa phẩm ấn tượng tại Viện Mỹ Thuật San Jose có tên là “Tales of Yellow Skin” (Chuyện Da Vàng).

Diễm Liên (vai Mai Nguyen)

Mặc dầu Diễm Liên là một ca sĩ rất “ăn khách”, nhưng cô đã hy sinh cả vài tháng trời để đóng phim “Journey From The Fall”. Diễm Liên chào đời ở Đà Lạt, đến Hoa kỳ năm 1990 và chưa đầy 10 năm sau, cô trở thành ca sĩ hàng đầu của nền ca nhạc Việt nam tại Hoa kỳ.

“Chả bao giờ tôi nghĩ đến chuyện đóng phim cả”, Diễm Liên kể tiếp, “Khi nhà sản xuất phim Nguyễn Lâm ngỏ ý mời tôi đóng thử, tôi nghĩ bụng ông này đúng là… khùng.” Vậy mà khi nhập cuộc, Diễm Liên diễn xuất tự nhiên một cách ngon lành. “Tôi tin tưởng vào đạo diễn. Tôi cố diễn xuất đúng theo những gì đạo diễn chỉ dẫn. Nhiều cảnh tôi đóng thành công đều nhờ sự chỉ dẫn của đạo diễn Trần Hàm.”

Diễm Liên cư trú tại Nam Cali. với chồng và con trai bốn tuổi. Sau khi phim hoàn tất, cô trở lại sân khấu ca nhạc tiếp tục sự nghiệp ca hát của cô rất thành công trong những buổi trình diễn trên khắp thế giới.

Nguyễn Thái Nguyên (vai Lai Nguyen)

Thái Nguyên sinh trưởng tại một vùng quê thuộc tỉnh Cà Mâu. Chuyện của gia đình em mang đầy tính chất bi thảm mà những nhà viết truyện phim dù có óc tưởng tượng phong phú đến đâu cũng không thể hình dung ra nổi.

Ông nội và cha em đều là sĩ quan Hải quân QLVNCH. Sau ngày Saigon bị Việt cộng xâm lăng, ông nội em bị bắt đi “học tập cải tạo”, 12 năm sau mới được thả về. Đó là năm 1987. Ông lập tức tìm cách vượt biển, đi trót lọt đến một trại tị nạn Đông Nam Á, sau đó được cho đi định cư tại Hoa kỳ, tiểu bang California. Thời gian sau khi ông nội Nguyên còn ở trong tù, năm 1980, đến lượt cha em bị Việt cộng bắt vì tham gia một tổ chức “hoạt động chống phá cách mạng”, bị chúng giam cầm 11 năm. Năm 1991 cha em được thả. Năm sau Nguyễn Thái Nguyên ra đời.

Là tài tử nhỏ tuổi nhất trong Journey From The Fall, Thái Nguyên nhờ đó mà hiểu rõ hơn về giá trị của tình cảm gia đình. Ông nội em kể, “Trong lúc đóng phim, Thái Nguyên thường hỏi tôi về những tình tiết trong truyện phim và tôi giảng giải cho cháu. Cháu đã hiểu ra những nỗi khổ nhục trong cảnh tù đầy mà cha cháu đã trải qua, cùng những hy sinh mà cha mẹ cháu đã gánh vác để cháu có một tương lai tươi sáng. Đó cũng là những bước đi trong “hành trình” của đời Thái Nguyên vậy.”

Đoàn Khánh (vai thuyền trưởng Nam)

Đoàn Khánh một lần qua Cali. chơi, đến khu Little Saigon, tình cờ được người bạn khuyến khích đóng thử một vai trong Journey From The Fall. Anh nồng nàn phát biểu, “Phim này như thật! Truyện phim đã gây cho tôi một nỗi xúc động sâu xa. Nó lột tả được tất cả sự điêu đứng hoạn nạn và khổ đau đồng bào tôi gánh chịu. Nó giúp chúng ta thấu hiểu lịch sử đất nước và giúp thế giới hiểu rõ thảm trạng của thuyền nhân Việt trốn chạy cộng sản.” Đoàn Khánh đóng phim khi anh mới vừa đến Mỹ được bốn năm. Anh nói, “Tôi đóng vai này không mấy khó, đó là vai một người vừa rời Việt Nam đến Hoa Kỳ…! Chỉ giản dị thủ vai của chính mình mà thôi”.

Cát Ly (vai Phượng)

Tên tuổi Cát Ly đã được nhiều người biết đến trước khi cô xuất hiện trong phim Journey From The Fall, vai Phượng. Sáu năm trước, Cát Ly đã thành danh trong lãnh vực trình diễn ca nhạc Việt nam và là ngôi sao sán lạn trong những chương trình nhạc hội.

Cát Ly cho biết diễn xuất trong Journey From The Fall là cơ hội cho cô khám phá ra sinh mệnh và giòng lịch sử đất nước, nguồn gốc của chính mình, sự hình thành của cộng đồng Việt nam tại hải ngoại mà cô chưa từng được nghe ai nói đến hay được xem trình chiếu trên màn ảnh. “Trước đây tôi không biết nhiều như bây giờ, đó là nhờ cuốn phim này”. Cát Ly nói thêm, “Tôi nghĩ với thế giới, cuốn phim phải có một chỗ đứng xứng đáng vì đó là trang sử ghi lại ngày tang thương của Saigon thất thủ cùng nỗi điêu linh khổ nhục của người Việt tị nạn. Nó có một cái gì đó nói lên được toàn bộ khía cạnh nhân bản của con người.”

Cát Ly từ giã phim trường về Nam Cali., trở lại với nghề ca hát của cô, sự thành công có thể nói nhờ đó mà vượt cao hơn trước nữa.

:: CHUYÊN VIÊN ::

Nguyễn Lâm (Producer)

Nguyễn Lâm sinh quán Vĩnh Long. Anh lớn lên tại nơi này, cùng gia đình đền định cư tại Mỹ năm 1989 Năm 1996, anh được giải Emmy dành cho sinh viên ngành điện ảnh (Student Emmy Award), một giải điện ảnh có tầm vóc quốc tế tổ chức tại Chicago với phim Nostalgic (Tình Hoài Hương). Anh à một trong những người thành lập NonLa Films (Nón Lá), đạo diễn và sản xuất trên 40 cuốn phim Video ca nhạc cho Vân Sơn Entertainment từ năm 1996.

Năm 1999, Nguyễn Lâm gia nhập nhóm thoại kịch Club o’Noodles Theater Group. Chính tại nơi này anh đã gặp đạo diễn Trần Hàm, giúp Trần Hàm dựng phim The Anniversary (Ngày Giỗ) để Trần Hàm dùng làm phim luận án lấy bằng Master of Fine Arts. The Anniversary đã chiếm tổng cộng hơn 25 giải thưởng quốc tế và được liệt vào danh sách 10 phim hàng đầu dự tranh giải Academy Awards năm 2004. Nguyễn Lâm tâm sự, “Là một người làm phim còn ít tuổi, tôi xem việc thực hiện Journey From The Fall mang một ý nghĩa quan trọng bởi tôi quan niệm, những người thuộc thế hệ trẻ phải biết họ xuất xứ từ đâu và tại sao họ lại có mặt trên đất nước này. “Vượt Sóng” là phim tài liệu ghi nhận một biến cố lịch sử của Việt nam mà chúng ta cần phải nói cho tất cả mọi người trên thế giới hiểu rõ.”

Trần Hàm (Writer/Director )

Đạo diễn Trần Hàm sinh tại Saigon, đến Mỹ năm 1982 cùng cha mẹ qua chương trình đoàn tụ gia đình “Ra Đi Theo Trật Tự” (Orderly Departure Program). Trần Hàm đã tìm tòi học hỏi các bộ môn văn nghệ như soạn kịch, làm thơ, âm nhạc, hội họa, điện ảnh và video hầu đi vào những lãnh vực này để tìm tòi, góp nhặt dữ kiện, chắp nối, dựng lại những mảnh vỡ lịch sử hay văn hóa của cộng đồng người Việt bị đánh mất hay vừa tân tạo.

Trần Hàm mới tốt nghiệp bằng Master of Fine Arts về Điện Ảnh và Truyền Hình tại trường Đại học UCLA với một số phim ngắn được trao tặng những giải thưởng cao quý. Phim của anh được danh dự chọn vào chung kết giải thưởng quốc gia Student Academy Awards liên tiếp hai năm với phim The Prescription and Pomegranate. Cuốn phim trình làm luận án của anh là phim “Ngày Giỗ” (The Anniversar) trúng giải phim xuất sắc trong kỳ Đại hội Điện Ảnh Hoa Kỳ dành cho loại phim ngắn, sau đó còn được liệt vào danh sách dự tranh giải Academy Awards năm 2004 dành cho những phim sôi động và hay nhất.

Guillermo Rosas (Cinematographer)

Guillermo Rosas là một chuyên viên thâu hình có nhiều năm kinh nghiệm và rất nổi tiếng. Anh được giới làm phim biết đến khá nhiều, đặc biệt trong lần được đề cử tranh giải Academy Awards với phim Before Night Falls. Văn phòng chính của Rosas đặt ở Mễ Tây Cơ nhưng anh làm việc với những đạo diễn tên tuổi trên khắp thế giới, như đạo diễn Peter Weir với những phim Master and Commander và The Far Side of The World; đạo diễn Tony Scott, phim Man on Fire và đạo diễn James Cameron, phim Titanic.

Rosas qua Việt Nam năm 1979 và anh rất yêu thích Việt Nam. Anh được cử qua thâu hình cho cuốn phim tài liệu về chương trình thực phẩm cứu trợ “Food Relief Expedition” của chính phủ Mễ. Cũng vì lòng yêu mến Việt nam đó, Rosas trở lại quay The Anniversary, phim luận án của đạo diễn Trần Hàm. Sự hợp tác mới mẻ này đã đem lại cho anh thêm một số giải thưởng về hình ảnh. Anh trở lại và đã quay thêm những thước phim có dàn cảnh táo bạo hơn.

Julie Kirkwood (Cinematographer)

Sau khi lấy được mảnh bằng nhiếp ảnh về tĩnh vật (still photography) từ Center for Creative Studies ở Detroit, Julie Kirwood bắt đầu sự nghiệp chuyên môn của cô với chức phụ tá thâu hình cho một số công ty điện ảnh lớn nhỏ, kể cả những hãng chuyên về quảng cáo thương mại. Suốt mấy năm cô đi lại như con thoi giữa Detroit và Los Angeles để làm việc. Julie đã quá mệt mỏi vì vất vả đi lại như thế, phải sống kiểu cơm đường cháo chợ, ngủ nhờ trên ghế salon nhà bạn hữu. Do đó Julie uể oải, công việc bị xuống dốc, năng xuất kém. Một trong những phim Julie Kirwood thâu hình, phim Come Nightfall do Abigail Severance đạo diễn, đã được chọn tham dự đại hội điện ảnh Sundance năm 2002. Bắt đầu từ đó, Julie đảm trách việc thâu hình cho một vài phim được những giải thưởng khác nhau, trong đó có phim End of A Dog, đạo diễn bởi John Morgan, và phim Outside, đạo diễn Jenn Kao chiếu trên chương trình Showtime năm 2004. Hình ảnh do Julie Kirwood quay trong phim Outside đã lọt mắt xanh đạo diễn Trần Hàm và anh mời Julie hợp tác thực hiện Journey From The Fall..

Tommy Twoson and Mona Nahm (Production Designers - Thailand/USA)

Mona Nahm người Thái Lan, sinh trưởng tại thủ đô Bangkok, di cư qua Mỹ năm 1983. Mười năm sau Mona trở lại Bangkok thăm nhà và cô đã ở lại đây sáu năm làm việc cho một công ty điện ảnh Thái.

Mona Nahm đã thực hiện phim Be Very Quiet và được giải phim xuất sắc nhất năm 2004 trong Đại hội Điện ảnh Silverlake Film Festival. Phim này sau đó cũng được liên tiếp trao tặng các giải Bangkok International Film Festival, 29th Cleverland International Film Festival, và 10th International Women’s Film Festival ở Dortmund, Đức quốc. Con số những phim ngắn được giới điện ảnh quan tâm nhiều như thế đã gây chú ý cho Oxide Pang, đạo diễn phim The Eye. Oxide Pang đã đưa Julie trở lại Thái đạo diễn cuốn phim đầu tiên của cô, phim The Remaker, dự trù sẽ trình chiếu vào năm 2005.

Ngoài công việc đạo diễn, Mona Nahm còn yêu thích làm phân cảnh. Cô đã viết phân cảnh cho trên hai chục cuốn phim ngắn, một phim quảng cáo thương mại và hai cuốn video âm nhạc cho hãng Warner Brothers. Cuối năm 2004, Mona Nahm về lại Thái để xem xét và hoàn tất phim The Remaker. Lần trở về này lại đúng lúc xảy ra trận tàn phá của sóng thần Tsunami tại Đông Nam Á.. Cô đã ở lại, tình nguyện tham gia cứu trợ nạn nhân bị thiên tai và nhân đó, quay một phim tài liệu về sự cứu trợ và tái thiết một ngôi làng bị thiệt hại nặng nề nhất tại ngôi làng có tên Bản Nam Ken, vùng cận duyên Thái Lan.

Bao Tranchi (Costume Designer)

Cô bé thuyền nhân tị nạn Trần Chi Bảo ngày xưa, có bao giờ ngờ hôm nay lại góp bàn tay dựng một cuốn phim vẽ lại hình ảnh đúng với mảnh đời thực của chính mình? Lúc còn bé, Chi Bảo chứng kiến mẹ cô làm việc quá sức vất vả trong một xưởng may và cô thề sẽ đưa mẹ thoát ra khỏi cái thế giới cơ cực đã làm mẹ mình suy sụp tinh thần.

Chi Bảo theo học ngành Vẽ Kiểu Thời Trang tại trường Otis College of Art & Design và đậu thủ khoa. Ngay khi đậu xong, Chi Bảo bắt đầu sự nghiệp làm việc tại các phim trường, vẽ kiểu cho các phim Charlie’s Angels, Queen of the Damned, và Hedwig and The Angry Inch. Năm 2001, Chi Bảo trở thành người đứng đầu nhóm vẽ kiểu trang phục cho tiệm thời trang nổi tiếng Henry Duarte trong Sunset Plaza của kinh đô điện ảnh Hollywood. Cô là người thực hiện những kiểu y trang cho phim Drowned World Tour của Madonna, cho những phim video ca nhạc Destiny’s Child của Janet Jackson.

Chi Bảo đã cùng với Jack Atlantis tổ chức một show triển lãm thời trang do cô vẽ kiểu, “Mercedes Benz Fashion Week” vào mùa Xuân năm 2004 tại Smashbox Studio cho quan khách lược qua. Cuộc trưng bày này được các tạp chí thời trang như Vogue và W. chú ý ngay. Khách hàng của Chi Bảo đều là những ngôi sao tên tuổi như Steven Tyler, Selma Hayek, Naomi Watts, Kelly Clarkson, Bai Ling, Daryl Hannah và Jaine Pressley… Những trang phục do cô phát minh được những tài tử mặc đi dự hội, bước trên thảm đỏ trong các buổi phát giải Oscars, giải Grammys, giải Golden Globe Awards, giải BET, Soul Train Music Awards và giải âm nhạc MTV Awards…

Gordon Banh (Hair/Makeup Artist)

“Phim này đối với tôi cũng như đối với tất cả mọi người trong gia đình, có rất nhiều ý nghĩa lớn lao”, Banh giải thích. Năm lên bốn, Banh đã mang danh một thuyền nhân tị nạn. Anh vượt biển bằng thuyền và đến Mỹ cùng với ba anh em ruột. Banh yêu nghệ thuật. Ngay từ lúc còn nhỏ, anh rất mê vẽ. Thế rồi năng khiếu thiên phú về hội họa tự nhiên phát triển theo thời gian. Anh theo học Fashion Institute of Design and Merchandising (FIDM) và tốt nghiệp với bằng vẽ kiểu thời trang.

Sau đó Banh được học bổng theo học ngành thẩm mỹ tại Westmore Academy of Cosmetic Arts. Hiện Banh làm giảng viên của học viện này, dạy môn trang điểm thẩm mỹ. Với 15 năm kinh nghiệm về điện ảnh, truyền hình, video ca nhạc, nghệ thuật quảng cáo, thương mại, Gordon Banh là khuôn mặt quen thuộc trong giới văn nghệ trình diễn của người Việt tại thủ đô tị nạn. Anh hợp tác với hầu hết các công ty làm video ca nhạc giải trí như Thúy Nga Paris By Night, Asia, và Vân Sơn. Thân chủ quảng cáo thương mại chính của Gordon là Nissan, Michelob Beer, Lamps Plus, BBOXcosmetics, Blockbuster Video, và Kawasaki Motors. Những thân chủ nổi tiếng của Gordon là Wayne Brady, Lisa Ling và Narai.

Gordon nói, “Tôi thấy phim này đã vượt quá phạm vi nghề nghiệp của mình... Đó là phương tiện giúp cho ta nói lên bằng hình ảnh, giá trị của nghệ thuật hóa trang dùng diễn tả trạng thái nội tâm của con người, diễn tả nổi đau thương bi đát của những thuyền nhân tị nạn Việt nam.”

Christopher Wong (Music Composer)

Christopher Wong có bằng B.A. về âm nhạc. Anh chuyên soạn nhạc cho trường đại học UCLA từ năm 1998. Thời gian ở UCLA, Christopher học lý thuyết với giáo sư Roger Bourlan, học về đại hòa tấu và viết hòa âm với nhạc sư Paul Reale, cố vấn chuyên môn của nhạc trưởng James Hormer và Christopher Young. Trong giai đoạn cuối của chương trình, Christopher Wong được đặc biệt tuyển chọn làm môn sinh, học riêng với nhạc trưởng lừng danh Jerry Goldsmith, người được giải Academy Awards về âm nhạc.

Christopher Wong đã viết nhạc nền cho ba phim dài, mười một phim ngắn, nhiều phim quảng cáo thương mại, phim phụ chiếu sau kịch bản, và một số phim tài liệu, trong đó có phim The Anniversary mà đạo diễn Trần Hàm dùng làm luận án tốt nghiệp. Ngoài ra, Christopher Wong đã viết xong phần nhạc đệm cho ba vở kịch dài và đang viết dở dang cho vở thứ tư. Hiện Christopher cũng đang biên soạn một chương trình nhạc trình tấu vĩ cầm với nữ nhạc sĩ tài danh Nicole Garcia đảm trách phần độc tấu.

James Berek (Sound Designer)

James Berek khởi đầu sự nghiệp của anh với nghề chuyên môn chỉnh tạo âm thanh nổi cho phim ảnh, như âm thanh của phim Time Squad của công ty sản xuất phim hoạt họa Cartoon Network là một. Anh tiếp tục theo đuổi ngành chuyên môn này với những phim truyện dài và phim quảng cáo thương mại. Năm 2001, James Berek sáng lập công ty HearFilm ngay tại Hollywood, California. HearFilm cung cấp tất cả mọi loại âm thanh cho vô số phim quảng cáo thương mại, thí dụ như McDonalds, Sprint Long Distance, Puma, Valvoline và rất nhiều thân chủ danh tiếng khác. James cũng cung cấp toàn bộ hệ thống điều dụng âm thanh cho những phim ngắn trúng giải trong các kỳ đại hội điện ảnh, như phim The Anniversary (Ngày Giỗ) của Trần Hàm được hai lần giật giải Student Academy Awards. Anh cũng là người chế tạo và chăm lo việc định chuẩn âm thanh cho phim The Lift của Jason Allen, đoạt huy chương Vàng (Gold Award) về loại phim action ngắn hay nhất trong đại hội điện ảnh WorldFest ở Houston..

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Góc nhỏ của anh 3 Giang

Post by linhgia »


Cộng Đồng Người Việt Thủ Đô
Tưởng Niệm 30 Năm Quốc Hận



Rợp trời cờ vàng
(ảnh Đậu Thanh Vân).


(Hoa Thịnh Đốn-VATV) Trung tâm thương mại Eden tại thành phố Falls Church, tiểu bang Virginia, là trung tâm thương mại tấp nập nhất tại miền Đông Hoa Kỳ. Khỏang 46,791 người Việt Nam sinh sống và lập nghiệp tại khu vực thủ đô Hoa Thịnh Đốn và vùng phụ cận gồm Virginia và Maryland.

Ngày chủ nhật 24 tháng 4 năm 2005, nhiều đồng hương không thể kiếm được chỗ đậu xe khi họ đến trung tâm thương mại Eden. Ngay từ lúc vào cổng, họ đã thấy biểu ngữ kêu gọi tham dự tưởng niệm 30 năm ngày Quốc Hận 30 tháng 4 của Cộng Đồng Việt Nam vùng Thủ Đô Hoa Thịnh Đốn. Các tờ báo của địa phương cũng đăng đầy đủ tin tức về các chươngtrình dự định cho ngày Quốc Hận 30 tháng 4.

Cách đây 30 năm, Ngày 30 tháng Tư năm 1975, khi Sàigòn rơi vào tay chính quyền Cộng Sản, đã có 125,000 người Việt bằng mọi phương tiện đã tìm cách rời Việt Nam đến Hoa Kỳ để xin tỵ nạn chính trị. Những người không may mắn còn ở lại, đã hoang mang lo sợ nhìn những chiến binh cộng sản vào hô hào xây dựng một thiên đàng cộng sản độc lập, tự do, hạnh phúc. Không lâu sau đó, khoảng 750,000 người Việt Nam bị đưa đi giam giữ trong các trại cải tạo. Hằng triệu thân nhân của họ bị ép buộc rời thành phố đi xây dựng vùng kinh tế mới. Năm 1978, sau ba năm sống dưới thiên đường xã hội chủ nghĩa này, đợt sóng đầu tiên của 85,000 người không chịu nổi sự hà khắc với các nhà tù rải rác khắp nơi, sự đói khổ với những khẩu phần lương thực, và sự đàn áp khắt khe về tôn giáo, lại tiếp tục rời bỏ quê hương trên những thuyền mỏng manh không đủ sức chịu đựng của sóng gió trên biển cả. Những năm sau đó, hàng triệu người Việt Nam cả miền bắc lẫn miền nam đã vựợt biên bằng đường biển dọc từ miền bắc vào miền nam, họăc bằng đường bộ qua biên giới ở phía bắc qua Trung Quốc và ở phía nam qua Thái Lan và Kampuchia.Theo ước lượng của Liên Hiệp Quốc, cái giá phải trả cho những ước mong tự do này là khỏang 500,000 đến 600,000 ngừời đã chết trên biển cả.

Ứơc mong tự do và hạnh phúc đơn giản của một kiếp người đã bị bóp nghẹt tại quê hương. Người Việt Nam yêu tự do đã chọn cho mình con đường rời Việt Nam đi tỵ nạn, dù phải bắt đầu lại bằng hai bàn tay trắng, dù phải xa rời nơi chôn nhau cắt rốn, dù phải ra đi để lại những người thân yêu nhất, dù phải nghe những điều mình không hiểu, dù phải nói những ngôn ngữ không phải là ngôn ngữ sử dụng từ lúc mới sanh, dù phải làm những nghề chỉ cần để tồn tại qua ngày, dù phải sống một cuộc sống tha hương xa lạ nơi xứ người.

30 năm, qua nhiều hy sinh và nỗ lực để tồn tại, thích nghi và thăng tiến, Cộng Đồng Người Việt Hoa Thịnh Đốn đã tìm được chỗ đứng của mình trong xã hội Hoa Kỳ. Tại thủ đô Hoa Thịnh Đốn, người Việt tham gia vào hầu hết các cơ cấu chính quyền, tổ chức chính trị liên bang Hoa Kỳ. Chính quyền đia phương nhìn nhận những sự đóng góp của Cộng Đồng Việt Nam vào sự thịnh vượng kinh tế cho địa phương cũng như những giá trị truyền thống đặc thù về văn hóa.

Trung tâm thưong mại Eden là nơi chứng tỏ sư thành công và thịnh vượng của Người Mỹ gốc Việt tại thành phố Falls Church, Virginia. Chính tại địa điểm này cũng là nơi đã diễn ra các buổi biểu dương chính trị xác định vị thế riêng biệt của cộng đồng Người Mỹ gốc Việt. Ngày 19 tháng 6 năm 2002, Thống Đốc tiểu bang Virginia, Mark Warner công nhận ngày này là Ngày Chiến Sĩ Tự Do của Người Mỹ Gốc Việt. Ngày 14 tháng 4 năm 2003, thành phố Falls Church Virginia thông qua Nghị Quyết công nhận Lá Cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là Lá Cờ Chính Thức của Cộng Đồng Mỹ Gốc Việt tại thành phố Falls Church. Ngày 7 tháng 7 năm 2003 quận hạt Fairfax, Virginia thông qua nghị quyết công nhận cờ Vàng Ba Sọc Đỏ là lá cờ chính thức của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt. Ngày 3 tháng 10 năm 2004, thủ phủ Richmond của tiểu bang Virginia thông qua Nghị Quyết công nhận Cờ Tự Do và Di Sản là Lá Cờ Biểu Tượng của Cộng Đồng Người Mỹ Gốc Việt.

Cộng Đồng Việt Nam Vùng Hoa Thịnh Đốn, đã, đang và tiếp tục xây dựng cho mình môt tập thể của những người yêu chuộng và tôn trọng những giá trị dân chủ tự do của quốc gia Hoa Kỳ. Không chấp nhận chế độ cộng sản tại Việt Nam. Vạch mặt sự giả dối, độc tài và đàn áp của người cộng sản trước dư luận thế giới. Bảo vệ chính nghĩa của những người Việt Nam đã chiến đấu và hy sinh cho lý tưởng tự do. Ủng hộ những phong trào tranh đấu cho tự do dân chủ tại quê nhà. Giáo dục nuôi dưỡng một thế hệ trẻ hải ngọai biết nghĩ đến nguồn gốc và tương lai của dân tộc.

Những người Việt Nam Hải Ngọai yêu quê hương luôn ôm ấp một ước vọng được nhìn thấy một quê hương tự do do một cơ cấu chính quyền tôn trọng nhân quyền và nhân phẩm cho mọi người dân. Những người Việt Nam Hải Ngọai luôn tìm kiếm những phương cách để giúp đỡ quê hưong không phải chỉ bằng những ngọai tệ về giúp cho người thân hay chỉ bằng những quyên góp từ thiện cho những chương trình về quê hưong giúp đỡ những trẻ em tàn tật hay người già bị bỏ rơi trong xã hội.

Người Việt Hải Ngọai với những thành công về kinh tế, chính trị, kỹ năng và chuyên môn không bao giờ mất một niềm tin sẽ có ngày nước Việt Nam yêu dấu sẽ được tự do và có cơ hội trở về quê hương đóng góp cho một quê hương đang cần vượt qua sự nghèo nàn, lạc hậu, và lỗi thời về chủ thuyết chính trị.

30 năm trưởng thành trong một xã hội năng động và nhiều thách đố, Người Việt Hải Ngọai không quên những đồng bào ruột thịt tại quê nhà đang cần dân chủ và nhân quyền là những yếu tố căn bản cho một nước Việt Nam tiến kịp với trào lưu tiến bộ của thế giới.

(Lê Thanh Châu)
Last edited by linhgia on Mon Aug 21, 2006 2:35 am, edited 1 time in total.

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Re: Góc nhỏ của anh 3 Giang

Post by linhgia »

FORGOTTEN WARRIOR


He lives alone In the hills and the trees
He bares his soul to the cool mountain breeze
He talks to the Spirit He listens to the Wind
They shield him from memories Buried deep within
The world has forgotten The sacrifice he made
The scars he bears remind him Of the high price he paid
Freedom is not given But with blood it has been bought
By warriors such as he And by the wars they fought
We can’t forget our warriors Or let them die in vain
But with respect and honor We can help to ease their pain
Our Freedom will be taken If no one will defend
God bless our Forgotten Warriors Who live to fight again


Phỏng dịch văn xuôi.

Minh Chau





Người Chiến Binh bị lãng quên

Anh sống cô đơn trên những đồi thông hiu quạnh
Anh thả hồn bay theo luồng gió núi lạnh câm
Anh làm bạn với hồn ma và tiếng gió với mây ngàn
Giúp anh quên những kỷ niệm chìm sâu trong dĩ vãng
Thế giới đã quên lãng người lính trận hy sinh
Với các thương tích anh đã mang đầy mình
Tự do không phải ai cho mà tự nhiên có,
Phải trả giá đắt bằng máu xuơng trong chiến cuộc
Bởi những người chiến binh anh dũng chốn sa trường
Chúng ta không thể quên người lính chiến đáng thương
Hay để họ hy sinh vô nghĩa ngoài chiến địa
Chúng ta phải kính nể và vinh danh người lính trận
Hầu giúp họ xoa dịu sự đau khổ gian truân
Tự do sẽ mất đi nếu không ai bảo vệ nó
Cầu xin Ơn trên hãy ban phép lành
Giúp người chiến binh lại tiếp tục đấu tranh .

User avatar
khieulong
Posts: 6758
Joined: Wed Dec 01, 2004 9:09 pm
Been thanked: 1 time

Post by khieulong »

TÌNH KHÚC TRÚC PHƯƠNG
Tiếng Hát : Tâm Đoan và Phương Diễm Hạnh

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

khieulong wrote:TÌNH KHÚC TRÚC PHƯƠNG
Tiếng Hát : Tâm Đoan và Phương Diễm Hạnh

Cám ơn anh Sáu nhé,

Nghe nhạc nhớ Saigon quá

Giang già

User avatar
VuPhong
Posts: 2913
Joined: Wed Dec 01, 2004 4:28 pm

Post by VuPhong »

30 Năm Trưởng Thành Ngày 30-4-75 Saigon thất thủ, chẳng thể nào quên. Từ nhiều tuần qua, đọc những bài báo rất xúc tích về những gì xẩy ra trước đó, nhất là thảm cảnh của người dân sau khi CSVN chiếm miền Nam Việt Nam, lòng tôi thấy rạt rào thương cảm, nhưng cũng hứng khởi xiết bao về những trận đánh hào hùng của quân đội VNCH năm xưa trước khi thất bại vì thế cô lực yếu trước sức mạnh tàn bạo của quân thù. Chúng tôi chỉ muốn ghi thêm về nỗi thống khổ của thân nhân những người vượt biên vượt biển đã mất tích không tìm thấy xác, con số bao nhiêu người đến nay vẫn chưa thống kê được đầy đủ. Hãy thắp nén hương lòng trước vong hồn những nạn nhân này. Sự căm hận đối với chế độ độc tài cộng sản, dù nhiều dù ít tùy theo hoàn cảnh và kinh nghiệm của từng cá nhân, vẫn không lúc nào nguôi, đó là điều dễ hiểu. Riêng gia đình tôi cũng có hai cái tang. Đó là người con dâu trưởng và đứa cháu nội đầu lòng chưa đến 5 tuổi đã chết mất tích trong một chuyến vuợt biển năm 1981. Tôi vẫn ghi nhớ ngày ra đi của hai mẹ con cháu. Tôi muốn nhấn mạnh ở đây những người đã ra đi như vậy vì tị nạn cộng sản chớ không phải vì lý do kinh tế. Không có ai liều mạng sống của mình chỉ vì muốn kiếm ăn.

30 năm nhìn lại, một chặng đường dài. Nhưng chúng ta không thể bám lấy quá khứ để mà sống. Quá khứ chỉ là những bài học kinh nghiệm cần thiết cho hiện tại và nếu không thích ứng được với hiện tại, làm sao có thể định hướng được tương lai. Cộng đồng người Việt chúng ta ở hải ngoại tính chung đã được 30 tuổi. Đó là tuổi trưởng thành, vì như các cụ Việt Nam thời xưa thường nói “Tam thập nhi lập”, nghĩa là 30 là tuổi lập công danh sự nghiệp. Trong các cộng đồng người Việt ở Mỹ, những trường hợp thành đạt của cá nhân và gia đình nhiều không thể kể hết. Cộng đồng của chúng ta, tuy người ít so với số người đông đảo định cư từ lâu của những cộng đồng khác, vẫn là một tập thể phát triển mau và mạnh hơn cả. Động cơ của sự phát triển đó trước hết là nhờ những bài học kinh nghiệm gian khổ đã qua. Kế đến cũng nhờ dân tộc tính cần cù kiên nhẫn và bản chất hiền lương, hiếu học, dễ thích ứng với hoàn cảnh cuộc sống mới đã giúp chúng ta hội nhập mau lẹ với xã hội nước Mỹ. Chúng ta đã có đến ba thế hệ ở Mỹ: già, trung niên và trẻ. Già có công khai phá, trung niên có công xây dựng, nhưng quan trọng nhất vẫn là giới trẻ, vì đó là tương lai của chúng ta.

Cộng đồng người Việt đã tiến bộ rất nhiều trong các lãnh vực hoạt động thuộc đủ mọi ngành nghề. Về thương mại, những cửa hàng tiểu thương mọc đã ra như nấm từ lâu, và bây giờ thấy xuất hiện những công ty kinh doanh lớn nhỏ với nhiều triển vọng khả quan. Về khoa học kỹ thuật, chúng ta đã có những nhà bác học, những giáo sư, các chuyên gia cấp cao, kể cả những nhà khảo cứu ở những Đại học danh tiếng của Mỹ. Về đời sống chính trị, chúng ta đã tích cực tham gia các cuộc bầu cử, sử dụng quyền đi bầu như mọi công dân Mỹ khác. Đặc biệt những năm gần đây đã có những người gốc Việt được bầu vào những cơ quan dân cử ở địa phương cũng như ở tiểu bang. Trong những cuộc bầu cử sắp tới chúng tôi nghĩ sẽ còn nhiều người gốc Việt ra tranh cử. Đây là những dấu hiệu rất phấn khởi, một cộng đồng mạnh cần phải có tiếng nói mạnh bênh vực quyền lợi của mình để phát triển thêm nữa. Sự gia tăng hoạt động trong chế độ tự do dân chủ chứng tỏ chúng ta đã trưởng thành về chính trị.

Tất cả những người ra đi tị nạn cộng sản đều có một điều tâm niệm hướng về quê cha đất tổ, mong làm sao Việt Nam sớm có một chế độ tự do dân chủ. Về mặt này sức mạnh của cộng đồng chúng ta như thế nào? Từ lâu tôi vẫn nghĩ đây là một sức mạnh thầm lặng. Họ không đánh trống khua chiêng, tối ngày la lối những khẩu hiệu đao to búa lớn để chứng tỏ ta đây chống cộng hơn ai hết. Sức mạnh thầm lặng khác với đa số thầm lặng. Ở những nước độc tài, đa số thầm lặng là đa số sợ hãi đòn trả thù nên phải câm nín. Ở Mỹ cộng đồng người Việt mạnh, nhưng họ thầm lặng không phải vì sợ mà để nhìn xem những người coi như đại diện cho họ đã tranh đấu chống cộng như thế nào. Sức mạnh thầm lặng không có nghĩa là sức mạnh thụ động. Trái lại sức mạnh thầm lặng có năng động tiềm tàng, khi cần nó sẽ bùng lên dữ dội như kinh nghiệm quá khứ đã cho thấy. Điều cộng đồng quan tâm là âm mưu của cộng sản đang tìm cách gây chia rẽ và sự xung đột giữa một số phần tử đấu tranh nếu đi quá trớn có thể rơi vào bẫy của cộng sản.

Trong bất cứ xã hội dân chủ nào sự ganh đua tài và trí, sự cạnh tranh thương trường cũng như tranh cãi chính trị trong vòng luật định không chỉ là chuyện thường tình mà còn là cần thiết để xã hội đó tiến lên. Thế nhưng khi tranh chấp dùng những thủ đoạn hạ cấp, nhục mạ hay chụp mũ quàng xiên đó là điều đáng tiếc. Cũng may những hành động tiêu cực như vậy chỉ có một thiểu số quá yếu, không ảnh hưởng đến cộng đồng. Ai chia rẽ thì cứ chia rẽ, cộng đồng người Việt vẫn không chia rẽ chút nào. Thiểu số đó bị gạt ra ngoài dòng chính lưu của cộng đồng và giới truyền thông hải ngoại, cũng như những trẻ chậm trí khôn bị dòng đời bỏ lại bên bờ. Nhiệm vụ chính yếu của báo chí tiếng Việt hải ngoại là phục vụ cộng đồng trong sứ mạng thông tin nghị luận. Nó chỉ có thể làm hậu thuẫn cho thế đoàn kết đấu tranh chính nghĩa. Nó không thể làm môi trường cho chia rẽ và loạn đả tiêu cực.

Thử thách lớn sẽ đến với chúng ta nhân ngày 30-4 năm nay. Cộng đồng ở khắp nơi đều ủng hộ các cuộc biểu tình đòi hỏi tự do dân chủ cho Việt Nam. Những ban tổ chức, những người lãnh đạo tranh đấu trong dịp này đã cho thấy họ đặt chính nghĩa dân tộc lên trên các tư tưởng bè phái hay các quyền lợi vị kỷ. Chúng tôi mong các cuộc biểu tình chống cộng sẽ diễn ra trong vòng trật tự và nghiêm chỉnh vì cả thế giới đang nhìn vào. Biểu tình là phương pháp quen thuộc để vận động dư luận quốc tế gây áp lực với Hà Nội, cho đến nay hiệu quả chẳng có bao nhiêu. Nhưng với thời thế mới tôi tin còn có những phương pháp khác. Vì chúng ta đã trưởng thành.
Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh

User avatar
linhgia
Posts: 1308
Joined: Fri Dec 03, 2004 9:30 am

Post by linhgia »

VuPhong wrote:30 Năm Trưởng Thành Sơn Điền Nguyễn Viết Khánh
Xin chào mừng anh Vu Phong đến thăm Quán nhỏ nghèo nàn của tôi, anh đã đóng góp bài viết thật hay của bác Sơn Điền một tay bút lão thành của tiểu bang California, rất cám ơn anh Vu Phong

Hi vọng gặp anh thường xuyên

Thân mến

Giang già

Post Reply