CO QUAN PHAN GIAN CONG SAN VN MO CHIEN DICH TAN CONG

Những đề tài nóng của Thời Sự. Các bài viết lượm nhặt trên Net ở nơi đây chỉ dùng để tham khảo không phải là chính kiến riêng của nhóm phụ trách.

Moderators: CayQueo, phu_de

Post Reply
LE HAN SINH
Posts: 8
Joined: Thu Jul 06, 2006 8:59 pm

CO QUAN PHAN GIAN CONG SAN VN MO CHIEN DICH TAN CONG

Post by LE HAN SINH »

Đây là bài báo đăng từ quốc nội,


Tháng 7/2005, tại TP Hải Phòng, Tổng cục An ninh tổ chức hội thảo về chiến công của lực lượng An ninh trong trận đọ sức đầu tiên với cơ quan tình báo Mỹ, chuyên án C30. Đồng chí Thượng tướng Nguyễn Văn Hưởng, Ủy viên TƯ Đảng, Thứ trưởng Bộ Công an đến dự, phát biểu và đánh giá "Đấu tranh thắng lợi chuyên án C30 là một chiến dịch phản gián hoàn hảo; là trang sử vẻ vang của lực lượng ANND".

Mở đầu cho chiến dịch này là Công an TP Hà Nội. Ngay từ giữa năm 1954, khi Hà Nội còn bị tạm chiếm, trinh sát nội thành đã phát hiện một số phần tử là đảng viên Đại Việt được cơ quan tình báo Mỹ tuyển chọn, đưa ra nước ngoài huấn luyện gián điệp để cài lại hòng đánh ta sau chiến tranh. Công an Hà Nội tiến hành ngay các biện pháp trinh sát và chuẩn bị điều kiện "lót ổ". Một số trinh sát xã hội hóa được điều động thâm nhập vào nội bộ Đại Việt, một số quần chúng được xây dựng thành cơ sở tin cậy, sẵn sàng chờ đợi bọn gián điệp trở về móc nối.
Trong thời gian này, Công an Hải Phòng theo dõi các đối tượng có biểu hiện nghi vấn hoạt động gián điệp ở khu vực 300 ngày đã thu được những tin tức về một nhóm gián điệp mới đi học ở nước ngoài trở về, trong đó có tên Đức trú tại 47 phố Ga. Đi sâu điều tra, Công an Hải Phòng làm rõ thêm 2 điệp viên khác đang cùng với Đức hoạt động trên địa bàn Hải Phòng và thường xuyên liên hệ với số đối tượng ở Hà Nội.

Do đã chuẩn bị trước nên các cơ sở và trinh sát xã hội hóa của Công an Hà Nội được bọn gián điệp móc nối ngay khi chúng vừa trở về. Các biện pháp tác động tinh thần được tiến hành ráo riết thông qua các trinh sát xã hội hóa thâm nhập vào tổ chức địch, thúc đẩy điệp viên Nguyễn Đăng Hào và Trần Đức Riu ra đầu thú. Lời khai của hai điệp viên và tài liệu trinh sát giúp cho lực lượng An ninh nắm rõ được âm mưu của cơ quan tình báo Mỹ, nắm chắc được số điệp viên chúng cài lại miền Bắc do Trần Minh Châu (tức Cập) cầm đầu.

Giữa năm 1954, thông qua Đặng Văn Sung, cơ quan tình báo Mỹ tuyển được 15 tên đưa ra đảo Guam đào tạo gián điệp. Tháng 3/1955, chúng đưa 8 tên trở về gồm: Cập, Hào, Đức, Tiềm, Lẫm, Long, Riu, Đích, dừng chân ở Hải Phòng và chia làm 3 tổ hoạt động trên địa bàn 3 thành phố lớn của miền Bắc là Hà Nội, Hải Phòng và Nam Định.

Tại các tỉnh, cơ quan tình báo Mỹ đã xây dựng trước 4 địa điểm làm hộp thư liên lạc cũng như một số đầu mối phụ trách kinh tài và phương tiện hoạt động. Ngoài nhiệm vụ thu thập tin tình báo, tổ chức gián điệp này còn có nhiệm vụ quản lý 8 kho vũ khí chôn giấu bí mật tại Hà Nội và Hải Phòng; xây dựng đội quân ngầm ở nhiều tỉnh, sẵn sàng nổi dậy khi Mỹ Bắc tiến; móc nối đưa người trốn đi Nam; đặt chất nổ phá hoại những công trình kinh tế, giao thông trọng điểm của miền Bắc.

Để chỉ đạo tổ chức gián điệp, cơ quan tình báo Mỹ lập trung tâm chỉ huy tại Sài Gòn gồm 5 tên, do một chuyên gia tình báo Mỹ dày dạn kinh nghiệm có tên Việt Nam là Tư Cụt chỉ huy; lập trạm Nam Bến Hải làm trạm trung chuyển gồm 5 tên, do tên Panh chỉ huy và mở tuyến liên lạc Sài Gòn qua Hồng Kông về miền Bắc để đề phòng con đường vượt giới tuyến bị phong tỏa.

Căn cứ vào tài liệu điều tra, đối tượng đấu tranh của cơ quan An ninh Việt Nam không chỉ là 3 nhóm gián điệp do Trần Minh Châu cầm đầu, mà thông qua chúng để đấu tranh với trung tâm chỉ huy tại Sài Gòn, thông qua chúng để khám phá lực lượng ngầm đã cài lại từ trước cũng như đội quân ngầm chúng có nhiệm vụ móc nối. Địa bàn đấu tranh mở rộng ở hầu khắp các tỉnh miền Bắc qua giới tuyến vào tới Sài Gòn.

Do tính chất nguy hiểm của tổ chức gián điệp, nhiều loại đối tượng tham gia, địa bàn đấu tranh rộng lớn nên Vụ Bảo vệ chính trị Bộ Công an quyết định lập chuyên án, đặt bí số là C30 để tập trung chỉ đạo và tiến hành đồng thời, đồng bộ nhiều biện pháp nghiệp vụ để "Mở rộng điều tra, phát hiện bằng hết số đầu mối của chúng; ngăn chặn âm mưu phát triển lực lượng ngầm và đưa người trốn đi Nam; nắm chắc từng đối tượng, quản lý chặt các kho vũ khí, không để chúng gây ra vụ nổ nào và khống chế liên lạc của chúng với trung tâm chỉ huy".
Trong quá trình tổ chức đấu tranh, Ban chuyên án đã điều động hơn 200 trinh sát bảo vệ chính trị ở hầu khắp các tỉnh của miền Bắc; sử dụng một điệp viên đầu thú, một số trinh sát xã hội hóa và 11 cơ sở tin cậy, tiếp cận, nắm chắc di biến động của từng điệp viên và những cơ sở ngầm của chúng. Qua đó, đã phát hiện hàng chục đầu mối; làm rõ lực lượng ngầm hoạt động tại các tỉnh Hồng Quảng, Nam Định, Hà Nam, Hòa Bình, Hà Nội, Hải Phòng… và dọc tuyến đường vào giới tuyến. Phát hiện và bắt giữ một số đối tượng là sinh viên được chúng giao nhiệm vụ làm giấy tờ giả, đưa người trốn đi Nam. Đặc biệt là đã phát hiện, ngăn chặn kịp thời hai vụ đặt chất nổ phá hoại công trình thủy điện Bắc Hưng Hải và ga xe lửa Hải Phòng của bọn gián điệp.

Mặc dù toán gián điệp bị lực lượng An ninh điều khiển, nhưng trung tâm địch hoàn toàn không biết, chúng tin chắc đang có một lực lượng ngầm hoạt động rộng khắp ở miền Bắc. Chúng quyết định gọi điệp viên vào Nam để trực tiếp nhận chỉ thị và kinh tài để mở rộng hoạt động hơn nữa. "Tương kế tựu kế", Vụ Bảo vệ chính trị chỉ đạo lực lượng An ninh các tỉnh từ Hà Nội đến Vĩnh Linh phối hợp chặt chẽ và đồng bộ, bí mật xây dựng các trạm liên lạc, mở tuyến đường, đưa cơ sở vượt giới tuyến thâm nhập vào trung tâm chỉ huy của cơ quan tình báo Mỹ tại Sài Gòn 5 lần.

Ông Nguyễn Đăng Hào và ông Đỗ Văn Kha đã sống ngay tại trung tâm chỉ huy của cơ quan tình báo Mỹ nhiều ngày, làm việc nhiều lần với tên Tư Cụt và được chúng đặc biệt tin cậy. Khi trở về Bắc, các ông đã đem về nhiều tin tình báo quan trọng thu được ngay tại trung tâm hoạch định các âm mưu của chúng. Đây là sự kiện vô cùng quý giá vì không phải cơ quan tình báo nào cũng có thể thiết kế và thực hiện thành công việc thâm nhập vào cơ quan đầu não của đối phương.

Cuối năm 1958, tổ chức gián điệp do Trần Minh Châu cầm đầu ráo riết tổ chức các hoạt động phá hoại nhằm vào những công trình kinh tế trọng điểm của ta. Để chủ động đối phó với âm mưu mở rộng chiến tranh ra miền Bắc của đế quốc Mỹ, chủ động ngăn chặn các vụ phá hoại, Ban chuyên án quyết định bắt toàn bộ các đối tượng, khai quật 8 kho vũ khí chôn giấu bí mật, kết thúc hoàn hảo chuyên án mang bí số C30

Post Reply